poroonline

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
LỜI NÓI ĐẦU

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất cả nước hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Công ty đã không ngừng đổi mới từ dây chuyền công nghệ đến công tác quản lý để đạt kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn.
Công tác hạch toán kế toán trong Công ty là một công tác quan trọng, liên quan đến lĩnh vực tài chính, những con số, báo cáo phải đúng đắn trung thực để phản ánh đúng nhất tình hình hoạt động của Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – PGS.TS. Nguyễn Minh Phương và các cô, chú, các chị trong phòng Tài chính kế toán em đã được tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán của Công ty, đặc biệt là công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm.
Công tác hạch toán ở giai đoạn này là hạch toán các nghiệp vụ xuất thành phẩm để bán và thanh toán với người mua, tính các khoản doanh thu bán hàng, các khoản chiết khấu thương mại, giám giá hàng bán,... và cuối cùng là tính lãi, lỗ về tiêu thụ sản phẩm.
Với đăc điểm: sản phẩm chính của Công ty là bánh và kẹo, gồm rất nhiều loại khác nhau mà trong khuôn khổ của Chuyên đề em không thể đề cập đầy đủ hết được. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ kẹo Chew và xác định kết quả tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1. Tổng quan về Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Phần 2. Thực trạng kế toán tiêu thụ kẹo Chew và xác định kết quả tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Phần 3. Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ kẹo Chew và xác định kết quả tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Xin được gửi lời Thank của em đến cô giáo – PGS.TS. Nguyễn Minh Phương và các cô, chú, các chị trong phòng Tài chính kế toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.





















PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có tên giao dịch đối ngoại là Hai Ha Confectioney joint stock company được thành lập theo Quyết định số 191/QĐ-BCN ngày 23/11/2003 của Bộ công nghiệp. Trụ sở chính của Công ty đặt tại: 25 - Trương Định - Hà Nội. Trong ngành sản xuất bánh kẹo, Hải Hà là một doanh nghiệp có uy tín, sản phẩm của Công ty được ưa chuộng và có mặt ở nhiều nơi trên cả nước.
Để có được những sản phẩm như vậy, Công ty đã trải qua một quá trình phấn đấu và phát triển lâu dài. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia thành ba giai đoạn lớn như sau:
1.1.1.Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1991
Vào tháng 01/1959, Tổng Công ty Nông sản Miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thực nghiệm với số công nhân ban đầu có 9 người. Tháng 4 năm 1960, thực hiện chủ trương của tổng Công ty Nông sản Miền Bắc bắt đầu nghiên cứu sản phẩm và miến là sản phẩm đầu tiên được nghiên cứu, sản xuất từ đậu xanh cung cấp nhu cầu cho người dân. Ngày 25/12/1960, xưởng miến Hoàng Mai chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử hình thành của Công ty.
Năm 1966, Viện thực nghiệm đã lấy nơi đây là cơ sở vừa sản xuất vừa nghiên cứu các đề tài thực phẩm. Lúc này nhà máy đổi tên là Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Giữa tháng 6/1970, thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao.
Trong những năm tiếp theo, nhà máy đã lắp đặt thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới, tiếp tục cải tạo cơ sở sản xuất, mở rộng diện tích, công nghệ sản xuất từ thủ công đã có một phần chuyển sang cơ giới hoá. Năm 1981 nhà máy đã đổi tên thành “Nhà máy thực phẩm Hải Hà”.
1.1.2.Giai đoạn từ năm 1992 đến 2003
Tháng 10/1992 nhà máy đổi tên thành “Công ty bánh kẹo Hải Hà”. Năm 1993, Công ty liên doanh với hãng Kotobuki của Nhật, chuyên sản xuất bánh tươi, bánh cookies. Năm 1993, xí nghiệp thực phẩm Việt Trì trở thành xí nghiệp thành viên của Công ty. Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty còn liên doanh với hãng Miwon của Hàn Quốc. Tới năm 1995, Công ty sản xuất thêm kẹo Jelly. Năm 1996, xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định trở thành xí nghiệp thành viên của Công ty. Đến năm 2002, Công ty nhập thêm dây chuyền sản xuất kẹo Chew của Đức.
1.1.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Do yêu cầu phù hợp với tình hình sản xuất và kinh doanh cũng như yêu cầu của nền kinh tế nói chung, ngày 23/11/2003 Bộ công nghiệp quyết định đổi tên Công ty thành “Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà”. Những kết quả kinh doanh từ đầu năm đến nay đạt được là rất khả quan, việc thay đổi loại hình doanh nghiệp là hết sức hợp lý.
Bảng 1.1. Bảng phân tích tình hình tài chính
Chỉ tiêu
Đv
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
I. Cơ cấu nguồn vốn




1.Nợ phải trả/NV
%
64.44
59.20
5.24
2.Vốn CSH/NV
%
35.36
40.80
(5.44)
II.Khả năng thanh toán




1.TT nhanh
Lần
1.02
1.66
0.64
2.TT hiện hành
Lần
0.03
0.14
0.11
3.TT tức thời
Lần
0.62
1.15
0.53
III. Tỉ suất sinh lời




1.Lntt/Doanh thu
%
0.041
0.05
0.009
2.Lnst/Doanh thu
%
0.032
0.043
0.011
Năm 2007 tình hình tài chính của Công ty khả quan hơn nhiều do với năm 2006. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả giảm đáng kể (5.24%), như vậy Công ty đã thanh toán được một lượng lớn nợ cho các bên liên quan. Qua các tỉ suất thanh toán cũng cho thấy khả năng thanh toán của Công ty tăng lên rất nhiều. Các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng cũng như khoản phải thu... tăng lên, khẳng định sự tăng trưởng của Công ty trong năm vừa qua. Tuy nhiên, khoản phải thu của Công ty đang còn nhiều dễ gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Về tỉ suất vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn theo bảng phản ánh là giảm sút, thực tế cho thấy đây là do nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty khi nhượng bán liên doanh Miwon và Kotobuki để tách ra hoạt động độc lập theo hình thức Công ty cổ phần. Những năm trước, các quĩ đầu tư phát triển, khen thưởng phúc lợi, quĩ dự phòng đều do trích từ lợi nhuận của liên doanh chuyển về. Vì vậy, sự sụt giảm như trên bảng cho thấy là chấp nhận được.
Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Năm 2008 này cùng với những cải tiến về dây chuyền công nghệ, bộ máy quản lý và đặc biệt là việc cổ phần hoá doanh nghiệp, từ đây người lao động cũng là chủ Công ty. Cơ chế mới, tinh thần làm việc mới cùng những tiềm năng sẵn có về thị trường, sản phẩm, con người.. Công ty đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều hơn trong tương lai.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính của Công ty
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty được tơ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng và mang đặc thù của Công ty cổ phần.
Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị, gồm có 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên là thay mặt của Nhà nước và 2 thành viên là thay mặt của các cổ đông còn lại. Đây là cơ quan có quyền lực cao nhất, quyết định mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về tình hình hoạt động của Công ty.
Hội đồng quản trị có quyền lựa chọn Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của Công ty. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó tổng giám đốc, trong đó Phó tổng giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm về việc huy động và sử dụng vốn, xem xét việc tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh lãi lỗ,…Phó tổng giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm về quản lý vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục,…
Các phòng ban chức năng của Công ty gồm có: Phòng KCS, Phòng kỹ thuật, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán tài chính (Phòng Tài vụ). Phòng KCS: Phụ trách kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Phòng kỹ thuật: Phụ trách đảm bảo các mặt kỹ thuật trong toàn Công ty. Phòng kinh doanh: Phụ trách lập kế hoạch và thực hiện kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện marketing sản phẩm,...Phòng kế toán tài chính: Có chức năng huy động vốn cho sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của Công ty,...
Ngoài ra còn có các xí nghiệp phụ trợ để hỗ trợ các phòng ban khác (kỹ thuật, điện, nước,…) và các xí nghiệp thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất sản phẩm cho Công ty, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và các yếu tố kỹ thuật.
Kiểu cơ cấu tổ chức này vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận vừa đảm bảo quyền chỉ huy của bộ phận trực tuyến.
Do yêu cầu về việc thống nhất tên gọi và cũng để khách hàng dễ nhận biết sản phẩm của Công ty, cuối năm 2006, “Nhà máy thực phẩm Việt Trì” đổi tên gọi thành “Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I”, còn “Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định” đổi tên thành “Nhà máy bánh kẹo Hải Hà II”.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý hoạt động của Công ty
Mở chiến dịch quảng cáo là rất cần thiết, nhất là đối với một sản phẩm mới như kẹo Chew thì quảng cáo lại cần nhiều hơn nữa. Công ty cần có kế hoạch chi tiết cho việc, quảng cáo trên phương tiện nào, quảng cáo với hình thức như thế nào,… Hiện tại thì việc quảng cáo của Hải Hà còn quá hạn chế, sản phẩm kẹo Chew tiêu thụ được chủ yếu là nhờ vào uy tín đã có từ lâu năm của công ty.
Công ty cũng nên đầu tư ngân sách nhiều hơn cho chiến lược quảng cáo của mình. Quảng cáo trên đài truyền hình với thời lượng lớn hơn, khoảng cách giữa số lần quảng cáo không nên quá xa, vì như thế gây ra cảm giác nhạt, dời dạc và không có quy mô, chất lượng. Đồng thời, cũng nên quảng cáo trên thương mại điện tử, nâng cấp Website của doanh nghiệp, như thế sản phẩm của công ty sẽ được quảng bá nhanh chóng và trên phạm vi rộng hơn.
Hiện nay có rất nhiều phương tiện quảng cáo, có thể là truyền thanh, truyền hình, qua mạng Internet, qua Website của công ty, qua việc tài trợ cho một tổ chức, một chương trình văn hoá xã hội,... Các doanh nghiệp ngày nay cũng có rất nhiều chương trình giao lưu, hợp tác tạo điều kiện cho các thành viên có thể giới thiệu sản phẩm của mình. Đặc biệt như trên VTV3 hiện nay có chương trình “HÃY CHỌN GIÁ ĐÚNG” đang được khán giả cả nước quan tâm, là chương trình quảng bá thương hiệu rất có hiệu quả.
Công ty cũng nên chú trọng quảng cáo hơn vào các pano, aphich quảng cáo tại các địa điểm trên các trục giao thông chính, nơi có nhiều người qua lại hay trên các phương tiện vận chuyển,… Phải giúp cho người tiêu dùng phân biệt rõ thương hiệu HAIHA và HAIHA – KOTOBUKI.
Đặc biệt chú trọng về vấn đề quảng cáo cho thị trường miền Trung và miền Nam, tức là áp dụng chiến lược mở rộng thị trường, vì miền Trung và miền Nam còn nhiều vùng chưa được khai thác triệt để. Người dân ở đây chưa chắc đã biết hết đến sản phẩm kẹo Chew, bên cạnh đó phải tập trung tạo ra những hương vị mới cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở những vùng này. Chương trình quảng cáo phải nêu bật được các đặc tính của kẹo Chew mà gần gũi với lối sống của họ, nêu được những đặc trưng riêng thể hiện sự khác biệt so với các loại kẹo khác.
* Một số kiến nghị
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, ngành bánh kẹo là ngành thực phẩm đang có nhiều tiềm năng, sự phát triển trong tương lai là rất lớn. Chính vì thế, đòi hỏi Nhà Nước Nhà nước cần quan tâm hơn nữa về mặt hàng này, đồng thời có những chính sách hợp lý giúp đỡ cho ngành bánh kẹo, từ việc quy định về an toàn thực phẩm đến các vấn đề về lãi suất, lãi vay ngân hàng, thuế xuất nhập khẩu,… tạo điều kiện thuận lợi để ngành phát triển cùng với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cần xây dựng và phát triển các xí nghiệp chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất bánh kẹo, tránh tình trạng những nguyên liệu cơ bản thì có trong nước, còn các nguyên liệu phụ và hương liệu thì lại phải nhập từ nước ngoài với giá cao, điều này không những gây khó khăn cho công ty mà còn gây lãng phí cho nền kinh tế quốc dân. Nếu thực hiện được điều này thì khả năng phát triển của công ty Hải Hà và sản phẩm mới nhiều tiềm năng như kẹo Chew là rất lớn, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với bánh kẹo nhập ngoại, tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu và lợi nhuận, đóng góp một phần lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc nội.
Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ thuế đối với các mặt hàng thực phẩm khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, nhất là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ như Hải Hà. Thực hiện ưu đãi thuế xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho việc sản xuất của ngành nói chung cũng như của Hải Hà nói riêng. Thêm vào đó, chính sách thuế cần được cải tiến theo hướng ổn định và công bằng. Việc cải cách thuế phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các vấn đề cắt giảm các mặt hàng thuế quan theo lộ trình đã định và giảm thiểu sự trùng lặp, cũng như thu thuế đối với các đơn vị kinh doanh.
Trợ giúp thông tin và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Một vấn đề cấp thiết nữa là Nhà Nước phải có các biện pháp mạnh để chống nạn hàng giả, hàng nhái, vì đây là ngành bánh kẹo (loại hàng hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng), đặc biệt lại là sản phẩm mới. Đồng thời phải quản lý tốt thị trường ngành, ngăn chặn triệt để việc trốn lậu thuế của các cơ sở sản xuất bánh kẹo tư nhân. Hiện nay, hàng giả và nhái kẹo Chew tràn lan ngoài thị trường gây khó khăn cho công ty, cả về uy tín và về kết quả tiêu thụ; nhất là những vùng thị trường ở các tỉnh xa, rất khó kiểm soát thường xuyên. Do đó Nhà Nước cần có các biện pháp để nhanh chóng đẩy xa nạn hàng giả, hàng nhái, đảm bảo đem đến cho người tiêu dùng loại kẹo Chew có chất lượng tốt./.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường đã và đang đặt ra trước mắt các doanh nghiệp rất nhiều thử thách nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp tự khẳng định mình. Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng là một thành viên của nền kinh tế thị trường nên cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt mà môi trường kinh doanh tạo ra. Một sản phẩm mới ra đời có đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng hay không, có được thị trường chấp nhận hay không; vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới đưa ra thị trường có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hay không,… là điều mà các doanh nghiệp nói chung và Hải Hà nói riêng luôn phải quan tâm. Kẹo Chew là sản phẩm tuy mới ra đời nhưng nó rất đặc biệt và có những đặc trưng riêng, đem đến cho thị trường kẹo của Việt Nam một sắc thái mới, tuy mới ra thị trường nhưng được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Trong quá trình thực tập tại công ty Hải Hà, em đã tìm hiểu về vấn đề tiêu thụ kẹo Chew trên thị trường. Qua việc áp dụng các kiến thức đã học ở trường để đánh giá, phân tích một số kết quả và những nguyên nhân, em xin mạnh dạn đưa ra một số đóng góp, giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc tiêu thụ kẹo Chew của công ty với mong muốn thị trường kẹo Chew phát triển và mở rộng hơn nữa, không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường khu vực và quốc tế. Dĩ nhiên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót, nhưng em hy vọng những đề xuất của mình được đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty sau này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top