adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.................................................16
1.1 Hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh..............16
1.1.1 Hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh........... 16
1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh................................................... 22
1.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp...........................................26
1.2.1. Xác định nội dung và chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh............................. 26
1.2.2. Xác định phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh........................................34
1.2.3. Tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh................................................................. 43
1.3 Đặc điểm phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên
thị trường chứng khoán......................................................................................................45
1.3.1 Đặc điểm của công ty cổ phần niêm yết có ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả
kinh doanh........................................................................................................................... 45
1.3.2 Đặc điểm phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên
thị trường chứng khoán...................................................................................................... 47
1.4 Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh trong các CTCP tại các nước trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................................49
1.4.1 Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết
tại một số nước trên thế giới.............................................................................................. 49
1.4.2 Bài học kinh nghiệm về phân tích hiệu quả kinh doanh cho các công ty cổ phần
niêm yết tại Việt Nam.........................................................................................................59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................61
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................................................................... 62
2.1 Tổng quan về hệ thống công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam ............................................................................................................................ 62
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam......................... 62
2.1.2 Tình hình phát triển của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam...................................................................................................................................... 67
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt
Nam...................................................................................................................................... 71
2.2 Tình hình thực tế phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam......................................................................73
2.2.1. Thực trạng nội dung và chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh..........................73
2.2.2. Thực trạng phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh..................................... 88
2.2.3. Thực trạng tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh............................................... 90
2.2.4 Kinh nghiệm phân tích HQKD của các công ty niêm yết tại các công ty chứng
khoán.................................................................................................................................... 93
2.3. Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.............................................................97
2.3.1 Về nội dung và chỉ tiêu phân tích............................................................................ 97
2.3.2 Về phương pháp phân tích......................................................................................101
2.3.3 Về tổ chức phân tích............................................................................................... 101
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG
TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM....................................................................................................105
3.1 Sự cần thiết, quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh
trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam..............105
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh...............................105
3.1.2 Quan điểm hoàn thiện............................................................................................. 107
3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện............................................................................................ 108
3.2 Các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................110
3.2.1 Xây dựng và lựa chọn nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh
doanh..................................................................................................................................110
3.2.2 Hoàn thiện cách thức vận dụng phương pháp phân tích......................................124
3.2.3 Hoàn thiện qui trình tổ chức phân tích..................................................................133
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp..............................................................................141
3.3.1 Về phía Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước...............................................................141
3.3.2 Về phía các công ty niêm yết................................................................................. 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................144
KẾT LUẬN................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 147
PHỤ LỤC...................................................................................................... 152
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của ngành tài chính nước ta. Sự ra đời của TTCK góp phần hoàn
thiện cơ cấu thị trường tài chính và tạo ra một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư
phát triển, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. So với
thời điểm mới đi vào hoạt động (tháng 7 năm 2000), TTCK chỉ có 2 công ty niêm
yết thì đến nay, số lượng các công ty niêm yết trên cả 2 sàn Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh đã hơn 600 công ty. Sự phát triển của thị trường phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó hiệu quả kinh doanh (HQKD) của các công ty niêm yết là một trong
những yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Những
thông tin về HQKD của các công ty luôn chiếm được sự quan tâm của đông đảo các
nhà quản lý và các nhà đầu tư, trở thành cầu nối quan trọng giữa các nhà đầu tư và
doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, tại các công ty cổ phần (CTCP) niêm yết trên TTCK
Việt Nam, nhận thức về phân tích HQKD, đặc biệt là thông tin công bố về HQKD
vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Việc phân tích và công bố thông tin liên quan
đến HQKD vẫn mang nặng tính hình thức, đối phó mà chưa thực sự phản ánh đúng
HQKD của các công ty. Chính vì vậy trong thời gian làm nghiên cứu sinh, tác giả đã
chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận
án tiến sĩ của mình.
Xét về mặt lý luận, phân tích HQKD là một trong những nội dung quan trọng
trong phân tích kinh doanh của DN, cung cấp những thông tin quan trọng về hiệu
quả sử dụng các nguồn lực của DN, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lợi
của DN. Thông tin về HQKD chính xác là căn cứ tin cậy, hữu ích cho người sử
dụng đánh giá đúng đắn vị thế và xu hướng phát triển của DN. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay có khá nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận và đánh giá khác nhau về
HQKD, đặc biệt là HQKD và phân tích HQKD của các công ty niêm yết trên TTCK.
Việc nghiên cứu để hoàn thiện phân tích HQKD của các công ty niêm yết cả về tổ
chức phân tích, phương pháp, nội dung phân tích là hết sức cần thiết.
Xét về mặt thực tiễn, những thông tin về HQKD của các công ty niêm yết có ý
nghĩa quan trọng không chỉ với TTCK mà còn rất quan trọng đối với bản thân các
công ty niêm yết và các nhà đầu tư.
+ Với TTCK: Để TTCK phát triển một cách ổn định và bền vững cần có
những hàng hoá với chất lượng tốt. Chất lượng hàng hoá trên TTCK được thể hiện
qua HQKD của chính các công ty niêm yết. Tuy nhiên, dù cho thị trường có hàng
hoá tốt nhưng những thông tin về các hàng hoá đó không được cung cấp minh bạch,
rõ ràng cũng không thể gây dựng được niềm tin cho nhà đầu tư. Chính vì vậy, một khi
thông tin về HQKD của các công ty niêm yết được công bố rõ ràng, minh bạch và được
phân tích, đánh giá khách quan sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm; từ đó, tạo
niềm tin cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường, góp phần phát triển TTCK bền vững.
+ Với các công ty niêm yết: Để có thể giành thắng lợi, tồn tại và phát triển
trong môi trường kinh tế cạnh tranh, các công ty niêm yết trên TTCK phải thể hiện được
đẳng cấp và vị thế của mình. Muốn vậy, công ty không thể bỏ qua yếu tố HQKD. Không
một nhà đầu tư nào quan tâm đến công ty khi mà công ty đó đang làm ăn thua lỗ, kết quả
kinh doanh giảm sút. Và ngược lại, một công ty kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được
sự quan tâm của nhà đầu tư. Điều này đã dẫn đến một thực trạng đáng buồn là nhiều
công ty tuỳ tiện trong việc cung cấp thông tin về HQKD, công bố thông tin giả tạo về
HQKD làm cho thông tin về HQKD thiếu minh bạch và chính xác. Bởi vậy, việc phân
tích HQKD có ý nghĩa hết sức thiết thực với các công ty niêm yết, nó là công cụ để công
ty công bố những thông tin về kết quả kinh doanh, về năng lực hoạt động, năng lực quản
lý, khả năng sinh lợi của DN đến nhà đầu tư. Mặt khác, những thông tin về HQKD còn
giúp DN truyền tải cả những thông điệp về chiến lược kinh doanh, về xu thế phát triển,
về tốc độ và nhịp điệu tăng trưởng của DN. Những thông tin này góp phần xây dựng và
tôn vinh hình ảnh DN, phát triển thương hiệu cũng như gia tăng giá trị của DN, thể hiện
vị thế của DN trên thị trường, góp phần tăng cường và củng cố niềm tin của các nhà đầu
tư vào DN.
+ Với các nhà đầu tư: Khi TTCK phát triển, hàng hoá của thị trường đa dạng
và phong phú, các nhà đầu tư sẽ có nhiều phương án lựa chọn. Sự phát triển của
TTCK một mặt đem lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, mặt khác cũng đặt nhà đầu tư
trước thách thức đòi hỏi họ phải có kiến thức và hết sức khôn ngoan trong việc lựa
chọn hàng hoá. Phân tích HQKD là một trong những công cụ giúp nhà đầu tư lựa
chọn được hàng hoá tốt. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có kiến thức
phân tích sâu rộng để tự phân tích, đánh giá HQKD của các công ty niêm yết. Do
vậy, các thông tin phân tích HQKD mà các công ty niêm yết cung cấp sẽ rất hữu ích
cho nhà đầu tư, giúp họ có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào DN,
khả năng thu lợi từ khoản đầu tư đó.
TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động hơn 10 năm, trong khoảng thời gian ngắn
ngủi nhưng có rất nhiều thăng trầm, thị trường có những lúc phát triển quá nóng
nhưng rồi lại suy thoái và hết sức ảm đảm. Có rất nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng
đến sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian qua nhưng một trong những
vấn đề được nhắc đến rất nhiều đó là sự thiếu minh bạch thông tin của thị trường.
Để TTCK đi vào ổn định và đúng bản chất, khắc phục được mặt trái của thị trường,
đòi hỏi phải nâng cao tính minh bạch về thông tin liên quan đến các DN niêm yết -
trong đó có thông tin về HQKD của DN - phải được đề cao. Vì vậy, việc hướng các
công ty niêm yết đến việc chuẩn hóa các thông tin nói chung và thông tin về HQKD
của DN nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng.
2. Tổng quan nghiên cứu
HQKD là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, khi DN tiến
hành sản xuất kinh doanh luôn mong muốn thu được lợi ích cao nhất, đạt được hiệu
quả cao nhất. Tuy nhiên, HQKD là một phạm trù kinh tế phức tạp, hiểu chính xác về
HQKD và vận dụng vào thực tiễn là một vấn đề không đơn giản. Các nhà kinh tế
cũng như các nhà phân tích cũng đã dành nhiều công sức nghiên cứu bản chất của
THÔNG TIN CỔ PHIẾU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CTCP Dược phẩm Viễn Đông cổ phần hóa năm 2005, sản xuất kinh doanh dược phẩm,
thực phẩm chức năng (đây là sản phẩm chủ lực, chiếm trên 95% doanh thu), hóa chất, bao
bì y tế và thiết bị y tế. DVD là doanh nghiệp mới trong ngành so với các công ty dược
khác tuy nhiên có chiến lược phát triển riêng và đang đạt tốc độ tăng trưởng rất nhanh trở
thành Công ty có doanh thu & lợi nhuận đứng thứ 3 trong ngành.
ĐIỂM TIN MỚI
DVD vừa hoàn tất phát hành thêm hơn 7 triệu cổ phiếu (hơn 6,5 triệu cho cổ đông hiện
hữu và còn lại cho CBCNV) để tăng vốn điều lệ từ 119 tỷ lên 190 tỷ đồng.
ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
DVD đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Do hoạt động kinh doanh của DVD mới
phát triển từ năm 2007 do đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đang đạt được rất cao.
Doanh thu năm 2009 tăng gấp đôi trong khi lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 6 lần so với
2007 chủ yếu đến từ thúc đầy sản lượng bán hàng dược phẩm thông qua hệ thống phân
phối của Công ty.
Định hướng phát triển trong giai đoạn 2010-2015 sẽ dựa trên hoạt động mua bán sát
nhập (M&A). Trong giai đoạn 2010 đến 2015, DVD đặt kế hoạch mua lại 5 công ty dược
có thế mạnh gia công hỗ trợ cho DVD để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, DVD
vừa đi vào hoạt động nhà máy mới Lili of France tại Bắc Ninh (DVD sở hữu 97%)
công suất thiết kế 2 tỷ đơn vị sản phẩm/năm. Trong giai đoạn đầu nhà máy chủ yếu
sản xuất thực phẩm chức năng. Việc đi vào hoạt động nhà máy mới sẽ giúp DVD tăng
mạnh năng lực sản xuất các mặt hàng chủ lực.
Hệ thống phân phối quy mô đứng thứ 2 trong ngành với số lượng nhân viên bán
hàng trên 600 người. DVD đang tập trung phát triển hệ thống bán hàng có quy mô vào
diện lớn trong ngành (quy mô nhân viên bán hàng của công ty đứng đầu là DHG khoảng
1.000 nhân viên). Hiện kênh phân phối của DVD thông qua các công ty con tại TP HCM,
Hà Nội, Đà Nẵng và 20 chi nhánh tại các tỉnh thành khác.
Rủi ro về quản lý chất lượng sản phẩm và các thông tin không tích cực trên thị
trường. Sản phẩm của DVD hiện phụ thuộc rất lớn vào quá trình gia công từ các nhà máy
thuê gia công ngoài. Do đó, quản lý chất lượng dược phẩm gia công là một rủi ro lớn đối
với DVD đặc biệt trong ngành Dược yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm.
Gần đây trên thị trường có các thông tin không mấy tích cực về việc DVD về việc điều
chuyển lợi nhuận và không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Mặc dù các thông tin
này chưa được xác minh nhưng làm cho chúng tui giữ quan điểm thận trọng hơn về khả
năng thực hiện kế hoạch phát triển M&A của Công ty.
QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ.
Do chưa có cơ sở để dự báo doanh thu và lợi nhuận, cũng như quan ngại về rủi ro quản
lý chất lượng gia công từ các nhà máy thuê ngoài và các thông tin về việc điều chuyển lợi
nhuận của DVD trong thời gian vừa qua. Do đó, chúng tui giữ quan điểm NẮM GIỮ đối
với cổ phiếu DVD
Giá thị trường (25/10/2010) 84.000
Giá thấp nhất 52 tuần 71.000
Giá cao nhất 52 tuần 150.000
Giá trị vốn hóa (tỷ VND) 1.550
SL cổ phiếu lưu hành 18.460.500
KLGD bình quân 10 ngày 5.387
THÔNG TIN TÀI CHÍNH
Đơn vị: tỷ VND 2009 2010F
Tổng tài sản 723 1.175
Vốn chủ sở hữu 430 619
Tổng doanh thu 1.024 1.284
Lợi nhuận sau thuế 109 188
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Chỉ tiêu 2009 2010F
Tăng trưởng DT 43,1% 40%
Tăng trưởng LNST 327% 73%
Tăng trưởng Tài sản 189% 63%
Tăng trưởng Vốn CSH 229% 44%
Tăng trưởng EPS 219% 8,5%
Lợi nhuận gộp biên 23,5% 25%
Lợi nhuận thuần biên 14,8% 16,9%
ROE 38,8% 36%
ROA 22,3% 19,9%
CHỈ TIÊU ĐỊNH GIÁ
Chỉ tiêu 2009 2010F
EPS (đồng/cổ phần) 9.167 9.943
P/E (lần) 9,2 8,45
P/B (lần) 2,33 2,57
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty CPTP Kinh Đô Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần liên minh du lịch toàn cầu Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại an phát Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty TRAPHACO Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top