daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam

MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ, TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........7
1.1. Thƣơng mại điện tử............................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm thƣơng mại điện tử.............................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của thƣơng mại điện tử....................................................... 10
1.1.3. Những loại hình thƣơng mại điện tử .................................................. 13
1.1.4. Lợi ích của thƣơng mại điện tử .......................................................... 14
1.2. Tranh chấp thƣơng mại điện tử ...................................................... 16
1.2.1. Khái niệm tranh chấp thƣơng mại điện tử.......................................... 16
1.2.2. Đặc điểm của tranh chấp thƣơng mại điện tử..................................... 17
1.2.3. Các loại tranh chấp thƣơng mại điện tử.............................................. 18
1.3. Pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử.................... 19
1.3.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ......... 19
1.3.2. Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ........ 20
1.3.3. Đặc điểm của pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ......... 22
1.3.4. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử
ở Việt Nam.......................................................................................... 22
1.3.5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ....................... 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM........................... 33
2.1. Hệ thống quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng
mại điện tử ......................................................................................... 33
2.1.1. Một số văn bản pháp luật quốc tế....................................................... 33
2.1.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thƣơng
mại điện tử .......................................................................................... 34
2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam...... 37
2.2.1. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thƣơng mại điện tử..................... 38
2.2.2. Giải quyết tranh chấp về tên miền...................................................... 53
2.2.3. Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại
điện tử ................................................................................................. 63
2.2.4. Giải quyết tranh chấp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của ngƣời tiêu
dùng trong thƣơng mại điện tử ........................................................... 65
2.3. Một số hạn chế và vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp
luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam .... 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................... 74
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM...................75
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh
chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam ............................................. 75
3.2. Các quy định pháp luật cần bổ sung, hoàn thiện để giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử ....................................................... 77
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về phƣơng thức giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử............................................................ 77
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật nội dung về thƣơng mại điện tử ....................... 78
3.2.3. Xây dựng và thừa nhận tính pháp lý cho cơ chế giải quyết tranh
chấp trực tuyến ................................................................................... 79
3.2.4. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhằm giải quyết có hiệu
quả tranh chấp thƣơng mại điện tử..................................................... 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................... 83
KẾT LUẬN.................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................86
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nƣớc ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nhằm phát triển kinh tế, xã hội, đƣa Việt Nam cơ bản thành nƣớc công
nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020, từng bƣớc bắt nhịp với xu thế phát
triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu định hƣớng phát triển:
“Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đi
lên số hóa, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ
đi nhanh và hiện đại ở những khâu quyết định [17]. Tại Đại hội Đảng lần thứ
IX tiếp tục nhấn mạnh:
Đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện
đại, công nghệ cao… tạo thị trƣờng cho khoa học và công nghệ, đổi
mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng
khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, quản lý, dịch vụ.
Có chính sách khuyến khích phù hợp và buộc các doanh nghiệp đầu
tƣ vào nghiên cứu đổi mới công nghệ [18].
Với sự bùng nổ công nghệ thông tin, mạng internet và các phƣơng tiện,
thiết bị số, thì Thƣơng mại điện tử và việc giải quyết các tranh chấp thƣơng
mại điện tử ở Việt Nam là một vấn đề lớn hiện nay làm đau đầu các nhà kinh
tế, các nhà lập pháp và cả doanh nghiệp. Việc nghiên cứu, làm rõ những vấn
đề xung quanh thƣơng mại điện tử và các tranh chấp liên quan đến thƣơng
mại điện tử là quan trọng và cần thiết. Đây là một công việc rất có ích về mặt
lâu dài vì nó đóng vai trò căn bản giúp cho các nhà lập pháp mỗi khi xây dựng
hay sửa đổi nhằm hoàn thiện luật, sẽ đƣa ra những quyết định thực sự phù hợp
và thiết thực đến quyền lợi của nhà nƣớc, của các doanh nghiệp trong và
ngoài nƣớc và của ngƣời dân, đó cũng chính là sự đóng góp không thể thiếu
của chúng ta vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa.
Về mặt lập pháp: Đây là một lĩnh vực mới mẻ và có sự biến chuyển
không ngừng. Một số văn bản quy phạm pháp luật nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật
Thƣơng mại 2005, Luật Công nghệ thông tin, Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng … đƣợc ban hành đã đề cập những vấn đề xung quanh Thƣơng mại
điện tử, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.
Về mặt thực tiễn: Thời gian qua, thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta đã có
những bƣớc phát triển đáng kể bởi những lợi ích to lớn mà hoạt động này
mang lại. Sự bùng nổ mạng internet, công nghệ số hóa đã làm thay đổi chóng
mặt nền kinh tế đất nƣớc trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn còn những tồn tại cần xem xét, nhìn nhận một cách nghiêm túc. Đó là
những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thƣơng mại
điện tử, đặc biệt là tình hình tội phạm công nghệ cao, lợi dụng những kẽ hở
của pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm tới lợi ích của ngƣời
tiêu dùng, của các doanh nghiệp và của Nhà nƣớc.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật giải quyết
các tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam” là cần thiết và có tính thời sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử đã đƣợc một số nhà khoa học,
luật gia, nhà kinh tế học quan tâm, nghiên cứu và đƣợc đề cập trong các công
trình, tạp chí.
Ở phạm vi quốc tế đã có rất nhiều văn bản pháp lý đƣợc xây dựng để
điều chỉnh lĩnh vực này nhƣ: Luật mẫu về thƣơng mại điện tử năm 1996, Luật
mẫu về chữ ký điện tử năm 2001 của UNCITRAL; Luật thống nhất về giao
dịch điện tử của Hoa Kỳ năm 1999; Luật Giao dịch điện tử của Singapore
năm 1998 v.v.
Tại Việt Nam, thƣơng mại điện tử cũng đã có những cơ sở pháp lý nhất
định. Song đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ, thực tiễn còn nhiều bất cập, các
nghiên cứu mới dừng lại ở những vấn đề chung về thƣơng mại điện tử, mà
chƣa nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về tranh chấp thƣơng mại điện tử, cũng
nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp về mặt pháp luật để giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực này. Có thể đề cập đến: Luận văn thạc sỹ luật học của tác
giả Vũ Hải Anh “Một số khía cạnh pháp lý về thương mại điện tử” năm 1999;
Luận văn thạc sỹ luật học “Xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương
mại điện tử ở Việt Nam” của tác giả Lê Hà Vũ năm 2006; “Những vấn đề pháp
ý về thương mại điện tử và việc áp dụng chúng ở Việt Nam” của tác giả Mai
Hồng Quỳ trong tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 02/2000; Luận văn thạc sỹ
của tác giả Phạm Vân Anh về đề tài “Hợp đồng thương mại điện tử” năm 2012
v.v. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có một đề tài nào đi sâu khai thác các quy định
của pháp luật về giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thƣơng mại điện tử,
để từ đó tìm ra những hạn chế trong quá trình áp dụng, cũng nhƣ đƣa ra các
giải pháp tối ƣu về mặt pháp luật để giải quyết.
Qua việc đánh giá tình hình nghiên cứu nêu, một lần nữa có thể khẳng
định việc tác giả lựa chọn chủ đề "Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh
chấp thương mại điện tử ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học là
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý
luận những nội dung cơ bản của thƣơng mại điện tử, tranh chấp thƣơng mại
điện tử và việc áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp
thƣơng mại điện tử trong thực tiễn, cũng nhƣ xác định những bất cập và
nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất hƣớng hoàn thiện pháp luật để
nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử trong thực tiễn
nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nƣớc.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình những
nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
Một là, làm sáng tỏ về mặt lý luận một số vấn đề liên quan đến thƣơng
mại điện tử, tranh chấp thƣơng mại điện tử và pháp luật về giải quyết tranh
chấp thƣơng mại điện tử.
Hai là, phân tích thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng
mại điện tử ở Việt Nam, những hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Ba là, đƣa ra kiến nghị, giải pháp để khắc phục và hoàn thiện các quy
định pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này tập trung nghiên cứu: Lý luận về thƣơng mại điện tử,
tranh chấp thƣơng mại điện tử; và thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp
thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử là vấn đề có nội
dung rộng và phức tạp. Vì vậy, trong phạm vi luận văn không thể xem xét
toàn diện tất cả các nội dung của vấn đề. Tác giả tập trung nghiên cứu các quy
định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và
thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử, tranh chấp tên miền, tranh chấp về sở
hữu trí tuệ v.v. Trên cơ sở đó luận văn đánh giá những hạn chế, tồn tại trong
quy định của pháp luật và đƣa ra hƣớng hoàn thiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Quá trình thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc về hoàn thiện pháp luật thích ứng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ:
- Phƣơng pháp lịch sử;
- Phƣơng pháp phân tích;
- Phƣơng pháp so sánh;
- Phƣơng pháp tổng hợp;
- Phƣơng pháp thống kê;
- Phƣơng pháp đối chiếu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo trong khoa học luật thƣơng mại Việt
Nam nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý
luận và thực tiễn pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở cấp độ
một luận văn thạc sỹ.
- Luận văn đã phân tích một cách có hệ thống và toàn diện một số vấn
đề lý luận về chế định thƣơng mại điện tử, giải quyết tranh chấp thƣơng mại
điện tử và pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử, nhƣ: Khái
niệm, các đặc điểm cơ bản, các loại tranh chấp thƣơng mại điện tử cơ bản, các
phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử v.v.
- Luận văn trình bày một số cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại
điện tử của một số doanh nghiệp điển hình, phân tích việc áp dụng các quy
phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử từ 2013 đến nay,
qua đó đánh giá thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử
ở Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt, trong phạm vi nhất định, luận văn
tập trung chỉ ra một số tồn tại, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng và những
nguyên nhân của thực trạng này để tìm ra giải pháp khắc phục.
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử cho phù hợp với chính sách pháp luật thƣơng
mại của Nhà nƣớc ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thƣơng mại điện tử, tranh chấp
thƣơng mại điện tử và pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử.
Chương 2: Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện
tử ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng
mại điện tử ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở
Việt Nam, những kết quả mà chúng tui đạt đƣợc thể hiện ở những điểm
chính sau đây:
Qua nghiên cứu luận văn đã làm sáng tỏ các nội dung cơ bản của
thƣơng mại điện tử, tranh chấp thƣơng mại điện tử và pháp luật giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử, nhƣ: Khái niệm, đặc điểm, đặc trƣng của
thƣơng mại điện tử; các loại hình thƣơng mại điện tử; khái niệm tranh chấp
thƣơng mại điện tử, các đặc trƣng của tranh chấp thƣơng mại điện tử, các loại
tranh chấp thƣơng mại điện tử; khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp
thƣơng mại điện tử, vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại
điện tử, các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử.
Kết quả nghiên cứu góp một phần nhằm khẳng định thƣơng mại điện tử
là một bộ phận của hoạt động thƣơng mại và tranh chấp thƣơng mại điện tử là
một phần trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do có những đặc trƣng
riêng biệt nên khi có xảy ra tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp trong
thƣơng mại điện tử cũng có những điểm riêng, khác biệt.
Các quy định pháp luật của nƣớc ta về thƣơng mại điện tử không ngừng
đƣợc sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, do sửa đổi, bổ
sung không đồng bộ, toàn diện nên các quy định về thƣơng mại điện tử ngày
càng bất cập làm hạn chế hiệu quả phát triển thƣơng mại điện tử cũng nhƣ
hiệu quả giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta. Trƣớc yêu cầu
đòi hỏi của công cuộc cải cách tƣ pháp, các quy định pháp luật hiện hành cần
đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật của
nƣớc ta nói chung và pháp luật về thƣơng mại điện tử nói riêng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
R Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top