lucky11357

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY 3

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây 3

1.2 Tổ chức bộ máy của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây 5

1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây. 11

1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN SƠN HÀ TÂY 23

2.1 Đặc điểm và phân loại vật liệu của Công ty Cổ Phần Tiên Sơn Hà Tây 23

2.1.1 Đặc điểm vật liệu của Công ty 23

2.1.2 Phân loại vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Tiên Sơn Hà Tây 24

2.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho - xuất kho 25

2.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho của Công ty 25

2.2.2 Tính giá vật liệu xuất kho của Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây 26

2.3 Kế toán chi tiết vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây 27

2.3.1 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 27

2.3.2 Kế toán chi tiết vật liệu nhập kho 28

2.3.4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu xuất kho 38

2.3.5 Hạch toán kiểm kê kho nguyên vật liệu 51

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN SƠN HÀ TÂY 52

3.1 Đánh giá thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây 52

3.1.1 Những ưu điểm 52

3.1.2 Những tồn tại 54

3.2 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây 56

3.2.1 Kiến nghị về chứng từ kế toán 56

3.2.2 Kiến nghị về tài khoản kế toán 58

3.2.3 Kiến nghị về sổ kế toán 59

3.2.4 Kiến nghị về báo cáo kế toán 60

3.2.5 Các kiến nghị khác 61

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


HÀ TÂY
2.1 Đặc điểm và phân loại vật liệu của Công ty Cổ Phần Tiên Sơn Hà Tây
2.1.1 Đặc điểm vật liệu của Công ty
Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như sắt, thép, sợi, vảiCông ty Cổ Phần Tiên Sơn Hà Tây cũng không là ngoại lệ, tại đây, không một dây chuyền sản xuất nào được thiếu nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu tại Công ty chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất xi măng. Đặc điểm nguyên vật liệu trong các công ty sản xuất vật liệu xây dựng cũng như công ty CP Tiên Sơn Hà Tây là có khối lượng rất lớn, dễ bị chịu ảnh hưởng của tác động môi trường, dễ thay đổi bản chất và hao hụt như đá vôi, đất sétGiá cả của các nguyên vật liệu này cũng đóng vai trò quyết định giá thành sản phẩm nên đòi hỏi từ khâu thu mua, bảo quản cho đến khi xuất ra sử dụng phải hết sức chặt chẽ, tính toán khoa học, đầu tư cơ sở vật chất cho kho bãi. Ngoài ra, do đặc điểm của nguyên vật liệu sản xuất xi măng là độc hại, có tính chất nguy hiểm như thuốc nổ AD D32 nên việc bảo vệ, giám sát là hết sức cần thiết đồng thời cũng phải chăm lo đặc biệt đến đời sống cán bộ công nhân viên làm công tác kho bãi cũng như sản xuất trong dây chuyền độc hại.
Trên thị trường, các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty là khá nhiều, chất lượng và giá cả cũng đa dạng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và đạt tối đa lợi nhuận vẫn đang là một bài toán khó giải tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây.
2.1.2 Phân loại vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Tiên Sơn Hà Tây
Nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty có nhiều loại, đóng các vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất xi măng. tuỳ từng trường hợp vào đặc tính và công dụng của các nguyên vật liệu, chúng được phân loại như sau:
Nguyên vật liệu và vật liệu chính là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Danh từ nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp. Bao gồm : Đá vôi, đất sét, thạch cao, clinker
Nguyên vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao chức năng, chất lượng của sản phẩm hay được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hay dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. Bao gồm: đá mạt, thuốc nổ, quặng sắt, barit
Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, than bùn, củi, dầuThực chất là một loại vật liệu phụ, nhưng được tách ra vì trong quá trình sản xuất xi măng, nhiên liệu đóng vai trò cũng rất quan trọng và cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý riêng khác với các nguyên vật liệu phụ khác.
Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu. Tuy nhiên, để đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý, Công ty cần mã hoá tên gọi các nguyên vật liệu, phân chia nhóm rõ ràng. Hiện nay, bộ phận kho của công ty vẫn còn quản lý theo kiểu cũ, chưa được khoa học chưa có sổ danh điểm nguyên vật liệu, sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán từng danh điểmDẫn đến quản lý kho nguyên vật liệu tại Công ty có phần khó khăn, thô sơ, chưa được trang bị máy vi tính nên các thông số không được cập nhật nhanh nhất có thể.
2.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho - xuất kho
2.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho của Công ty
Tính giá vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu. Việc tính giá nguyên vật liệu của Công Ty hiện nay tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán số 02 ( Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính).
Theo đó, hàng tồn kho được tính theo giá gốc.Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua hàng tồn kho gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường
Như vậy, trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của Công ty CP Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây để tạo ra nguyên vật liệu, giá gốc – giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho tuỳ theo từng nguồn nhập:
Giá hoá đơn kể cả thuế nhập khẩu ( nếu có)
Là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
Chi phí mua : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức
Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến xong nhập kho như Clinker thì giá thực tế bao gồm giá xuất các nguyên vật liệu khác dùng để chế biến Clinker và chi phí gia công chế biến Clinker , chi phí vận chuyển, bốc dỡ
Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh của Công ty như đá mạt, quặng sắt thì giá thực tế được tính theo giá thực tế hay giá bán trên thị trường.
2.2.2 Tính giá vật liệu xuất kho của Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
Việc lựa chọn phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho hiện nay tuân thủ nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn định phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho ít nhất trong vòng một niên độ kế toán.
Phương pháp tính giá được sử dụng tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây là phương pháp nhập trước- xuất trước. Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô nguyên vật liệu nào nhập vào kho trước thì sẽ được xuất dùng trước, vì vậy lượng nguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó. Ví dụ:
Ngày 16 tháng 9 năm 2008 Công ty nhập kho 350 tấn đá vôi giá thực tế nhập kho là 452.000 đồng/ tấn
Ngày 20 tháng 9 năm 2008 Công ty nhập kho 300 tấn đá vôi giá thực tế nhập kho 450.000 đồng/ tấn .
Ngày 22 tháng 9 năm 2008 xuất kho 450 tấn nguyên vật liệu đá vôi để sản xuất xi măng
Theo phương pháp nhập trước xuất trước, thì giá thành đá vôi xuất dùng cho sản xuất ngày 22 tháng 9 năm 2008 sẽ là:
350 tấn x 452.000đ + 100 tấn x 450.000đ = 203.200.000đ
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá thành nguyên vật liệu xuất kho kịp thời, tuy nhiên là phải hạch toán theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức.
Ngoài ra, phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của Công ty không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường nguyên vật liệu. Những năm trước, khi số lần nhập xuất nguyên vật liệu không nhiều, sản xuất chưa được công nghệ hoá thì số lượng nguyên vật liệu không lớn, không đa dạng chủng loại, hạch toán theo phương pháp này cũng tương đối phù hợp nhưng đến nay, số lần nhập xuất tăng lên kèm theo số lượng cũng tăng, giá cả thị trường nhiều biến động, trước thách thức cạnh tranh cũng như cơ hội tham gia thị trường lớn trong nước và quốc tế, phương pháp này dần trở nên không còn phù hợp nữa.
Chuyên đề xin được trình bày cụ thể vấn đề trên ở chương sau, phần giải pháp khắc phục những nhược điểm trong kế toán hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây.
2.3 Kế toán chi tiết vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
2.3.1 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Hiện tại, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song, đó cũng là phương pháp phổ biến nhất tại các doanh nghiệp hiện nay.
Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi thẻ kho được mở riêng cho từng loại nguyên vật liệu. Kế toán vật tư cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi sổ kế toán chi tiết vật liệu. Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tương ứng do thủ kho chuyển đến, lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu theo từng loại vật liệu để đối chiếu với sổ tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu.
SƠ ĐỒ 5: Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ kế toán tổng hợp về vật liệ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top