Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phầm tại Công ty Cổ phần Nồi Hơi Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 6
1.1. Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 6
1.1.1. Đặc điểm và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm. 6
1.1.1.1. Khái niệm và các cách tiêu thụ thành phẩm. 6
a. Khái niệm về tiêu thụ thành phẩm. 6
b. Các cách tiêu thụ thành phẩm. 7
1.1.1.2. Đánh giá thành phẩm. 9
a.Giá kế hoạch: 9
b.Giá thực tế: 10
1.1.1.3. Các cách thanh toán tiền hàng 12
a.Phương pháp thanh toán trực tiếp: 13
b.cách thanh toán gián tiếp 13
1.1.2. ý nghĩa, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 14
1.1.2.1. ý nghĩa của kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm. 14
1.1.2.2. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm. 16
1.1.2.3. Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm. 16
1.2. Nội dung về chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm. 17
1.2.1. Quy định của chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. 17
1.2.2. Phương pháp kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm 20
1.2.2.1. Chứng từ sử dụng. 20
1.2.2.2.Tài khoản sử dụng. 21
1.2.2.3. Phương pháp kế toán. 27
1.2.2.3.1. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm. 27
a. Đối với doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 27
b. Đối với doanh nghiệp sản xuất kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 39
1.2.2.3.3. Kế toán dự phòng giảm giá hàng bán. 40
1.2.3.Hệ thống sổ kế toán. 41
1.2.3.1. Hình thức nhật ký chung. 42
1.2.3.2.Hình thức Nhật ký-Sổ cái. 43
1.2.3.3 Hình thức chứng từ ghi sổ. 44
1.2.3.4.Hình thức nhật ký- chứng từ. 46
1.2.3.5.Kế toán máy. 48
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VIỆT NAM 49
2.1.Tổng quan về Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam 49
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 49
2.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Nồi Hơi Việt Nam. 51
a.Đặc điểm tổ chức sản xuất. 51
b. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty 52
2.1.3.Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Nồi Hơi Việt Nam. 55
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 55
2.1.3.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty. 57
a.Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán. 57
b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. 57
c. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán. 58
d. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. 59
2.1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 59
2.2. Thực trạng kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại công ty CP Nồi Hơi Việt Nam. 61
2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Nồi Hơi Việt Nam. 61
2.2.1.1. Các cách tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. 61
2.2.1.2.Các hình thức thanh toán tại Công ty. 61
2.2.1.3. Xác định giá cả thành phẩm tại Công ty. 62
2.2.2. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Nồi Hơi Việt Nam. 63
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-de_tai_hoan_thien_ke_toan_tieu_thu_thanh_pham_tai_cong_ty_co.kP16r1LsnK.swf /tai-lieu/de-tai-hoan-thien-ke-toan-tieu-thu-thanh-pham-tai-cong-ty-co-phan-noi-hoi-viet-nam-83604/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 110/TTG-QĐ ngày 04/02/2002 chuyển Công ty Nồi hơi Việt Nam thành Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam, kể từ ngày 01/07/2003 công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Công ty có Văn phòng thay mặt Hà Nội: 218 Nguyễn Trãi-Đống Đa-Hà Nội; Tính đến ngày 31/12/2006 tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty hơn 300 cán bộ công nhân viên. Công nhân kỹ thuật là 211 người. Còn lại là lao động phổ thông sơ cấp.
Qua nhiều năm phát triển, đặc biệt là thời kỳ nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, với môi trường kinh doanh hoàn toàn mới, Công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển, Công ty đã chủ động kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên chính nhờ sự cố gắng không ngừng đó, Công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình, giải quyết được việc làm và nâng cao được đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã khẳng định vị trí đầu ngành trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị áp lực và lò hơi của cả nước và có uy tín lớn trong thị trường trong nước và khu vực. Cùng với quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Công ty ngày càng mở rộng qui mô sản xuất và phạm vi hoạt động, chủ động tìm kiếm thị trường để sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, nâng cao uy tín.
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103001114 cấp ngày 07/6/2002, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đó là:
Thiết kế, chế tạo các loại nồi hơi, thiết bị áp lực, kết cấu thép siêu trường, siêu trọng, và các sản phẩm cơ khí khác.
Khảo sát, tư vấn, thiết kế, vận chuyển, thi công lắp đặt nồi hơi, thiết bị áp lực và các công trình cơ khí.
Sửa chữa, cải tạo, phục chế nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị cơ khí các loại.
Kinh doanh xuất nhập khẩu nồi hơi, thiết bị áp lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu( thép tấm, thép ống) , phụ tùng( bơm, quạt, vòi đốt dầu, các loại van) chuyên ngành.
Hợp tác, liên doanh, liên kết và làm đại lý cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, Công ty luôn luôn giữ được chữ tín với khách hàng trên thị trường, các thiết bị sản xuất ra đến đâu tiêu thụ ngay đến đó, ít bị ứ đọng tồn kho cho nên công ty có khả năng quay vòng vốn nhanh, thu hồi vốn đủ và kinh doanh ngày càng có lãi, thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên.
2.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Nồi Hơi Việt Nam.
a.Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Do tính đặc thù của ngành cơ khí chế tạo mà mặt hàng chủ yếu lại là thiết bị chịu áp lực nên Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam chỉ tập trung vào chuyên ngành cơ khí chế tạo mang tính chất chuyên môn hoá từ khâu đầu đến khâu cuối của một sản phẩm là liên tục, khép kín, có hoàn thành khâu trước mới chuyển sang khâu sau.
Mỗi loại sản phẩm đều có qui trình công nghệ riêng để chế tạo sản phẩm đó. Chung qui lại có các giai đoạn thực hiện:
*Giai đoạn thiết kế sản phẩm bằng các bản vẽ kỹ thuật: Thiết kế sản phẩm tổng thể, vẽ tách các chi tiết sản phẩm, lập qui trình chế tạo từng chi tiết.
*Giai đoạn chế tạo sản phẩm: Triển khai các bản vẽ chế tạo từng chi tiết, lắp ráp sản phẩm, thử nghiệm kỹ thuật.
*Giai đoạn nhập kho thành phẩm: Hoàn thiện sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm, nhập kho sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm tổng hợp
Vẽ tách các chi tiết.
Lập qui trình chế tạo.
Triển khai chế tạo.
Lắp ráp hoàn chỉnh.
Thử nghiệm kỹ thuật.
Hoàn thiện sản phẩm.
Nghiệm thu sản phẩm.
Nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ 1: qui trình công nghệ chế tạo tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam.
Đại hội đồng cổ đụng
Hội đồng quản trị
Giỏm đốc cụng ty
Ban kiểm soỏt
Phú GĐ Kinh daonh
Phú GĐ Quản trị hành chớnh
Phũng Tổ chức
Đội Bảo vệ
Văn phũng tổng hợp
Phũng Kinh doanh tiếp thị
Phũng Dự ỏn
Phũng Tài chớnh kế toỏn
XN Kinh doanh XNK
Trung tõm Thiết kế xõy lắp
Phũng Cụng nghệ-Sản xuất
Phũng Kiểm tra CL đo lường
XN Cơ khớ tạo phụi
XN Lắp mỏy
I
XN Lắp mỏy II
XN LR Hoàn thiện
Phũng Vật tư
Cơ cấu tổ chức điều hành của Công ty
Phú GĐ kỹ thuật
Phú GĐ PT sản xuất
b. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty
Trong cơ cấu tổ chức điều hành của Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam mỗi một vị trí đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quản lý có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đông cổ đông có quyền: phát hành cổ phiếu; đầu tư phát triển Công ty; xây dựng điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi chủ trương, đường lối theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty, mọi vấn đề quyền lợi của cổ đông. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng quản trị (gồm 6 người, nhiệm kỳ 3 năm).
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt các cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát gồm 3 người, nhiệm kỳ 3 năm.
Giám đốc Công ty: là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty và trực tiếp điều khiển việc quản lý của Công ty thông qua các Trưởng phòng.
Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm trong việc điều hành sản xuất và các chương trình nghiên cứu sản phẩm mới.
Phó giám đốc kinh tế: phụ trách về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty từ việc tìm nguồn hàng, xây dựng các dự án, đến việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn tiêu thụ.
Phó giám đốc quản trị hành chính: chịu trách nhiệm về việc đối nội, đối ngoại của Công ty.
Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và hạch toán kinh tế tại Công ty.
Xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ kinh doanh vật tư, phụ tùng, phụ kiện chuyên ngành.
Trung tâm thiết kế kỹ thuật và lắp ráp: có nhiệm vụ thiết kế các sản phẩm, xây dựng qui trình công nghệ, chế tạo sản phẩm và lắp đặt.
Phòng công nghệ sản xuất: quản lý, điều hành sản xuất theo kế hoạch của phòng kinh doanh giao, cung cấp vật tư phục vụ sản xuất.
Phòng kiểm tra chất lượng & đo lường sản phẩm: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm tại công ty chế tạo và các sản phẩm công ty lắp đặt bên ngoài. Kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên vật liệu nhập về.
Bốn xí nghiệp chế tạo & lắp máy: xí nghiệp cơ khí tạo phôi, xí nghiệp xây lắp máy I, xí nghiệp xây lắp máy ...