bvhoang42

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý mà còn phải cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư, nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại đứng ra huy động nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế thông qua hoạt động tín dụng để cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. “Đi vay để cho vay”- một vấn đề cấp thiết là phải đề cập trước tiên đến những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Như vậy, hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong việc cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp.
Bằng những kiến thức đã học và nghiên cứu qua sách báo, tài liệu và các thông tin khác, các kinh nghiệm thực tế công tác tại NHĐT Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, nhận thức được về tính cấp thiết của vấn đề coi nguồn vốn là quan trọng đối với nền kinh tế mà trong hoạt động kinh doanh thì ngân hàng thưong mại không những góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên trong quan hệ người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế mà còn quyết định sự duy trì và phát triển của ngân hàng thưong mại. tui muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào nghề nghiệp của mình. Vì lý do trên nên tui chọn đề tài"Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đề cập đến vấn đề huy động vốn của ngân hàng thương mại, chuyên đề chỉ tập trung vào việc trình bày thực trạng về kế toán huy động vốn và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Việc nâng cao hiệu quả kế toán huy động vốn của các Ngân hàng thưong mại không những tạo tiền đề quan trọng và cần thiết để đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động mà còn cung cấp vốn đầu tư cho nền kinh tế làm nền tảng cần thiết góp phần cho nền kinh tế hoạt động ổn định và tăng trưởng.
Từ những vấn đề cấp thiết của đề tài, những mục tiêu mà đề tài cần giải quyết, đề tài chọn đơn vị nghiên cứu là: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Tuân thủ theo tính khoa học, thực tế và khách quan, gắn với những gì đã và đang xảy ra trên thế giới cũng như ở nước ta thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Vận dụng phương pháp nghiên cứu này, đề tài đi từ cơ sở lý thuyết đề cập đến những gì xảy ra trong thực tế, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục hay cải tiến tình hình. Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu này là phù hợp với mục đích cơ bản mà đề tài cần đạt tới và thích ứng với quá trình đang tiếp tục tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước ta cũng như nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung.
Qua những phân tích và luận giải về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kế toán huy động vốn của ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí nói riêng, đề tài đưa ra các biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí, dựa trên sự đa dạng hoá về loại hình huy động vốn cùng các biện pháp hỗ trợ khác thông qua việc áp dụng và đề ra các biện pháp kiến nghị về công tác quản trị tài sản nợ, kiểm soát huy động vốn và một số biện pháp kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại đặc biệt là ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả.
4. Kết cấu của chuyên đề :
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành 2 chương:
CHƯƠNG I: Lý luận cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn và kế toán nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.
CHƯƠNG II: Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng ĐT & PT Uông Bí trong thời gian qua và Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn nói chung và kế toán huy động vốn nói riêng tại NHĐT và Phát triển Uông Bí.
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ
TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

I CÁC NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại.
1.1 Khái niệm NHTM
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước phát triển hầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một NHTM nhất định nào đó. NHTM được coi như là một định chế tài chính quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người. Mọi công dân đều chịu tác động từ các hoạt động của ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Để đưa ra một khái niệm chính xác và tổng quát về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất và mục mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp với tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Theo luật ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay như luật ngân hàng Ấn Độ năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ hay đầu tư”. Những định nghĩa như trên là căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động của NHTM.
Như vậy mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa về NHTM, nó tuỳ từng trường hợp vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, của từng lãnh thổ, nhưng khi đi sâu khai thác phân tích nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng.
Từ thực tiễn đó để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động các ngân hàng và TCTD khác, tạo điều thuận lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ban hành tháng 02/1997/QH 10 đã nêu: “NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
Theo như khái niệm trên thì NHTM sẽ hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp thực thụ, có hạch toán thu chi, có tính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và luôn tìm mọi cách tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên xét về chức năng và tính đặc thù thì giữa NHTM và doanh nghiệp kinh doanh thông thường lại có sự khác biệt lớn đó là: NHTM là doanh nghiệp kinh doanh đồng vốn, tức là ngân hàng vừa là cung cấp vốn, vừa là tiêu thụ đồng vốn.
Ngày nay trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tài chính là môi giới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng và quy mô, đa dạng và phong phú, hoạt động đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên sự khác biệt của NHTM với các tổ chức môi giới tài chính khác ở chỗ NHTM là ngân hàng kinh doanh tiền gửi ( chủ yếu là tiền gửi KKH ) và chính từ hoạt động đó đã tạo cơ hội cho NHTM có thể tăng bội số tiền gửi của khách hàng trong hệ thống ngân hàng của mình. Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các doanh nghiệp và các TCTD khác.
1.2 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng, nó được coi như “Trái tim”, “hệ tuần hoàn” của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân của mỗi nước không thể phát triển bền vững với tốc độ cao nếu không có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, là tác nhân tất yếu đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ nhất: Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân. Để tăng thu nhập quốc dân cần mở rộng quy mô sản xuất và lưu thông hàng hoá thì cần có vốn.
NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế. Bằng nguồn vốn huy động được, thông qua hoạt động tín dụng, NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, nhờ đó các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất.
Thứ hai: Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.
Hoạt động doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan, sản xuất phải đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để đáp ứng tốt các yêu cầu thị trường, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng lao động, không ngừng cải tiến máy móc thiết bị công nghệ sản xuất. Điều này đòi hỏi một lượng lớn vốn đầu tư.
Giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp tìm đến ngân hàng xin vay vốn nằm thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình. Như vậy thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.
Thứ ba: NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Bằng các hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
Qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM đã thực hiện dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi gián tiếp vai trò điều tiết vĩ mô.
Thứ tư: NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính thế giới.
Việc phát triển kinh tế mỗi quốc gia gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Vì vậy nền tài chính mỗi nước phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng với hoạt động kinh doanh của mình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này.
Với các nghiệp vụ kinh doanh NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương mở rộng. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, thanh toán quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
2 Những chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại.
2.1 Chức năng trung gian tài chính.
Do xuất phát từ thực trạng thừa thiếu vốn trong xã hội, NHTM với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ đã tạo điều hoà giữa cung và cầu vốn, ngân hàng huy động bằng cách nhận tiền gủi dân cư, doanh nghiệp, ngân sách tập trung thành một khối lượng lớn cho vay linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết đảm bảo quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá liên tục, để mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đó.
NHTM là một chủ thể tài chính huy động tập trung mọi nguồn vốn không kỳ hạn, có kỳ hạn, ngắn - trung - dài hạn, tiền gửi tiết kiệm, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người đi vay.
Với phương châm “đi vay để cho vay” nhằm mục tiêu lợi nhuận đã góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá, vòng quay của đồng tiền và thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất lưu thông hàng hoá.
Chức năng trung gian tài chính không chỉ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM mà còn góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là “đi vay để cho vay”.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TrngPhcNgh

New Member
Re: [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí

mình cần ad nhé, Thank ad
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong tiến trình hội nhập – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp thủy sản Tỉnh Bạc Liêu Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương Luận văn Kinh tế 1
D Hoàn thiện công nghệ, thiết bị và xây dựng dây chuyền sản xuất rượu đặc sản truyền thống, quy mô công nghiệp công suất 3 triệu lít năm Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top