thien_tinh_nho

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chế độ bầu cử; cơ chế đại diện, cách thực hiện quyền bầu cử, ứng cử; cách tiến hành bầu cử… để góp phần hoàn thiện các văn bản pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân (ĐB HĐND). Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn việc tổ chức bầu cử các khóa QH làm cơ sở cho việc hoàn thiện chế độ bầu cử ĐBQH và bầu cử ĐB HĐND. Nghiên cứu các cách bầu cử và làm rõ những nét đặc thù trong chế độ bầu cử ĐB của các nước để tham khảo và chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam. Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về chế độ bầu cử của Việt Nam - Những bất cập, tồn tại và nguyên nhân. Đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bầu cử của Việt Nam trong thời gian tới.
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Chƣơng 1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA BẦU CỬ TRONG CHẾ ĐỘ
NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
5
1.1. Bầu cử là cách thành lập ra cơ quan nhà nước 5
1.2. Bầu cử là hình thức quan trọng thực hiện nguyên tắc quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân
7
Chƣơng 2: THƢC ̣ TRAN ̣ G HỆ THÔ ́ NG PHÁP LU ẬT VỀ B ẦU
CỬ VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẦU CỬ HIỆN NAY
13
2.1. Thực trạng hệ thống pháp luật về bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND 13
2.1.1. Thực trạng pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội qua cuộc bầu
cử các khóa XI, XII
13
2.1.2. Thực trạng pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân qua
cuộc bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2004-2009
19
2.1.3. Những vấn đề mặt pháp lý đặt ra đối với cuộc bầu cử chung đại
biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ
2011-2016
23
2.1.4. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và luật bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân sửa đổi, bổ sung năm 2010 qua thực tiễn áp dụng
28
2.2 Thực tran ̣ g á p dun ̣ g phá p luâṭ về bầu cử trong thời gian qua 31
2.2.1. Về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 32
2.2.2. Về quyền bầu cử, quyền ứng cử 35
2.2.3. Về công tác hiệp thương trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân
41
2.2.4. Về phân chia đơn vị bầu cử, phân bổ người ứng cử ở các đơn vị
bầu cử, số dư người ứng cử
46
2.2.5. Về ngày bầu cử và trình tự bầu cử 48
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẦU CỬ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
49
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bầu cử 49
3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử 49
3.1.2. Đổi mới nhận thức, nâng cao ý thức người dân về bầu cử 51
Biểu đồ 3.1: Tư cách tham gia tại cuộc bầu cử Quốc hội gần nhất 54
3.1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bầu cử 56
3.1.4. Tăng cường công tác giám sát đối với bầu cử 62
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bầu cử
trong thời gian tới
64
3.2.1. Bổ sung nguyên tắc bầu cử tự do 64
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, số lượng đại biểu 65
3.2.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền bầu cử, quyền ứng cử 68
Biểu đồ 3.2: Số lượng người tự ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử 69
3.2.4. Cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức phụ trách bầu cử 71
3.2.5. Đổi mới cách thức lập danh sách cử tri và số lượng cử tri ở mỗi 73
khu vực bỏ phiếu
3.2.6. Đổi mới quy trình hiệp thương 75
Biểu đồ 3.3: Thành viên tham gia Hội nghị hiệp thương lựa chọn
ứng cử viên đại biểu Quốc hội
77
3.2.7. Sửa đổi, bổ sung các quy định về phân chia đơn vị bầu cử, phân
bổ người ứng cử ở các đơn vị bầu cử, số dư người ứng cử
80
3.2.8. Về ngày bầu cử và trình tự bầu cử 84
3.2.9. Bổ sung các quy định về phiếu bầu và cách thức bầu cử 85
3.2.10. Đổi mới cách bỏ phiếu 87
3.2.11. Về cách xác định kết quả bầu cử 88
KẾ T LUÂN ̣ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 94

1. Tính cấp thiết của luận văn:
Trong đời sống xã hội của nước ta, bầu cử có một vị trí và ý nghĩa chính trị
đặc biệt quan trọng. Kể từ khi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày 6 tháng 01 năm
1946 để bầu ra Nghị viện nhân dân khai sinh Quốc hội của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước ta đã trải qua 13
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Thực tiễn lịch sử đã cho thấy tất cả các cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội đều là những sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại đối với đất
nước. Bầu cử là môṭ trong những chế điṇ h pháp luâṭ quan tron ̣ g của ngành luâṭ Hiến
pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan thay mặt – cơ quan quyền lưc ̣
Nhà nước. Bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các c ấp là phương thứ c
thưc ̣ hiên ̣ thể chế dân chủ, thực hiện quyền công dân và quyền tham gia quả n lý đất
nướ c của ngườ i dân thông qua ngườ i đaị diên ̣ . Thông qua bầu cử , nhân dân tìm
kiếm, chọn lựa những người sẽ thay mặt cho họ quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước . Có thể nói , bầu cử là hình thứ c cho thấ y quyền lưc ̣ nhà nướ c
thuôc ̣ về nhân dân và là yếu tố không thể thiếu đươc ̣ trong chế đô ̣xã hôị dân chủ
đương đaị.
Chế độ bầu cử đã được hình thành t ừ những quy định trong các văn bản
pháp luật đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó đến nay, cơ sở
lý luận về chế độ bầu cử ở nước ta đã dần được bổ sung , thay đổi để phù hơp ̣ hơn
vớ i thưc ̣ tiên ̃ . Tuy nhiên, chế đô ̣bầu cử ở nướ c ta hiên ̣ vân ̃ còn nhiều vấn đề đăṭ ra
cần giải quyết , khắc phục. Tỷ lê ̣cử tri tham gia bỏ phiếu qua mỗi lần bầu cử
khá cao, nhưng thưc ̣ tế bầu cử vân ̃ còn mang năn ̣ g tính hình thứ c (ví dụ như : viêc ̣
ứng cử và hình thức tham gia tranh cử của các ứng cử viên ; cách thức tổ chức bầ u
cử …). Những quy điṇ h của pháp luâṭ về bầu cử ở nướ c ta vân ̃ còn nhiều bất câp ̣ ,
chưa phát huy đươc ̣ cao nhất tính dân chủ và chưa thâṭ sự phù hơp ̣ vớ i bối cảnh hiên ̣
nay, khi đất nướ c ta đang hôị nhâp ̣ sâu vào nền kinh tế thế giớ i. Làm thế nào để
nhân dân thưc ̣ sự trở thành chủ nhân c ủa quyền lưc ̣ nhà nư ớc và thông qua ch ế độ
bầu cử, ủy thác quyền lực ấy cho cơ quan quyền lưc ̣ nhà nư ớc cao nhất? Xây dưn ̣ g
nhà nước xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân đã và đang là xu hư ớng chủ đạo
và là muc ̣ tiêu hàng đầu của Đảng , nhà nước và nhân dân Việt Nam . Vì vậy, viêc ̣
nghiên cứ u cơ sở lý luân ̣ và thưc ̣ tiên ̃ trong và ngoài nướ c để hoàn thiên ̣ chế đô ̣bầu
cử ở nướ c ta là vấn đề quan tron ̣ g và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do nêu trên và với sự tâm huyết của mình, tui chọn đề tài:
“Hoàn thiện pháp luật về bầu cử - những vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm luận
văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
Mục đích của luận văn là góp phần hoàn thiện các qui định của pháp luật
hiện hành về bầu cử; việc vận dụng qui định của pháp luật về quy trình bầu cử trong
các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong những năm vừa qua, phân tích nguyên
nhân của những hạn chế trong qui định của pháp luật về bầu cử từ đó nêu lên một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định của pháp luật về bầu cử.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chế độ bầu cử; cơ chế đại
diện, cách thực hiện quyền bầu cử, ứng cử; cách tiến hành bầu cử…
để góp phần hoàn thiện các văn bản pháp luật về bầu cử ĐBQH và bầu cử ĐB
HĐND.
Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn việc tổ chức bầu cử các khóa QH làm cơ sở
cho việc hoàn thiện chế độ bầu cử ĐBQH và bầu cử ĐB HĐND.
Nghiên cứu các cách bầu cử và làm rõ những nét đặc thù trong chế
độ bầu cử ĐB của các nước để tham khảo và chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp
cho Việt Nam;
Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về chế độ bầu cử của Việt
Nam - Những bất cập, tồn tại và nguyên nhân.
Đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về bầu cử của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Tình hình nghiên cứu:
Thời gian qua, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về pháp luật bầu cử. Tuy
nhiên, các tác giả mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu một khía cạnh nào đó trong
bầu cử, ví dụ “Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Quốc hội”, “Qui trình bầu cử
đại biểu Quốc hội, thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả”, “Vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay”…
Còn một công trình nghiên cứu mang tính toàn diện về bầu cử (bao gồm cả bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân) trong giai đoạn hiện nay khi mà
Đảng và Nhà nước muốn tiến hành hai cuộc bầu cử này vào chung một thời điểm
thì chưa có, nó mới chỉ dừng lại ở các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn mang
tính kỹ thuật về bầu cử mà thôi.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của chế độ bầu cử , đi sâu vào vi ̣trí , vai
trò của bầu cử trong chế độ nhà nước ta hiện nay và nghiên cứu thực tiễn của hoạt
đôn ̣ g bầu cử ở nướ c ta trong thờ i gian qua và tham khảo kinh nghiêm ̣ môṭ số nước
trên thế giớ i . Từ đó , đưa ra nhân ̣ xét , khuyến nghi ̣về viêc ̣ sử a đổi , bổ sung, hoàn
chỉnh cơ sở lý luận và quy trình bầu cử , nhằm hoàn thiên ̣ chế đô ̣bầu cử đaị biểu ở
nướ c ta trong thờ i gian tớ i.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn:
Phương pháp luân ̣ của lu ận văn căn cứ vào quan điểm của Đảng về lý luận
xây dưn ̣ g chế đô ̣bầu cử đaị biểu th ể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, trong
Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: thống kê, diễn giải, phân tích,
tổng hợp, so sánh, nghiên cứu thực nghiệm, điều tra xã hội học,...
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Vị trí, vai trò củ a bầu cƣ̉ trong chế đô ̣nhà nƣớ c Viêṭ Nam
Chương II: Thƣc ̣ tran ̣ g hê ̣thố ng p háp luật về bầu cử và việc thực hiện
pháp luật bầu cử hiện nay
Chương III: Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam
trong thời gian tới.

Nghiên cứu cơ chế cho phép các ứng cử viên được vận động bầu cử trong
một khuôn khổ nhất định. Nên thiết lập một ngân hàng dữ liệu, các trang web
riêng cho các ứng cử viên, trong đó các thông tin về họ được lưu trữ và sẵn sàng
được cung cấp một cách đầy đủ. Cử tri có nhu cầu tìm hiểu về ứng cử viên nào
chỉ cần bấm vào một phím trên điện thoại, hay trên máy tính là có thể được đáp
ứng toàn bộ thông tin. Ngoài ra, cũng nên cho phép các ứng cử viên tự “quảng
cáo” về bản thân trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đài, báo đến các
hình thức áp phích, tờ rơi khác... ở một mức độ nhất định, được thẩm định bởi
một tổ chức phụ trách bầu cử có thẩm quyền để đảm bảo tính chính xác và trung
thực.
Phát huy vai trò tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng trong
quá trình bầu cử, đặc biệt là trong việc cung cấp thông tin về các ứng cử viên.
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta chủ yếu mới chỉ dừng ở
việc đưa tin một cách chung chung, còn ít quan tâm đến các ứng cử viên cụ thể.
Với tư cách là nhánh “quyền lực thứ tư”, các phương tiện thông tin đại chúng
cần cung cấp những thông tin có chiều sâu hơn, tiến tới phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu của từng ứng cử viên để giúp cử tri định hướng cho lựa
chọn của mình trong ngày bầu cử. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu một cơ chế
đưa tin và bình luận vừa đảm bảo tính dân chủ, vừa đảm bảo tính trung thực.
3.1.4. Tăng cường công tác giám sát đối với bầu cử
Để đánh giá một cuộc bầu cử có dân chủ thực sự hay không, người ta
thường xem xét các mục tiêu và cách tiến hành bầu cử đạt được ở mức
độ nào, có đảm bảo được nguyên tắc dân chủ, công bằng hay không (giữa các tổ
chức, các ứng cử viên và các cử tri). Điều này phụ thuộc một phần quan trọng
vào công tác tổ chức giám sát bầu cử.
Trong thời gian qua, ở nước ta công tác tổ chức giám sát bầu cử còn chưa
được quan tâm một cách đúng mức, dẫn đến một số nơi còn vi phạm các nguyên
tắc bầu cử dân chủ. Ví như nguyên tắc bình đẳng “một người, một phiếu” ai cũng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

0964322055

New Member
Re: Hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn. ThS. Luật: 60 38 01

cho mình xin link tải ạ..link vào không được
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
R Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top