Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5





MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 5

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 5

1. Thành phẩm và phương pháp tính giá thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 5

2. tiêu thụ thành phẩm và các phương pháp tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 7

II. KẾ TOÁN CHI TIẾT THÀNH PHẨM 9

1. Phương pháp thẻ song song 9

2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 10

3. Phương pháp sổ số dư 11

III. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 12

1. Khái niệm và tài khoản sử dụng 12

2. kế toán tổng hợp thành phẩm 13

3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 15

IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ 26

1. Khái niệm và khoản sử dụng 26

2. Kế toán tổng hợp thành phẩm 26

3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 28

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 32

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 32

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 32

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 34

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 37

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 37

2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán ở Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 40

III. KẾ TOÁN CHI TIẾT THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 42

IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 48

V. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨN 19/5 50

1. Các hình thức tiêu thụ hàng hoá tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 50

2. trình tự theo dõi tiêu thụ tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 51

3. kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 51

4. Trình tự tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 55

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 67

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 67

1. Ưu điểm: 67

2. Nhược điểm 67

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 68

1. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán biến động thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 68

2. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm 69

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT 78

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 79

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ưởn
Nợ tài khoản 33311 – Thuế VAT trả lại cho khách hàng theo số giảm giá khách hàng được hưởng
Có tài khoản 111, 112 – Xuất tiền trả cho người mua
Có tài khoản 131 – Trừ vào số tiền phải thu ở người mua
Có tài khoản 3388 – Số giảm giá chấp nhận nhưng chưa thanh toán
d/ Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại do các nguyên nhân khác nhau (vi phạm hợp đồng, hàng không đúng chủng loại quy cách…)
Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại (chỉ ghi trong trường hợp đã xử lý, bồi thường, bán thu bằng tiền, tính vào chi phí bán hàng… Trường hợp nhập kho hay đang gửi tại kho người mua thì không ghi).
Nợ tài khoản 1388 – Quyết định cá nhân bồi thường
Nợ tài khoản 334 – Quyết định trừ vào lương
Nợ tài khoản 711 – Tính vào chi phí khác
Nợ tài khoản 111, 112 – Bán phế liệu thu bằng tiền
Có tài khoản 632 – Giá vốn hàng bị trả lại đã xử lý
Phản ánh doanh thu và thuế VAT của số hàng bán bị trả lại
Nợ tài khoản 531 – Doanh thu của hàng bị trả lại
Nợ tài khoản 33311 – VAT trả lại cho khách hàng tính theo số doanh thu của hàng bị trả lại
Có tài khoản 111, 112 – Xuất tiền trả cho khách hàng
Có tài khoản 131 – Trừ vào số tiền phải thu của khách
3.1.3. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ
- Kết chuyển chiết khấu bán hàng
Nợ tài khoản 511
Có tài khoản 521 – Kết chuyển chiết khấu bán hàng
- Kết chuyển doanh thu hàng bị trả lại
Nợ tài khoản 511
Có tài khoản 531 – Doanh thu hàng bị trả lại
- Kết chuyển giảm giá hàng bán
Nợ tài khoản 511
Có tài khoản 532 – Kết chuyển số giảm giá hàng bán
Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ
Nợ tài khoản 511
Có tài khoản 911
3.1.4. Cuối kỳ, để xác định giá vốn hàng bán, kế toán ghi các bút toán kết chuyển như sau
- Giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp
Nợ tài khoản 632
Có tài khoản 631
- Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chưa tiêu thụ cuối kỳ
Nợ tài khoản 157 – Thành phẩm gửi bán chưa tiêu thụ
Nợ tài khoản 155 – Thành phẩm tồn kho
Có tài khoản 632 – Giá vốn thành phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ
- Kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ để xác định kết quả
Nợ tài khoản 911
Có tài khoản 632
3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp này, việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán, giá vốn hàng tồn kho, giá vốn hàng đang gửi bán giống như các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (mục 2 – phần IV). Đối với việc hạch toán doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu lại được tiến hành như các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (mục 3.2 – phần III)
Phần II: Thực trạng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 có ảnh hưởng đến kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 – Sơn Tây – Hà Tây trực thuộc Tổng công ty mía đường I, thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty được thành lập ngày 27- 11-1968 với tên gọi ban đầu là Nhà máy đường 19/5 đóng trên địa bàn xã Trung Hưng – Thị xã Sơn Tây – Tỉnh Hà Tây.
Nhà máy đường 19/5 được thành lập trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang ở vào thời kỳ ác liệt nhất, nhu cầu đường glucoza phục vụ cho chiến trường rất lớn, trong khi đó việc vận chuyển nhập glucoza từ Trung Quốc về rất khó khăn. Do vậy, nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy lúc bấy giờ là sản xuất hai loại đường
- Glucoza bột (tiêm) phục vụ ngành y tế.
- Glucoza nước (đường nha) cung cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm.
Trang thiết bị sản xuất của nhà máy lúc bấy giờ hoàn toàn do Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa tài trợ, lắp đặt, với hai dây truyền sản xuất đường glucoza đã tương đối lạc hậu (công nghệ thuỷ phân axit). Tuy nhiên đây lại là nhà máy đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sản xuất đường glucoza. Do điều kiện chiến tranh, nhà máy không được xây mới mà máy móc thiết bị được lắp đặt, sản xuất ngay tại trường cấp III Sơn Tây và trường sư phạm tỉnh Sơn Tây (cũ).
Nhà máy đi vào hoạt động với công suất ban đầu là 600 tấn đường glucoza/ năm, với số công nhân lao động là 265 người.
Đến năm 1977 nhà máy đương 19/5 sát nhập với nhà máy đạm đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5. Số lao động tăng lên 585 người. Thời kỳ này xí nghiệp có lắp thêm hai dây chuyền sản xuất mì chính và một số sản phẩm khác.
Năm 1987, hoạt động của xí nghiệp đã bước sang một giai đoạn mới: Cùng với sự chuyển mình của toàn bộ nền kinh tế đất nước, xí nghiệp được chủ động sản xuất kinh doanh và việc hạch toán cũng hoàn toàn độc lập.
Đứng trước những thách thức mới của nền kinh tế thị trường, cùng với sự lạc hậu về công nghệ sản xuât, máy móc thiết bị lại bị hư hỏng nhiều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Tuy nguồn vốn còn hạn hẹp, nhưng xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền công nghệ mới và tổ chức sản xuất thêm mặt hàng bánh kẹo để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Vào thời điểm này, công suất dây chuyền sản xuất đường glucoza đạt 1600 tấn/năm (trong đó 1500 tấn đường glucoza nước, 100 tấn đường glucoza bột) và dây chuyền sản xuất bánh kẹo cũng đạt 1000 tấn/năm.
Số lượng lao động của xí nghiệp trong giai đoạn này giảm xuống còn 450 người.
Theo nghị định 338 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định 02 ngày 06.01.1993 của Bộ công nghiệp: Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5 được thành lập lại với tổng số vốn được giao là 5.700.000.000 đồng.
Để hoà nhập được trong cơ chế thị trường đảm bảo sự tồn tại và phát triển là một trong những mong muốn không dễ gì đạt được, nhất là một doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm. Song, với sự cố gắng, nỗ lực, sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu về thông tin, kiến thức kinh tế thị trường, trong những năm qua, bước đầu Xí nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.
Ghi nhận những kết quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngày 14/11/1994, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã ra quyết định số1513-NN/TCCB/QĐ đổi tên Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5 thành Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5.
Trong bối cảnh hiện nay, công ty xác định phải coi trọng sản xuất mặt hàng truyền thống và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài việc sản xuất đường glucoza, công ty còn sản xuất thêm các lo

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top