Download miễn phí Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại cụng ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex Group)





 

Lời mở đầu 4

Chương I: Một số vấn đề chung về hợp đồng xuất khẩu và công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 6

I. Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu 6

1. Khái niệm và nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu 6

1.1 Khỏi niệm 6

1.2 Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu 7

2. Khái niệm và sự cần thiết của hợp đồng xuất khẩu 10

2.1 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu 10

2.2 Sự cần thiết của hợp đồng xuất khẩu 11

II. Nội dung của công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 12

1. Xin giấy phộp xuất khẩu 12

2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 13

3. Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu 15

4. Thuê tàu hay lưu cước 16

5. Mua bảo hiểm 17

6. Làm thủ tục hải quan 19

7. Giao hàng xuất khẩu 21

8. Thực hiện cỏc thủ tục thanh toỏn 22

9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 22

III. Các nhân tố chủ yếu tác động tới công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu 23

1. Cỏc nhõn tố chủ quan 23

Cỏc nhõn tố khỏch quan





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ực hiện các thủ tục thanh toán
a)Thanh toán bằng thư tín dụng
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu L/C đó. Nếu L/C không đáp ứng được các yêu cầu này, cần buộc người mua sửa đổi lại rồi ta mới giao hàng.
Khi lập bộ chứng tử thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán triệt là: Nhanh chóng, chính xác, phù hơp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức.
b) Thanh toán bằng cách nhờ thu
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng cách nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để ủy thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền.
Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và nhanh chóng giao cho Ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.
9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếu nại đòi bồi thường, cần có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng (đơn vị nhập khẩu ). Việc giải quyết khiếu nại phải khẩn trương, kịp thời, có tình, có lý.
Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giải quyết bằng một trong những phương pháp sau:
+ Giao hàng thiếu.
+ Sửa chữa hàng hỏng.
+ Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
+ Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hóa giao vào thời gian sau đó.
Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu có thỏa thuận trọng tài) hay tại tào án.
III. Các nhân tố chủ yếu tác động tới công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1. Các nhân tố chủ quan
1.1. Mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng.
Tùy theo mục tiêu của doang nghiệp trong mỗi thương vụ kinh doanh là vì lợi nhuận, vì quan hệ hay vì mở rộng thị trường… mà công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu sẽ được thúc đẩy nhanh hay chậm.
1.2. Khả năng vốn của doanh nghiệp
Vốn là yếu tố hàng đầu quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng.
Vốn là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thuê lao động, đầu tư sản xuất, thu mua tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu. Vốn là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp hiện đại hóa nhằm đáp ứng tốt hơn cho hoạt động của doanh nghiệp.
1.3. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp thể hiện ở cả hai mặt là số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên trong công ty. Một doanh nghiệp có đủ đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong điều kiện mới là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến thắng lợi của doanh nghiệp.
Với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm thì công tác thực hiện hợp đồng sẽ được đảm bảo cả về mặt thời gian và chất lượng nâng cao uy tín của công ty với các bạn hàng.
1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và công nghệ
Để công tác thực hiện hợp đồng diễn ra một cách nhanh chóng và kịp thời thì không chỉ cần có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm mà còn phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật là hệ thống kho tàng, mặt bằng sản xuất, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển… đáp ứng nhu cầu của hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra cũng cần trang bị các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại như máy tính, internet, phần mềm chuyên dụng để phục vụ cho công tác thực hiện hợp đồng; tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện hợp đồng.
2. Các nhân tố khách quan
2.1. Khách hàng
Khách hàng là nhân tố được xem xét đến hàng đầu. Theo quan điểm của marketing hiện đại thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải xuất phát từ khách hàng và nhằm hướng tới khách hàng. Trong kinh doanh nói chung cũng như trong công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng thì sự am hiểu về khách hàng là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động.
2.2. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh được coi là nhân tố có tác động lớn đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; và do đó cũng ảnh hưởng tới công tác thực hiện hợp đồng.
Sự biến động của môi trường kinh doanh sẽ tác động thuận chiều hay nghịch chiều là phụ thuộc vào khả năng thích ứng, sự chuẩn bị của mỗi doanh nghiệp.
2.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Các chính sách về thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái …sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thực hiện hợp đồng. Các chính sách này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường song nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.4 Luật pháp quốc tế
Hiện nay, khi các nền kinh tế tiến lại ngày càng gần nhau hơn thì để có thể điều chỉnh các quan hệ đó mà không có bên nào phải chịu bất lợi thì sự ra đời của các văn bản pháp lý mang tính quốc tế là cần thiết.
Luật pháp quốc tế ở đây được hiểu là hệ thống pháp luật được áp dụng khi điều chỉnh quan hệ của hai chủ thể có quốc tịch hay trụ sở khác nhau. Chúng có thể là: Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế, Tiền tệ pháp hay Luật quốc gia.
Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu thì tức là họ đã tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, chính vì vậy họ không thể đứng ngoài sự điều chỉnh của các văn bản trên.
2.5 Các nhân tố hỗ trợ khác
Sự phát triển của ngành vận tải, của ngành bảo hiểm và của hệ thống ngân hàng sẽ là các nhân tố thúc đẩy công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu được thuận tiện và nhanh chóng.
Ngành vận tải giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian cho công việc vận chuyển hàng hóa. Ngành bảo hiểm giúp cho doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nói chung cũng như công tác thực hiện hợp đồng nói riêng. Hệ thống ngân hàng giúp cho việc thanh toán diễn ra một cách thuận lợi, họ còn đưa ra các thông báo hữu ích cho doanh nghiệp khi tiến hành các giao dịch với các công ty nước ngoài.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HAPROSIMEX GROUP
I. Giới thiệu chung về công ty Haprosimex Group
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex Group) được thành lập theo quyết định số 528/UBND-QĐ ngày 29/01/1993 của UBND TP. Hà Nội với số vốn điều lệ là 200 tỷ. Đây là loại hình doanh nghiệp 100 % vốn Nhà Nước chịu sự quản lý của UBND TP.Hà Nội, lĩnh vực hoạt động chính là sản x...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top