longhomieu2006
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. 3
1.1. Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm 3
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của đầu tư 3
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.2. Các hình thức FDI cơ bản 7
1.1.2.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 8
1.1.2.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh 8
1.1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 9
1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.1.3.1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư 10
1.1.3.2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư 11
1.2. Những lý luận cơ bản về môi trường đầu tư 15
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường đầu tư 15
1.2.2. Nội dung của môi trường đầu tư 17
1.2.2.1. Môi trường chính trị - xã hội 17
1.2.2.2. Môi trường cơ sở hạ tầng 18
1.2.2.3. Môi trường kinh tế 19
1.2.2.4. Môi trường luật pháp, chính sách 19
1.2.2.5. Môi trường lao động, tài nguyên 20
1.2.3. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư 21
1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số tỉnh, thành phố 22
Chương II: Thực trạng thu hút vốn FDI và môi trường đầu tư ở thành phố Hải Phòng. 29
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng 29
2.2. Tình hình thu hút vốn FDI vào Hải Phòng từ 2005 đến 2009 31
2.2.1. Quy mô và tốc độ thu hút FDI tại Hải Phòng 31
2.2.2. Tình hình thu hút FDI theo đối tác 33
2.2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư 34
2.2.4. Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư 35
2.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động thu hút FDI 36
2.3. Thực trạng môi trường đầu tư ở Hải Phòng 41
2.3.1. Môi trường chính trị - xã hội 41
2.3.2. Môi trường cơ sở hạ tầng 42
2.3.3. Môi trường kinh tế 45
2.3.4. Môi trường luật pháp, chính sách 47
2.3.5. Môi trường lao động, tài nguyên 48
2.4. Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI ở Hải Phòng 50
2.4.1. Một số kết quả nổi bật 50
2.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 51
Chương III: Giải pháp góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Hải Phòng 55
3.1. Cơ hội thách thức đối với Hải Phòng trong việc thu hút FDI 55
3.2. Mục tiêu thu hút FDI của Hải Phòng trong thời gian tới. 58
3.3. Giải pháp chung của nhà nước nhằm tăng cường thu hút FDI 58
3.2.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp. 59
3.2.2 Cải cách thủ tục hành chính 59
3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 60
3.2.4. Cải thiện cơ sở hạ tầng 60
2.3.5. Một số giải pháp khác 60
3.4. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Hải Phòng 61
3.4.1. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 61
3.4.2. Tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý. 62
3.4.3. Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, vận động, thu hút vốn FDI 63
3.5. Một số kiến nghị 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, vốn là một nhân tố không thể không được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần có vốn hơn nhiều hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ cần có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
FDI được xem như chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Nó đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới. Tại các quốc gia có chính sách đầu tư nước ngoài hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người - một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Khu vực FDI đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội (KT- XH), FDI góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH), tăng năng lực sản xuất, mở ra nhiều ngành nghề sản phẩm mới, tạo việc làm và quan trọng hơn là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. FDI góp phần phát triển quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,mở rộng quy mô và thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện để tiếp thu, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và học tập kinh nghiệm quản lý.
Điều này càng khẳng định sự lợi ích của FDI trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang vươn mình cố gắng đạt đến giai đoạn cất cánh về kinh tế. Việt Nam là một những trường hợp điển hình hiện nay đang cố gắng bắt kịp các quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của Hải Phòng đến năm 2010, kinh tế đối ngoại luôn được xem là lĩnh vực kinh tế động lực của thành phố. Trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực để thúc đẩy phát triển KT- XH của thành phố theo định hướng CNH – HĐH.
So với nhiều địa phương khác trong cả nước, Hải Phòng có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý với vai trò là một trong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cảng biển quốc tế lớn nhất Miền Bắc và thứ hai cả nước (sau Thành Phố Hồ Chí Minh), là đầu mối giao thông của các tuyến đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, là trung tâm thương mại du lịch lớn của Việt Nam, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào… Chính những lợi thế này giúp Hải Phòng là một trong những địa phương sớm nhất của Miền Bắc xây dựng được khu công nghiệp (KCN) tập trung và có quy mô lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Những năm gần đây, Thành Phố Hải Phòng luôn đứng trong “top” các tỉnh - thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất cả nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại tốc độ phát triển nhanh cho nền kinh tế thành phố. Hải Phòng cần thu hút FDI không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Với kết quả đạt được trong thu hút FDI thời gian qua mở ra cho thành phố khả năng, triển vọng lớn trong tương lai về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xuất phát từ tình hình thực tiễn nói trên cùng với triển vọng phát triển của thành phố trong tương lai, em đã lựa chọn đề tài: “Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng”. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I giới thiệu tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. Chương II phân tích thực trạng thu hút vốn FDI theo đối tác, theo hình thức đầu tư, theo ngành, lĩnh vực và thực trạng môi trường đầu tư ở thành phố Hải Phòng từ đó đánh giá được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở nguyên nhân của những tồn tại hạn chế và cơ hội, thách thức, mục tiêu của thành phố trong thời gian tới cũng như giải pháp chung của nhà nước và thành phố, chương III sẽ đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI vào thành phố.
Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư.
1.1. Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của đầu tư
a. Khái niệm về đầu tư:
Cho đến nay, đầu tư không còn là một khái niệm mới đối với nhiều người, nhất là với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Có người cho rằng đầu tư là phải bỏ một cái gì đó vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại một lợi ích trong tương lai. Nhưng cũng không ít người lại quan niệm đầu tư là các hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Thậm chí thuật ngữ này còn được sử dụng rộng rãi như câu cửa miệng để nói lên chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.
Theo Jonh Marnad Keynes: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiến hành sản xuất hay có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận. Đầu tư, theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hay công ty mua một tài sản tại sở giao dịch chứng khoán”. Trong khái niệm của mình ông đã nói đến mua tài sản tài chính, song chủ yếu tập trung vào khái niệm đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), kéo theo các hoạt động khác, tạo thêm việc làm mới để thu về một khoản lợi nhuận trong tương lai, “khi một người mua hay đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để được thu một loạt các khoản lợi tức trong tương lai mà người đó hy vọng dành được qua việc bán tài sản cố định làm ra…”. Theo quan niệm của ông: kết quả đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra.
Còn theo P.A.Samuelson: đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nhân lực, nghiên cứu, phát minh… Đối với ông thuật ngữ tài chính, đầu tư mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, dùng đầu tư để chỉ một loại chứng khoán… hay nói cách khác, đó không phải là đầu tư thực sự của nền kinh tế. Trên góc độ làm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là “hoạt động kinh tế từ bỏ tiêu dùng hôm nay với tầm nhìn để tăng sản lượng cho tương lai”. Trên góc độ rủi ro của đầu tư, đầu tư được hiểu là “canh bạc của tương lai” với niềm tin, kì vọng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao hơn chi phí đầu tư. Các vấn đề mà Samuelson nêu ra trong các cách tiếp cận về đầu tư đã cho biết đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hôm nay để có thu nhập cao hơn trong tương lai và đó là quá trình chứa đựng những rủi ro. Ngoài ra, ông cũng xác định các dạng chính của đầu tư, trong đó có cả hoạt động đầu tư cho khoa học, kỹ thuật và phát triển con người. Như vậy, có thể nói khái niệm về đầu tư mà P.A.Samuelson đưa ra là khái niệm tương đối đầy đủ.
Tóm lại, có nhiều những quan niệm khác nhau về đầu tư nhưng có thể coi khái niệm sau đây là đầy đủ nhất: đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải bỏ ra khi tiến hành đầu tư. Kết quả đầu tư là năng lực sản xuất mới tăng thêm, tài sản cố định mới được đưa vào sử dụng, số lượng và chất lượng nhân lực tăng thêm, tiềm lực khoa học, công nghệ được tích lũy…
b. Đặc điểm của đầu tư:
Có ba đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động đầu tư với các hoạt động khác là hoạt động đầu tư có sử dụng vốn, có sinh lời và có rủi ro.
* Có sử dụng vốn:
Vốn là nguồn lực không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh., sản xuất của các nhà đầu tư. Vốn đầu tư có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau mà chủ yếu là 3 hình thái: tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu v.v…), tài sản vô hình (bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu, quyền sử dụng đất…), tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác..).
* Có sinh lời: lợi nhuận hay lợi ích kinh tế xã hội
Người ta không thể bỏ ra một số lượng tài sản mà lại không dự tính thu được giá trị cao hơn giá trị ban đầu. Lợi nhuận là chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động đầu tư đem lại cho chủ đầu tư với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra để tiến hành hoạt động đầu tư đó. Lợi ích kinh tế xã hội là chênh lệch giữa những gì mà xã hội thu được với những gì mà xã hội mất đi từ hoạt động đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội được đánh giá qua các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Thông thường, tư nhân và doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu lợi nhuận; còn chính phủ theo đuổi mục tiêu lợi ích kinh tế xã hội.
* Có rủi ro:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. 3
1.1. Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm 3
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của đầu tư 3
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.2. Các hình thức FDI cơ bản 7
1.1.2.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 8
1.1.2.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh 8
1.1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 9
1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.1.3.1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư 10
1.1.3.2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư 11
1.2. Những lý luận cơ bản về môi trường đầu tư 15
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường đầu tư 15
1.2.2. Nội dung của môi trường đầu tư 17
1.2.2.1. Môi trường chính trị - xã hội 17
1.2.2.2. Môi trường cơ sở hạ tầng 18
1.2.2.3. Môi trường kinh tế 19
1.2.2.4. Môi trường luật pháp, chính sách 19
1.2.2.5. Môi trường lao động, tài nguyên 20
1.2.3. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư 21
1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số tỉnh, thành phố 22
Chương II: Thực trạng thu hút vốn FDI và môi trường đầu tư ở thành phố Hải Phòng. 29
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng 29
2.2. Tình hình thu hút vốn FDI vào Hải Phòng từ 2005 đến 2009 31
2.2.1. Quy mô và tốc độ thu hút FDI tại Hải Phòng 31
2.2.2. Tình hình thu hút FDI theo đối tác 33
2.2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư 34
2.2.4. Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư 35
2.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động thu hút FDI 36
2.3. Thực trạng môi trường đầu tư ở Hải Phòng 41
2.3.1. Môi trường chính trị - xã hội 41
2.3.2. Môi trường cơ sở hạ tầng 42
2.3.3. Môi trường kinh tế 45
2.3.4. Môi trường luật pháp, chính sách 47
2.3.5. Môi trường lao động, tài nguyên 48
2.4. Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI ở Hải Phòng 50
2.4.1. Một số kết quả nổi bật 50
2.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 51
Chương III: Giải pháp góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Hải Phòng 55
3.1. Cơ hội thách thức đối với Hải Phòng trong việc thu hút FDI 55
3.2. Mục tiêu thu hút FDI của Hải Phòng trong thời gian tới. 58
3.3. Giải pháp chung của nhà nước nhằm tăng cường thu hút FDI 58
3.2.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp. 59
3.2.2 Cải cách thủ tục hành chính 59
3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 60
3.2.4. Cải thiện cơ sở hạ tầng 60
2.3.5. Một số giải pháp khác 60
3.4. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Hải Phòng 61
3.4.1. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 61
3.4.2. Tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý. 62
3.4.3. Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, vận động, thu hút vốn FDI 63
3.5. Một số kiến nghị 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, vốn là một nhân tố không thể không được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần có vốn hơn nhiều hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ cần có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
FDI được xem như chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Nó đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới. Tại các quốc gia có chính sách đầu tư nước ngoài hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người - một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Khu vực FDI đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội (KT- XH), FDI góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH), tăng năng lực sản xuất, mở ra nhiều ngành nghề sản phẩm mới, tạo việc làm và quan trọng hơn là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. FDI góp phần phát triển quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,mở rộng quy mô và thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện để tiếp thu, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và học tập kinh nghiệm quản lý.
Điều này càng khẳng định sự lợi ích của FDI trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang vươn mình cố gắng đạt đến giai đoạn cất cánh về kinh tế. Việt Nam là một những trường hợp điển hình hiện nay đang cố gắng bắt kịp các quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của Hải Phòng đến năm 2010, kinh tế đối ngoại luôn được xem là lĩnh vực kinh tế động lực của thành phố. Trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực để thúc đẩy phát triển KT- XH của thành phố theo định hướng CNH – HĐH.
So với nhiều địa phương khác trong cả nước, Hải Phòng có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý với vai trò là một trong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cảng biển quốc tế lớn nhất Miền Bắc và thứ hai cả nước (sau Thành Phố Hồ Chí Minh), là đầu mối giao thông của các tuyến đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, là trung tâm thương mại du lịch lớn của Việt Nam, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào… Chính những lợi thế này giúp Hải Phòng là một trong những địa phương sớm nhất của Miền Bắc xây dựng được khu công nghiệp (KCN) tập trung và có quy mô lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Những năm gần đây, Thành Phố Hải Phòng luôn đứng trong “top” các tỉnh - thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất cả nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại tốc độ phát triển nhanh cho nền kinh tế thành phố. Hải Phòng cần thu hút FDI không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Với kết quả đạt được trong thu hút FDI thời gian qua mở ra cho thành phố khả năng, triển vọng lớn trong tương lai về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xuất phát từ tình hình thực tiễn nói trên cùng với triển vọng phát triển của thành phố trong tương lai, em đã lựa chọn đề tài: “Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng”. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I giới thiệu tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. Chương II phân tích thực trạng thu hút vốn FDI theo đối tác, theo hình thức đầu tư, theo ngành, lĩnh vực và thực trạng môi trường đầu tư ở thành phố Hải Phòng từ đó đánh giá được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở nguyên nhân của những tồn tại hạn chế và cơ hội, thách thức, mục tiêu của thành phố trong thời gian tới cũng như giải pháp chung của nhà nước và thành phố, chương III sẽ đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI vào thành phố.
Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư.
1.1. Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của đầu tư
a. Khái niệm về đầu tư:
Cho đến nay, đầu tư không còn là một khái niệm mới đối với nhiều người, nhất là với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Có người cho rằng đầu tư là phải bỏ một cái gì đó vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại một lợi ích trong tương lai. Nhưng cũng không ít người lại quan niệm đầu tư là các hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Thậm chí thuật ngữ này còn được sử dụng rộng rãi như câu cửa miệng để nói lên chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.
Theo Jonh Marnad Keynes: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiến hành sản xuất hay có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận. Đầu tư, theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hay công ty mua một tài sản tại sở giao dịch chứng khoán”. Trong khái niệm của mình ông đã nói đến mua tài sản tài chính, song chủ yếu tập trung vào khái niệm đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), kéo theo các hoạt động khác, tạo thêm việc làm mới để thu về một khoản lợi nhuận trong tương lai, “khi một người mua hay đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để được thu một loạt các khoản lợi tức trong tương lai mà người đó hy vọng dành được qua việc bán tài sản cố định làm ra…”. Theo quan niệm của ông: kết quả đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra.
Còn theo P.A.Samuelson: đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nhân lực, nghiên cứu, phát minh… Đối với ông thuật ngữ tài chính, đầu tư mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, dùng đầu tư để chỉ một loại chứng khoán… hay nói cách khác, đó không phải là đầu tư thực sự của nền kinh tế. Trên góc độ làm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là “hoạt động kinh tế từ bỏ tiêu dùng hôm nay với tầm nhìn để tăng sản lượng cho tương lai”. Trên góc độ rủi ro của đầu tư, đầu tư được hiểu là “canh bạc của tương lai” với niềm tin, kì vọng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao hơn chi phí đầu tư. Các vấn đề mà Samuelson nêu ra trong các cách tiếp cận về đầu tư đã cho biết đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hôm nay để có thu nhập cao hơn trong tương lai và đó là quá trình chứa đựng những rủi ro. Ngoài ra, ông cũng xác định các dạng chính của đầu tư, trong đó có cả hoạt động đầu tư cho khoa học, kỹ thuật và phát triển con người. Như vậy, có thể nói khái niệm về đầu tư mà P.A.Samuelson đưa ra là khái niệm tương đối đầy đủ.
Tóm lại, có nhiều những quan niệm khác nhau về đầu tư nhưng có thể coi khái niệm sau đây là đầy đủ nhất: đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải bỏ ra khi tiến hành đầu tư. Kết quả đầu tư là năng lực sản xuất mới tăng thêm, tài sản cố định mới được đưa vào sử dụng, số lượng và chất lượng nhân lực tăng thêm, tiềm lực khoa học, công nghệ được tích lũy…
b. Đặc điểm của đầu tư:
Có ba đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động đầu tư với các hoạt động khác là hoạt động đầu tư có sử dụng vốn, có sinh lời và có rủi ro.
* Có sử dụng vốn:
Vốn là nguồn lực không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh., sản xuất của các nhà đầu tư. Vốn đầu tư có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau mà chủ yếu là 3 hình thái: tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu v.v…), tài sản vô hình (bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu, quyền sử dụng đất…), tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác..).
* Có sinh lời: lợi nhuận hay lợi ích kinh tế xã hội
Người ta không thể bỏ ra một số lượng tài sản mà lại không dự tính thu được giá trị cao hơn giá trị ban đầu. Lợi nhuận là chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động đầu tư đem lại cho chủ đầu tư với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra để tiến hành hoạt động đầu tư đó. Lợi ích kinh tế xã hội là chênh lệch giữa những gì mà xã hội thu được với những gì mà xã hội mất đi từ hoạt động đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội được đánh giá qua các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Thông thường, tư nhân và doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu lợi nhuận; còn chính phủ theo đuổi mục tiêu lợi ích kinh tế xã hội.
* Có rủi ro:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links