baby_uyen2003

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:
Hệ thống phân phối đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung , đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường nội địa như hiện nay. Ngày nay, hệ thống phân phối không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà nó còn có vai trò thúc đẩy nhu cầu quảng bá sản phẩm , thu thập thông tin khách hàng …, từ đó tạo ra động lực phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường . Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa đã là một thách thức không nhỏ thì việc mở rộng thị trường hội nhập kinh tế quốc tế còn mang nhiều khó khăn hơn khi các công ty nước ngoài với tiềm lực kinh tế tài chính, công nghệ mạnh tham gia vào thị trường.Trong bối cảnh đó , việc doanh nghiệp thiết lập một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên sức cạnh tranh cho riêng mình
Là một doanh nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong thị trường cà phên hiện nay, doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên cũng đang có những trăn trở để đứng vững trong cơn lốc hội nhập.
Mục tiêu là trở thành nhà phân phối số một của Việt Nam do vậy vấn đề về hệ thống phân phối luôn được các nhà quản trị của cà phê Trung Nguyên quan tâm hàng đầu
Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn cũng như khả năng nhận thức của bản thân sau một thời gian suy nghĩ và tìm hiểu em quyết định chọn đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên”
2.Phương pháp nghiên cứu
- Thông tin thu thập được do tìm kiếm trên mạng Internet , trong giáo trình chuyên về kinh tế , thông qua báo , đài và do công ty tự đăng tải để quảng bá sản phẩm
- Quan sát ở một số cửa hàng và đại lý ,tình hình , vị trí và cách phân phối từ đó có những đánh giá về tình hình hệ thống phân phối của công ty
3. Cấu trúc, bố cục của đề án gồm:
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNGI: Những vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hàng hóa
CHƯƠNG II : Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên
CHƯƠNG III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên.
KẾT LUẬN:
Do thời gian có hạn và không được tìm hiểu sâu sát trực tiếp tại doanh nghiệp nên đề án của em không tránh khỏi những sai xót . Em rất mong được sự hướng dẫn và góp ý chân thành của các thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này .
Em xin chân thành Thank sự thầy Đặng Đình Đào đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình hoàn thành đề án này .Nhân đây , em cũng gửi lời Thank đến tất cả gia đình, bạn bè trong lớp đã động viên và góp ý , tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề án.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I :Những vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hàng hóa

I. Bản chất và vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa
1.Bản chất của phân phối
1.1. Định nghĩa về phân phối
Phân phối là hoạt động lập kế hoạch , thực hiện và kiểm tra việc lưu kho và vận tải hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp hay cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác , đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng
Tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân trên tạo thành kênh phân phối . Kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hay không qua các trung gian tới người mua cuối cùng
Có ba cách phân phối là phân phối rộng rãi , phân phối chọn lọc và phân phối duy nhất (đặc quyền)
-Phân phối rộng rãi có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối
-Phân phối duy nhất là cách ngược lại với phân phối rộng rãi, trên mỗi khu vực thị trường , doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất
- Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối duy nhất và phân phối rộng rãi nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối.

1.2.Chức năng của phân phối
Vận chuyển , bảo quản và dự trữ hàng hóa làm cho hàng hóa luôn luôn đảm bảo chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Hoàn thiện hàng hóa tức là làm cho hàng hóa thỏa mãn những nhu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất
Chuyển giao hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng
Đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra nhịp nhàng và thông suốt
2.Vai trò của phân phối
Xuất phát từ chức năng của phân phối thì đồng thời nó cũng đã thể hiện vai trò của phân phối.
Thứ nhất, phân phối đảm bảo cung cấp đúng mặt hàng, đúng số lượng và chất lượng vào đúng nơi, đúng lúc với chi phí tối thiểu
Thứ hai,đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tối đa với hoạt động lưu kho lớn hơn , vận chuyển nhanh ,nhiều kho bãi với hệ thống phân phối đồng bộ và chuyên nghiệp .
Thứ ba,do khách hàng thường yêu cầu cung ứng hàng hóa kịp thời , có khi yêu cầu đột xuất thì phân phối luôn đảm bảo chất lượng hàng trong vận chuyển, dễ dàng đổi lại hàng theo đúng yêu cầu , sẵn sàng duy trì khối lượng hàng hóa dự trữ cho khách hàng. Như vậy sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng.
Thứ tư , phân phối sẽ làm điều hòa cung cầu làm cho quá trình tái sản xuẩt được diễn ra liên tục. Phân phối gắn kết giữa khâu sản xuất và khâu trao đổi .Như vậy phân phối có vai trò kết dính giữa bên tạo ra và bên tiêu thụ.
II. Hệ thống phân phối hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân
1.Tổng quan về hệ thống phân phối tại Việt Nam:
Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ phân phối đang ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.Qua các cuộc điều tra cho thấy rằng , từ năm 2000 trở lại đây, dịch vụ phân phối đã chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng mức GDP , khoảng 13- 14,5%, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến (20%) . Dịch vụ phân phối phát triển cũng đã góp phần gia tăng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, với khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( chiếm 40% tổng số doanh nghiệp thuộc thành phần này ) và không dưới 3000 doanh nghiệp nhà nước tham gia kinh doanh.
Không chỉ có vậy , dịch vụ phân phối đã bước đầu đảm nhận được vai trò tiêu thụ sản phẩm , qua đó thúc đẩy các nghành sản xuất phát triển , góp phần tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua. Hệ thống phân phối ngày một phát triển đã thúc đẩy sự xuất hiện nhiều mô hình phân phối hiện đại , nhất là ở các thành phố lớn của Vịêt Nam. Theo thống kê cả nước có 160 siêu thị ,32 trung tâm thương mại .150.000 cửa hàng bán lẻ và 8751 chợ các loại , trong đó đã và đang hình thành trên 150 chợ đầu mối cấp tỉnh , 4 chợ đầu mối cấp vùng bán buôn hàng nông sản . Hệ thống này đang ngày càng mở rộng về quy mô , nâng cao về chất lượng , đan xen hỗ trợ nhau để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu thụ sản phẩm , góp phần thúc đẩy sản xuất , tăng trưởng kinh tế , nâng cao đời sống cho người dân .
Tuy nhiên tiềm ẩn trong những con số hào nhoáng trên, có một điều đáng lo ngại la tỷ trọng trong GDP của dịch vụ phân phối ở Việt Nam đang có xu hướng giảm sút so với trước đây .Nếu như năm 2000 , tỷ trọng này là 14,23% thì đến năm 2004 , đã giảm xuống còn 13,61% và vẫn còn chiều hướng giảm dần . Đây là một xu thế hoàn toàn ngược lại với xu thế chung của thế giới và các nước trong khu vực . Điều đó cho thấy lĩnh vực hoạt động phân phối của Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế đất nước , đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập với trào lưu của thế giới .
Cơ cấu phát triển vẫn còn lạc hậu ,chưa đủ sức đáp ứng sự gia tăng nhu cầu lưu thông hàng hóa nội địa .Trong dịch vụ bán lẻ , loại hình chủ yếu vẫn là các cửa hàng quy mô nhỏ , hoạt động độc lập .Mô hình siêu thị , trung tâm thương mại mới hình thành ,song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ,với số lượng tham gia còn ít . Ở các mô hình hiện đại này , đại bộ phận các siêu thị vẫn là quy mô nhỏ , chưa xuất hiện loại hình siêu thị . Điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu là tỷ trọng doanh số bán lẻ qua hệ thống siêu thị chiếm rất thấp, chỉ khoảng 15% tổng doanh số bán lẻ cả nước
Trong dịch vụ bán buôn , loại hình doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ phân phối xuất hiện chưa nhiều , nếu có thì quy mô chưa lớn và chưa làm tốt vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất , dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sản xuất thì tự tổ chức lấy hệ thống tiêu thụ , còn doanh nghiệp thương mại lại đầu tư vào sản xuất .Trong khi đó các loại hình kinh doanh hiện đại khác ( sàn giao dịch chứng khoán , trung tâm đấu giá )chưa xuất hiện
2.Gíải pháp phát triển cho hệ thống phân phối hàng hoá của Việt Nam
Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là chợ và các điểm bán lẻ rải khắp các địa phương . Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như Co.op Mart , MaxiMark và các trung tâm bán …lẻ lớn như Metro , bigC
Đến đầu năm 2009 , các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được tự do gia nhập thị trường Việt Nam .Thực tế , các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng tốc độ và quy mô đầu tư vào hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam . Điều này cho thấy phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước , buộc các doanh nghiệp phải chủ động tham gia, nếu không sẽ bị ra rìa và lãnh chụi những hậu quả thiệt thòi khách quan .
Tốc độ gia tăng trong đầu tư của các tập đoàn bán lẻ và kinh doanh siêu thị tại Việt Nam cho thấy một tiềm năng rất lớn về thị trường bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống dịch vụ phân phối của Việt Nam còn có hiện tượng chồng lấn giữa phân phối và bán lẻ .Do thiếu các nhà phân phối đủ năng lực hiện nay một doanh nghiệp có thể phân phối nhiều sản phẩm cạnh tranh với nhau.
Do những bất cập như trên thì trong đề án :” Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010 định hướng đến năm 2015 và 2020 “ thì có những nội dung đáng quan tâm như sau:
Thứ nhất là tổ chức lại thương mại nội địa, theo hai hướng : xây dựng các nhà phân phối gắn với địa bàn cụ thể và xây dựng các nhà phân phối có tính hệ thống ,dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông và giữa lưu thông với sản xuất tiêu dùng . Trong đó có hệ thống phân phối chuyên nghành như xăng dầu , xi măng , sắt thép , phân bón…và hệ thống phân phối đa ngành như các trung tâm bán buôn hay chuỗi cửa hàng bán lẻ
Thứ hai là hoàn chỉnh môi trường pháp lý và điều tiết vĩ mô về thương mại nội địa , bảo đảm thị trường phát triển nhanh , mạnh và bền vững
Sẽ có khoảng 15-20 doanh nghiệp được lựa chọn làm doanh nghiệp trọng điểm , gồm nhiều loại hình kinh doanh như: trung tâm thương mại , siêu thị ,chợ , tổng công ty thương mại , mạng lưới bán lẻ , chợ đầu mối …và nhiều thành phần kinh tế . để phát triển cơ sở mạng kinh doanh , làm nòng cốt , bộ xương cho thương mại nội địa , xây dựng chiến lược trong vòng 5- 10 năm trở thành nhà phân phối lớn , có uy tín có sức cạnh tranh ngang ngửa với các nhà phân phối nước ngoài . Tuy nhiên những trợ cấp của Nhà Nước sẽ không phải mang tính trợ cấp mà chủ yếu là tạo điều kiện pháp lý , cơ sở hạ tầng …cho những doanh nghiệp này . Đây phải là những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả , có bài bản chiến lược vươn lên trở thành nhà phân phối lớn .Tiêu biểu trên cả hai phương diện : ngành hàng quan trọng , hoat động trên địa bàn rộng lớn và phải có uy tín .Các doanh nghiệp này sẽ được nhà nước ưu đãi một số chính sách về đất đai , tín dụng ,thuế , phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện môi trường hợp tác thân thiện giữa các bộ và doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm , tư vấn khuyến nghị cùng bàn bạc thảo luận tham gia vào chương trình hoạch định chính sách
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ phân phối hàng hoá hiện nay
1. Yếu tố luật pháp
Các nhân tố chính phủ , luật pháp và tình hình kinh tế chính trị luôn là nhân tố nhạy cảm tác động đến mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và trong đó có hệ thống phân phối . Khi nói đến sự ảnh hưởng của pháp luật đến hệ thống phân phối ta xét trên hai nội dung là:
Thứ nhất la tình hình chính trị pháp luật trong nước :
Trước tình hình giá cả leo thang ảnh hưởng đến cuộc sống của công nhân viên. Trung Nguyên hiểu được những khoa khăn trong đời sống của họ nên công ty cà phê Trung Nguyên đã tăng phụ cấp cho công nhân .
Hiên nay , mức lương của công nhân chỉ tầm 900 ngàn đồng / tháng . Đây thật sự là khó khăn đối với đời sống của công nhân. Trung Nguyên đã tăng phụ cấp 210.000 đồng/ người/ tháng. Thật sự là tín hiệu đáng mừng khi Trung Nguyên luôn biết lắng nghe và trăn trở đối với những khó khăn của những lao động trong công ty mình.
2.Giải pháp về nguồn vốn
Giải pháp cho hệ thống phân phối của Trung Nguyên về nguồn vốn là tập hợp liên kết các cửa hiệu và đại lý . Công ty sẽ nâng cấp hệ thống phân phối từ cửa hàng tạp hoá thành thành cửa hàng tịên lợi , đại lý , nhà phân phối trở thành trung tâm phân phối . Với giải pháp náy Trung Nguyên sẽ giảm chi phí của hệ thống phân phối khi không thông qua tầng trung gian.Tận dụng nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau .
Hệ thống phân phối cửa hàng tiện ích của Trung Nguyên hiện nay đã trải rộng ra 64 tỉnh thành trong cả nước. Để cho hệ thống các cửa hàng tiện ích này luôn hoạt động hiệu quả và đúng theo yêu cầu mà mô hình đã đưa ra Trung Nguyên luôn giám sát một cách trặt chẽ và trao đổi thường xuyên với khách hàng để tìm kiếm thông tin và tìm hiểu những sai sót của cửa hàng tiện ích.
Chủ yếu các cửa hàng tiện ích của Trung Nguyên nằm ở trung tâm dân cư mới , khu đông dân nên Trung Nguyên đưa ra giải pháp quản lý các cửa hàng này theo cách hiện đại là trang bị hệ thống thanh toán tiện lợi , cung cấp hệ thống nhận diện , huẩn luyện cách bán hàng hiện đại , cung cấp giải pháp chuẩn hoá trong khu trưng bày hàng , hệ thống quản lý bán lẻ , hệ thống bảng hiệu quảng cáo , đầu tư tài chính , huấn luyện kỹ năng và cung cấp giải pháp bàn hàng chuyên nghiệp, áp dụng các phần mềm, giải pháp IT trong quản lý hàng hoá
Ngoài ra các cửa hàng này còn nằm chính giữa các ngã 3 , ngã 4 , của nội bộ các khu trung cư , gần bệnh viện, bến xe gần chợ . Tạo cho các cửa hàng này luôn đảm bảo được doanh thu ổn đinh vì nằm ở các vị trí trung tâm thu hút nhiều khách hàng
Hơn thế nữa , Công ty cổ phần Trung Nguyên và Công ty Cổ phần TM&DV G7 đàn ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore. Trung Nguyên là một thương hiệu nổi tiếng và phát triển bền vững nên khi Trung Nguyên lên sàn giao dịch chứng khoán chắc chắn sẽ tập hợp được nhiều nguồn vốn
Với ý tưởng tạo cho Việt Nam một ấn tượng riêng đặc trưng cho cà phê Việt Nam và cũng là một giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê Trung Nguyên đã đưa ra dự án “ Thiên đường cà phê ” tại Buôn Ma Thuật .Nhận thấy,nước ta là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng giá trị quá thấp, trong khi nhiều nước không làm ra hạt cà phê nào nhưng lại được hưởng phần giá trị gia tăng rất cao từ cà phê. Là do chúng ta lạc hậu. Lạc hậu từ tập quán của người sản xuất đến hệ thống thu mua, chế biến cũng như kinh doanh, xuất khẩu. Mục tiêu đầu tiên mà “thiên đường cà phê” này hướng tới là tạo ra một thương hiệu cà phê quốc gia số 1 thế giới. Tại đây sẽ áp dụng triệt để nhất Bộ Nguyên tắc chung cho Cộng đồng cà phê, gọi tắt là 4C (Common Code for the Coffee Comunnity) nhằm xây dựng một ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân bền vững. Công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại sẽ được áp dụng và phổ cập nhằm tối ưu hóa chuỗi giá trị cà phê từ khâu giống, trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến thô, chế biến thành phẩm, làm thương hiệu, hậu cần, kho vận... Huyền thoại về vùng đất bazan màu mỡ được tạo lập trong quá trình vận động địa chất 160 triệu năm, những yếu tố văn hóa, tâm linh, dưỡng sinh đặc sắc của Tây Nguyên cũng sẽ được "đóng gói" vào thương hiệu cà phê quốc gia nhằm tăng giá trị thương phẩm. Người nông dân vừa tuân thủ quy trình kỹ thuật (4C), vừa tuân thủ một quy trình về văn hóa với những nghi thức nhằm gửi gắm tình cảm, sự cầu mong sáng tạo, thành công và hạnh phúc đến những người thụ hưởng cà phê cuối cùng. Làm được điều đó thì chắc chắn sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, tạo nên một sản phẩm hàng đầu cả về mặt lý tính lẫn cảm tính. . Bởi sản phẩm được tạo ra bởi tâm huyết bao giờ cũng là những sản phẩm tốt. Từ đó, tăng thu nhập cho nông dân, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách. Và một sàn giao dịch cà phê cũng như các mặt hàng nông sản có giá trị khác cũngsẽ là một phần quan trọng trong dự án tổng thể của "thiên đường cà phê". Do được hình thành dựa trên sự đồng thuận, cam kết cùng hành động vì lợi ích chung của các quốc gia trồng cà phê như Việt Nam, Brazil, Indonesia,... và các quốc gia có tiềm lực tài chính, kho vận, công nghệ như Nhật Bản, Singapore; nên đây sẽ là một sàn giao dịch vì nông dân các nước đang phát triển, không giống như các sàn giao dịch tại London, New York, chủ yếu vận hành để bảo vệ lợi ích của những nước phát triển không sản xuất nông nghiệpMột bảo tàng cà phê cùng với sự phát triển của nhân loại - nơi nêu bật vai trò của cà phê với sự sáng tạo, sự phát triển của loài người; một viện nghiên cứu cà phê tầm cỡ, bên cạnh đó là tất cả các loại quán cà phê, tất cả các phong cách uống cà phê trên thế giới, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nam Mỹ, từ cà phê vỉa hè.
“Thiên đường cà phê ” ra đời không những là giải pháp cho Trung Nguyên khi tai đây doanh nghiệp có thể giới thiệu chất lượng sản phẩm được tiêu chuẩn hóa quốc tế mà còn là một phương pháp để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà nói chung.


KẾT LUẬN:

Cùng với xu thế phát triển , nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình về mọi mặt của đời sống xã hội . Kinh tế Việt Nam có những bước thăng trầm theo thời gian từ một nền kinh tế lạc hậu cùng kiệt nàn do chiến tranh tàn phá ,và giai đoạn nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp , hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho thị trường hàng hoá ngày càng phong phú và cũng tạo ra nhiều thách thức cho thị trường bán lẻ Việt Nam .Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên cũng không nằm ngoài sự vận động này. Qua quá trình tìm hiếu và phân tích em nhận thấy rằng để hoà nhập với sự chuyển mình chung của nền kinh tế nước nhà , Trung Nguyên cũng đã tự phấn đấu và hoàn thiện hơn hệ thống phân phối của mình. Đặc biệt là sự ra đời của hệ thồng phân phối G7 Mart là một giải pháp cho hệ thống phân phối có nguy cơ sụp đổ của Việt Nam.
Tuy đã rất cố gắng để thay đổi và hoà nhập nhưng trong quá trình hoàn thiện hệ thống phân phối của mình Trung Nguyên vẫn không tránh khỏi những khuyết điểm. Đó là sự phát triển quá ồ ạt và không nhất quán dẫn đến tình trạng mất kiểm soát những cửa hàng của chính mình
Nhưng nói chung , đó cũng là những giai đoạn mà không một doanh nghiệp nào muốn phát triển và có chỗ đứng trên thị trường lại không từng trải qua.Con đường dẫn đến thành công nào cũng phải trải qua giai đoạn thất bại để rút ra những bài học và kinh nghiệm.
Để bước tiếp và nuôi ước mơ trở thành hệ thống phân phối số một tại Việt Nam, Trung Nguyên đã và đang không ngừng triển khai những kế hoạch của mình.Chủ động liên kết , đưa thương hiệu Việt ra thế giới và không ngừng sáng tạo luôn là phương châm mà Trung Nguyên đã, đang và sẽ thực hiện.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNGI:Những vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hàng hóa 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I :Những vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hàng hóa 3
I. Bản chất và vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa 3
1.Bản chất của phân phối 3
1.1. Định nghĩa về phân phối 3
1.2.Chức năng của phân phối 4
Chuyển giao hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng 4
2.Vai trò của phân phối 4
II. Hệ thống phân phối hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân 4
1.Tổng quan về hệ thống phân phối tại Việt Nam: 4
2.Gíải pháp phát triển cho hệ thống phân phối hàng hoá của Việt Nam 6
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ phân phối hàng hoá hiện nay 8
1. Yếu tố luật pháp 8
2. Tình hình kinh tế xã hội 9
3.Đặc điểm địa lý 11
4.Chủng loại sản phẩm 11
5. Yếu tố toàn cầu 12
CHƯƠNG II : Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 14
I. Đặc điểm quá trình phát triển của hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 14
1. Đặc điểm 14
1.1 Đặc điểm về hệ thống cung vận 14
1.2 Đặc điểm về dịch vụ khách hàng 15
1.3 Đặc điểm về vị trí các trung tâm phân phối 15
1.4 Đặc điểm về cách bài trí 16
1.6 Đặc điểm về nguồn nhân lực cho hệ thống phân phối 17
2. Quá trình phát triển của hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 18
2.1 Sơ lược về doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 18
Ý nghĩa của slogan ‘ Khơi nguồn sáng tạo” 20
2.2Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống phân phối sản phẩm cuả doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 21
II. Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 23
1.Thành tựu mà Trung Nguyên đạt được 23
2.Những hạn chế mà hệ thống phân phối của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên đã và đang phạm phải. 29
3. Những khó khăn khi hoàn thiện hệ thống phân phối 32
III. Những kết luận đánh giá về hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 36
1. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống phân phối sản phẩm 36
1.1 Ưu điểm 36
1.2 Nhược điểm 37
2.Điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống phân phối 38
2.1 Điểm mạnh 38
2.2 Điểm yếu 42
CHƯƠNG III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên. 44
I.Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên đến năm 2020 44
1.Xây dựng mạng lưới số một tại Việt Nam 44
2. Đưa cà phê Trung Nguyên chiếm lĩnh thị trường thế giới 45
3.Đem lai hiệu quả cho người bán lẻ và lợi ích cho người tiêu dùng 46
4.Góp phần vào sự trỗi dậy của nền kinh tế nước nhà 47
II. Phương hướng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên. 47
1.Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đẳng cấp quốc tế 47
2.Giữ vững hệ thống phân phối tiêu dùng tại thị trường hiện có 48
3.Phát triển hệ thống phân phối nội địa thông suốt 49
4.Chủ động liên kết đưa hàng hoas trong nước ra thị trường thế giới 49
III.Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 50
1, Giải pháp về nguồn nhân lực 50
2.Giải pháp về nguồn vốn 51
KẾT LUẬN: 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty CPTP Kinh Đô Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại Công ty cổ phần Lilama 69-3, giai đoạn 2005 - 2007 Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại an phát Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại-Dịch Vụ Cơ Khí Tiến Phát Khoa học Tự nhiên 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top