thithiviet
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, công cuộc cải cách này vẫn diễn biến chậm hơn so với mục tiêu đặt ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do vướng mắc trong việc áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp hợp lý trong quá trình cổ phần hóa.
Với sự đổi mới mang tính toàn diện, Nghị định 187 đã khắc phục một số tồn tại của cơ chế cũ, tạo điều kiện đẩy mạnh hơn nữa tình hình sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, đồng thời góp phần hoàn thiện và phát triển các yếu tố thị trường đặc biệt là thị trường vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá ổn định và phát triển.
Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, Nghị định 187 và Thông tư số 126 quy định cụ thể hai phương pháp là phương pháp giá trị tài sản ròng và phương pháp dòng tiền chiết khấu, ngoài ra doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khác sau khi đã thoả thuận với Bộ tài chính.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện cổ phần hoá các DNNN sau khi Nghị định 187có hiệu lực thi hành cho thấy còn một số hạn chế, đặc biệt là về phương pháp định giá. Để có thể thực hiện tốt kế hoạch cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CPH, cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện cơ chế cổ phần hoá DNNN quy định tại Nghị định 187.
Gần đây, Bộ tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 187. Nhiều người hy vọng rằng Nghị định mới này sẽ khắc phục được nhiều bất cập hiện nay trong tiến trình cổ phần hoá, đặc biệt là về phương pháp định giá nhằm tránh thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” để nghiên cứu.
1- Mục đích nghiên cứu:
Một là : nghiên cứu cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hoá. Từ đó xem xét đến các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thường được áp dụng hiện nay.
Hai là : trên cơ sở lý thuyết, phân tích về thực trạng áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ba là : kiến nghị một số giải pháp nhắm hoàn thiện phương pháp định giá, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam.
2- Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng các phương pháp : kết hợp tư duy duy vật biện chững và duy vật lịch sử, kết hợp lý thuyết và thực tiễn, phương pháp đối chiếu so sánh và phân tích hoạt động kinh tế.
3- Kết cấu của chuyên đề:
Tên chuyên đề: Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Kết cấu: chuyên đề gồm phần mở đầu, 3 chương và kết luận.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá.
Chương 2: Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Cuối cùng, em xin chân thành Thank thầy giáo – ThS Nguyễn Đức Hiển. Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành chuyên đề này.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ.
1.1: Tổng quan về cổ phần hoá
1.1.1: Mục tiêu chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Tháng 11 năm 1991, tại Hội nghị lần hứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đề ra chủ trương cổ phần hoá DNNN. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi tư duy về quản lý kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong hệ thống doanh nghiệp. Nội dung dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn về con đường cổ phần hoá – con đường dẫn tới hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Cổ phần hoá là việc chuyển đổi những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu.
Như vậy, mục tiêu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần bao gồm:
Thứ nhất là tăng cường việc huy động vốn từ nhiều chủ thể bao gồm cả cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới cách nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ hai là đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ ba là thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
1.1.2: Đối tượng và điều kiện để cổ phần hoá
Theo Nghị định 187, việc cổ phần hóa áp dụng đối với công ty nhà nước không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hoá, bao gồm 4 đối tượng: tổng công ty nhà nước (kể cả ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước); công ty nhà nước độc lập; công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp cổ phần hoá). Trong đó, danh mục công ty nhà nước thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
Các công ty nhà nước trên chỉ được tiến hành cổ phần hoá khi còn vốn nhà nước (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi giảm trừ giá trị tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý; các khoản tổn thất do lỗ, giảm giá tài sản, công nợ không có khả năng thu hồi và chi phí cổ phần hoá.
Việc cổ phần hoá đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nhà nước chỉ được tiến hành khi thoả mãn 2 điều kiện sau: một là đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập; hai là không gây khó khăn hay ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hay các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
1.1.3: Các hình thức cổ phần hoá
Có 3 hình thức cổ phần hoá được áp dụng tại Việt Nam hiện nay
Thứ nhất là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ từng trường hợp vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ánh trong phương án cổ phần hoá.
Hai là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hay kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Ba là bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hay kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
1.1.4. Quy trình cổ phần hoá
KẾT LUẬN
Bên cạnh những chính sách phát triển doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính sách sắp xếp, cổ phần hoá DNNN là con đường dẫn tới hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vấn đề hiện nay là phải làm thế nào để thúc đẩy quá trình này đi nhanh hơn.
Để đẩy nhanh quá trình này, cần có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn từ quy trình cổ phần hoá, cách bán cổ phần… và đặc biệt là phương pháp định giá. Qua đó, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và tăng chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường vốn nói chung.
Tài liệu tham khảo
1 – Giáo trình thị trường chứng khoán
2 – Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán.
3 - Luật doanh nghiệp 2005
4 - Nghị định 187/2004/NĐ – CP.
5 – Thông tư 126/2004/TT – BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 187
6 - Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam – Hoàng Công Phụng, Phùng Thị Đoan.
7 – Tài liệu xác định giá trị doanh nghiệp của BVSC.
8 - Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 4 – 2006
9 – 2006
Tạp chí Tài chính số 5 – 2006
9 – 2006
5 – 2005
Tạp chí kế toán số 9 – 2005
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ. 3
1.1: Tổng quan về cổ phần hoá 3
1.1.1: Mục tiêu chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần 3
1.1.2: Đối tượng và điều kiện để cổ phần hoá 4
1.1.3: Các hình thức cổ phần hoá 4
1.1.4. Quy trình cổ phần hoá 5
1.2: Cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp 7
1.2.1: Lý luận về doanh nghiệp và xác định giá trị doanh nghiệp. 7
1.2.2: Các khái niệm liên quan đến định giá doanh nghiệp 11
1.3: Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 13
1.3.1: Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền 13
1.3.1.1: Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) 13
1.3.1.2. Phương pháp chiếu khấu luồng cổ tức ( DDM ). 25
1.3.2: Xác định giá trị doanh nghiệp theo hệ số P/E 30
1.3.2.1: Xác định hệ số P/E hợp lý của doanh nghiệp 30
1.3.2.2: Nguyên tắc định giá theo phương pháp hệ số P/E 32
1.3.3: Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng có điều chỉnh 33
1.3.3.1: Cơ sở định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng có điều chỉnh 33
1.3.3.2: Các phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng 34
1.4: Khả năng ứng dụng của các phương pháp 40
1.5: Vai trò của định giá doanh nghiệp 42
1.5.1: Vai trò đối với nhà đầu tư. 42
1.5.2: Vai trò đối với chủ thể phát hành 43
1.5.3: Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 43
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ TẠI VIỆT NAM. 44
2.1. Tiến trình cổ phần hoá tại Việt Nam. 44
2.1.1. Những kết quả tích cực. 44
2.1.2. Những hạn chế cần được khắc phục. 45
2.2. Thực tế áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp tại 46
Việt Nam. 46
2.2.1. Phương pháp tài sản 46
2.2.1.1. Một số khái niệm và đối tượng áp dụng 46
2.2.1.2. Một số vấn đề về phương pháp tài sản. 53
2.2.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu 58
2.2.2.1. Khái niệm và đối tượng áp dụng 58
2.2.2.2. Nội dung của phương pháp dòng tiền chiết khấu 59
2.2.3. Phương pháp hệ số P/E 64
2.3. Những hạn chế trong định giá doanh nghiệp tại Việt Nam 64
2.3.1.Phương pháp tài sản ròng: 65
2.3.2.Phương pháp dòng tiền chiết khấu: 68
Chương 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. 69
3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cổ phần hoá. 69
3.1.1. Mở rộng đối tượng và điều kiện cổ phần hoá. 69
3.1.2. Quy trình cổ phần hoá. 70
3.2. Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp. 78
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá 71
3.2.2. Một số kiến nghị 75
KẾT LUẬN 79
Tài liệu tham khảo 80
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, công cuộc cải cách này vẫn diễn biến chậm hơn so với mục tiêu đặt ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do vướng mắc trong việc áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp hợp lý trong quá trình cổ phần hóa.
Với sự đổi mới mang tính toàn diện, Nghị định 187 đã khắc phục một số tồn tại của cơ chế cũ, tạo điều kiện đẩy mạnh hơn nữa tình hình sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, đồng thời góp phần hoàn thiện và phát triển các yếu tố thị trường đặc biệt là thị trường vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá ổn định và phát triển.
Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, Nghị định 187 và Thông tư số 126 quy định cụ thể hai phương pháp là phương pháp giá trị tài sản ròng và phương pháp dòng tiền chiết khấu, ngoài ra doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khác sau khi đã thoả thuận với Bộ tài chính.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện cổ phần hoá các DNNN sau khi Nghị định 187có hiệu lực thi hành cho thấy còn một số hạn chế, đặc biệt là về phương pháp định giá. Để có thể thực hiện tốt kế hoạch cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CPH, cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện cơ chế cổ phần hoá DNNN quy định tại Nghị định 187.
Gần đây, Bộ tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 187. Nhiều người hy vọng rằng Nghị định mới này sẽ khắc phục được nhiều bất cập hiện nay trong tiến trình cổ phần hoá, đặc biệt là về phương pháp định giá nhằm tránh thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” để nghiên cứu.
1- Mục đích nghiên cứu:
Một là : nghiên cứu cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hoá. Từ đó xem xét đến các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thường được áp dụng hiện nay.
Hai là : trên cơ sở lý thuyết, phân tích về thực trạng áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ba là : kiến nghị một số giải pháp nhắm hoàn thiện phương pháp định giá, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam.
2- Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng các phương pháp : kết hợp tư duy duy vật biện chững và duy vật lịch sử, kết hợp lý thuyết và thực tiễn, phương pháp đối chiếu so sánh và phân tích hoạt động kinh tế.
3- Kết cấu của chuyên đề:
Tên chuyên đề: Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Kết cấu: chuyên đề gồm phần mở đầu, 3 chương và kết luận.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá.
Chương 2: Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Cuối cùng, em xin chân thành Thank thầy giáo – ThS Nguyễn Đức Hiển. Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành chuyên đề này.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ.
1.1: Tổng quan về cổ phần hoá
1.1.1: Mục tiêu chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Tháng 11 năm 1991, tại Hội nghị lần hứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đề ra chủ trương cổ phần hoá DNNN. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi tư duy về quản lý kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong hệ thống doanh nghiệp. Nội dung dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn về con đường cổ phần hoá – con đường dẫn tới hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Cổ phần hoá là việc chuyển đổi những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu.
Như vậy, mục tiêu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần bao gồm:
Thứ nhất là tăng cường việc huy động vốn từ nhiều chủ thể bao gồm cả cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới cách nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ hai là đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ ba là thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
1.1.2: Đối tượng và điều kiện để cổ phần hoá
Theo Nghị định 187, việc cổ phần hóa áp dụng đối với công ty nhà nước không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hoá, bao gồm 4 đối tượng: tổng công ty nhà nước (kể cả ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước); công ty nhà nước độc lập; công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp cổ phần hoá). Trong đó, danh mục công ty nhà nước thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
Các công ty nhà nước trên chỉ được tiến hành cổ phần hoá khi còn vốn nhà nước (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi giảm trừ giá trị tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý; các khoản tổn thất do lỗ, giảm giá tài sản, công nợ không có khả năng thu hồi và chi phí cổ phần hoá.
Việc cổ phần hoá đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nhà nước chỉ được tiến hành khi thoả mãn 2 điều kiện sau: một là đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập; hai là không gây khó khăn hay ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hay các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
1.1.3: Các hình thức cổ phần hoá
Có 3 hình thức cổ phần hoá được áp dụng tại Việt Nam hiện nay
Thứ nhất là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ từng trường hợp vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ánh trong phương án cổ phần hoá.
Hai là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hay kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Ba là bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hay kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
1.1.4. Quy trình cổ phần hoá
KẾT LUẬN
Bên cạnh những chính sách phát triển doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính sách sắp xếp, cổ phần hoá DNNN là con đường dẫn tới hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vấn đề hiện nay là phải làm thế nào để thúc đẩy quá trình này đi nhanh hơn.
Để đẩy nhanh quá trình này, cần có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn từ quy trình cổ phần hoá, cách bán cổ phần… và đặc biệt là phương pháp định giá. Qua đó, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và tăng chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường vốn nói chung.
Tài liệu tham khảo
1 – Giáo trình thị trường chứng khoán
2 – Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán.
3 - Luật doanh nghiệp 2005
4 - Nghị định 187/2004/NĐ – CP.
5 – Thông tư 126/2004/TT – BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 187
6 - Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam – Hoàng Công Phụng, Phùng Thị Đoan.
7 – Tài liệu xác định giá trị doanh nghiệp của BVSC.
8 - Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 4 – 2006
9 – 2006
Tạp chí Tài chính số 5 – 2006
9 – 2006
5 – 2005
Tạp chí kế toán số 9 – 2005
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ. 3
1.1: Tổng quan về cổ phần hoá 3
1.1.1: Mục tiêu chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần 3
1.1.2: Đối tượng và điều kiện để cổ phần hoá 4
1.1.3: Các hình thức cổ phần hoá 4
1.1.4. Quy trình cổ phần hoá 5
1.2: Cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp 7
1.2.1: Lý luận về doanh nghiệp và xác định giá trị doanh nghiệp. 7
1.2.2: Các khái niệm liên quan đến định giá doanh nghiệp 11
1.3: Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 13
1.3.1: Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền 13
1.3.1.1: Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) 13
1.3.1.2. Phương pháp chiếu khấu luồng cổ tức ( DDM ). 25
1.3.2: Xác định giá trị doanh nghiệp theo hệ số P/E 30
1.3.2.1: Xác định hệ số P/E hợp lý của doanh nghiệp 30
1.3.2.2: Nguyên tắc định giá theo phương pháp hệ số P/E 32
1.3.3: Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng có điều chỉnh 33
1.3.3.1: Cơ sở định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng có điều chỉnh 33
1.3.3.2: Các phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng 34
1.4: Khả năng ứng dụng của các phương pháp 40
1.5: Vai trò của định giá doanh nghiệp 42
1.5.1: Vai trò đối với nhà đầu tư. 42
1.5.2: Vai trò đối với chủ thể phát hành 43
1.5.3: Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 43
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ TẠI VIỆT NAM. 44
2.1. Tiến trình cổ phần hoá tại Việt Nam. 44
2.1.1. Những kết quả tích cực. 44
2.1.2. Những hạn chế cần được khắc phục. 45
2.2. Thực tế áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp tại 46
Việt Nam. 46
2.2.1. Phương pháp tài sản 46
2.2.1.1. Một số khái niệm và đối tượng áp dụng 46
2.2.1.2. Một số vấn đề về phương pháp tài sản. 53
2.2.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu 58
2.2.2.1. Khái niệm và đối tượng áp dụng 58
2.2.2.2. Nội dung của phương pháp dòng tiền chiết khấu 59
2.2.3. Phương pháp hệ số P/E 64
2.3. Những hạn chế trong định giá doanh nghiệp tại Việt Nam 64
2.3.1.Phương pháp tài sản ròng: 65
2.3.2.Phương pháp dòng tiền chiết khấu: 68
Chương 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. 69
3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cổ phần hoá. 69
3.1.1. Mở rộng đối tượng và điều kiện cổ phần hoá. 69
3.1.2. Quy trình cổ phần hoá. 70
3.2. Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp. 78
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá 71
3.2.2. Một số kiến nghị 75
KẾT LUẬN 79
Tài liệu tham khảo 80
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: