linhxinh_sweetcandy
New Member
Download miễn phí Đề tài Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị giao thông vận tải tại công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vận tải Hà Nội - Tracimexco Hà Nội
Lời nói đầu 1
Chương 1 4
Vai trò, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế 4
thị trường 4
1. Tính tất yếu khách quan của thương mại Quốc tế. 4
2. Vai trò của nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu máy móc, thiết bị nói riêng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. 7
3. Các chính sách nhập khẩu ở nước ta hiện nay. 13
b. Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại: 14
c. Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu. 14
4. Tổng quát về tình hình nhập khẩu của nước ta trong những năm qua. 15
Bảng 1: Kim ngạch XNK Việt Nam từ năm 1991 17
5. Các hình thức nhập khẩu ở nước ta hiện nay: 17
a. Nhập khẩu tư doanh: 18
b. Nhập khẩu đổi hàng: 18
d. Nhập khẩu liên doanh: 19
e. Nhập khẩu tái xuất: 19
II. nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 19
1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu, lựa chọn bạn hàng giao dịch. 20
b. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng: 21
c. Lựa chọn đối tượng giao dịch 23
d. Nghiên cứu giá cả hàng hoá nhập khẩu: 24
2. Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá 26
a. Đặt hàng và hỏi hàng trong thương mại quốc tế: 26
b. Đàm phán và ký kết hợp đồng 27
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường . 34
1. Chế độ, chính sách, luật pháp trong nước cũng như quốc tế 34
2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu: 35
3. Ảnh hưởng của biến động thị trường trong nước và ngoài nước 35
4. Ảnh hưởng của nền sản xuất trong nước cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nước. 36
5. Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải - liên lạc 37
6. Ảnh hưởng của hệ thống tài chính, ngân hàng 37
7. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh. 38
VI.Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu hàng hoá 39
1. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong kinh doanh thương mại quốc tế. 40
2. Các loại hiệu quả kinh tế nhập khẩu 40
b. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp 41
3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh tế nhập khẩu. 41
a. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế nhập khẩu: 41
4. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế nhập khẩu 42
a. Chỉ tiêu lợi nhuận 42
b. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhập khẩu 43
Chương 3 45
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN 45
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ GTVT 45
Ở CÔNG TY TRACIMEXCO HÀ NỘI 45
I. Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư GTVT của công ty trong giai đoạn tới 45
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_bien_phap_hoan_thien_hoat_dong_nhap_khau_vat_tu_may_m_IGtfQ18vYc.png /tai-lieu/de-tai-bien-phap-hoan-thien-hoat-dong-nhap-khau-vat-tu-may-moc-thiet-bi-giao-thong-van-tai-tai-cong-ty-xuat-nhap-khau-va-93518/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
3. Các chính sách nhập khẩu ở nước ta hiện nay.
Nhận thức được vai trò quan trọng của nhập khẩu, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đổi mới các chính sách nhập khẩu sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. với mục tiêu đó, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động nhập khẩu nói riêng và các hoạt động ngoại thương, kinh tế đối ngoại nói chung là:
- Quán triệt bài học kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại trong hoạt động.
- Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế và hoạt động dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
- Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động nhập khẩu tức là không chỉ chạy theo mục đích lợi nhuận mà bất chấp, bỏ qua những lợi ích xã hội mà ngược lại phải kết hợp một cách hài hoà các lợi ích. Ví dụ như thu lợi nhuận nhưng cũng phải tạo ra công ăn việc làm, nâng cao uy tín và địa vị của đất nước trên thương trường quốc tế.
Những quan điểm này được cụ thể hoá trong các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu sau:
a. Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao:
Thực hiện nguyên tắc này có nghĩa là đòi hỏi các cơ quan quản lý cũng như mỗi doanh nghiệp phải:
- Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật của đất nước.
- Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập vật tư, thiết bị sản xuất và đời sống, khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng xuất khẩu.
- Nghiên cứu thị trường để nhập được hàng hoá thích hợp với giá cả có lợi, nhanh chóng phát huy tác dụng, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
b. Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại:
c. Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu.
Đây chính là những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu mà Đảng và Nhà nước ta đề ra. Đây cũng được hiểu như là cách xử sự hay đúng hơn là những quy tắc thực hiện trong hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với lợi ích của xã hội cũng như của các doanh nghiệp.
* Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới:
Căn cứ vào mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta đến năm 2000 và những nguyên tác cơ bản của chính sách nhập khẩu. Chính sách nhập khẩu của nước ta trong những năm tới là:
- Nhập khẩu chủ yếu là vật tư phục vụ cho sản xuất (xăng dầu, phân bón, sắt thép, bông, công cụ phụ tùng), hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ.
- Nhập khẩu thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất máy móc tiên tiến, hiện đại, đổi mới công nghệ. Ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ để chế biến hàng xuất khẩu.
4. Tổng quát về tình hình nhập khẩu của nước ta trong những năm qua.
Mở rộng thương mại quốc tế và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác là vận dụng một trong những bài học kinh nghiệm quí báu rút ra từ thực tiễn nước ta trong những năm qua. Tại đại hội VI Ban chấp hành Trung ươngĐảng đã nhấn mạnh "Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá XHCN của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, đều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại".
Nền sản xuất xã hội nước ta hướng ra ngoài và được các nước bầu bạn quốc tế hướng vào nước ta vừa làm kinh tế, vừa hỗ trợ giúp đỡ thì ta sẽ có điều kiện cân đối được xuất nhập khẩu, tiến lên có "xuất siêu" và như vậy là có được tích luỹ cho sản xuất mở rộng. Kinh tế quốc dân vững mạnh thì uy tín chính trị cao và có điều kiện góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loaị. Trong điều kiện của thế giới hiện đại khi quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trở nên sâu rộng hơn bao giờ hết và khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã phát triển đến một trình độ cao, trở thành một yếu tố không thể thiếu được cho sự phát triển của nền kinh tế, cho phép có thể phân chia các giai đoạn của quá trình sản xuất thành những khâu khác nhau và phân bố ở những vị trí cách nhau hợp lý thì không một nước nàocó thể đóng cửa nền kinh tế, tự mình thực hiện một chính sách biệt lập tách khỏi mối quan hệ cũng co lợi với thế giới bên ngoài. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những hướng đi mới trong đường lối chính sách của mình. Trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại đối với nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế của đất nước cũng như phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp.
Cho đến nay, tuy chưa lâu và cũng chưa phải là nhiều song chúng ta cũng thấy được những kết quả đáng mừng từ chính sách mở rộng thương mại, giao lưu kinh tế với bên ngoài. Nước ta đang từng bước chuyển mình với nhịp độ sản xuất mới bằng những công nghệ, khoa học tiên tiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm ngày một tăng.
Bảng 1: Kim ngạch XNK Việt Nam từ năm 1991
Năm
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Xuất khẩu
2.087
2.581
2.989
3.600
5.300
7.800
Nhập khẩu
2.338
2.541
2.879
4.500
7.500
8.150
Cán cân XNK
-251
40
-890
-900
-2.200
-950
Tổng kim ngạch
4.425
5.122
5.868
8.100
18.800
15.350
Chú thích: Qua bảng trên ta thấy kim ngạch XNK nói chung và nhập khẩu nói riêng tăng nhanh bình quân trên 20% môic năm thời kỳ từ 1994 tới nay. Cũng trong thời kỳ này tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng chiếm trung bình 16%, nhập máy móc thiết bị giảm, nhưng tỉ trọng nguyên vật liệu vẫn còn quá lớn, trung bình là 60% đặc biệt là xăng dầu, và vật liệu xây dựng thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là các nước châu á - Thái Bình Dương. Cho đến nay tuy vẫn là nước "nhập siêu" nhưng chênh lệch xuất nhập khẩu ngày càng được thu hẹp.
5. Các hình thức nhập khẩu ở nước ta hiện nay:
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp nhưng trong thực tế, do tác động của điều kiện kinh doanh và sự năng động sáng tạo của người kinh doanh mà đã tạo ra nhiều hình thức nhập khẩu đa dạng khác nhau. Có thể kể ra ở đây một vài hình thức nhập khẩu thông dụng đang được áp dụng tại các doanh nghiệp nước ta hiện nay.
a. Nhập khẩu tư doanh:
Hoạt động nhập khẩu tư doanh là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, luật pháp quốc gia cũng như quốc tế.
b. Nhập khẩu đổi hàng:
- Nhập khẩu đổi hàng: Nhập khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủi yếu của buôn bán đối lưu. nó là một hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toán không dùng tiền mà là hàng hoá, ở đây, mục đích của nhập hàng không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập mà còn nhằm để xuất được hàng, thu lãi từ hoạt động xuất.
c. Nhập uỷ thác:
- Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có quyền tham gia quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập hàng theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của been uỷ thác và được hưởng một phần thù lao gọi là phí uỷ thác.
d. Nhập khẩu liên doanh:
- Nhập khẩu liên doanh: là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó có ít nhấtmột doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp, nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên cùng chia lãi hay cùng chịu lỗ.
e. Nhập khẩu tái xuất:
- Nhập khẩu tái xuất: là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nào đó nhằm thoả mãn nhu cầu và thu lợi nhuận. Những hàng nhập khẩu này không được qua chế biến ở nước tái xuất. Vậy kinh doanh theo cách tạm nhập tái xuất là mua hàng của một nước (nước xuất khẩu ) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu ) nhằm mục đích kiếm lời, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam trong một thời gian nhất định rồi tái xuất mà không qua gia công chế biến.
Trên đây là các hình thức nhập khẩu phổ biến ở nước ta, căn cứ vào tình hình của mỗi doanh nghiệp mà các doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp.
II. nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhập khẩu là việc mua hàng hoá của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Song việc mua hàng ở đây có những nét riêng phức tạp hơn mua bán trong nước: như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền...