rica17

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
TÓM TẮT
Các doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công phải tạo ra lợi thế cạnh tranh
của riêng mình. Với tình hình hiện nay, một chuỗi cung ứng tốt sẽ góp phần tạo thế
mạnh từ yếu tố bên trong doanh nghiệp, xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Trong quá trình công tác tại văn phòng thay mặt GlaxoSmithKline Việt Nam,
tác giả nhận thấy trong nhiều trường hợp, thuốc chưa đến người bệnh kịp lúc, làm
doanh nghiệp mất doanh thu, giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Nguyên
nhân là do hoạt động quản trị chuỗi cung ứng chưa được hoàn thiện. Nhận thức
được tầm quan trọng của một chuỗi cung ứng tốt, tác giả chọn đề tài này cho
nghiên cứu của mình nhằm đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quản
trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp.
Trong luận văn, tác giả đã làm rõ một cách tổng quát lý luận về Logistics và
quản trị chuỗi cung ứng về khái niệm, vai trò, các yếu tố trong Logistics và quản trị
chuỗi cung ứng, chứng minh quản trị chuỗi cung ứng bao gồm luôn cả Logistics.
Đây là cơ sở lí luận để tác giả phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của văn
phòng thay mặt GlaxoSmithKline Việt Nam để đánh giá những tồn tại, khó khăn
làm cho chuỗi cung ứng chưa được hoàn thiện. Sau đó, tác giả đã đưa ra các giải
pháp khả thi nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp. Cuối cùng, tác giả
đã đề ra các kiến nghị cụ thể để giúp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của
GlaxoSmithKline Việt Nam.
CHUỖI CUNG ỨNG.................................................................................................5
1.1 LÝ THUYẾT VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ LOGISTICS.........................5
1.1.1 Logistics .....................................................................................................5
1.1.2 Khái niệm về quản trị Logistics..................................................................9
1.2 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG. ...................................12
1.2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng............................12
1.2.2 Mô hình và thành phần cơ bản của quản trị chuỗi cung
ứng (SCM). ...............................................................................................15
1.2.3 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng. .....................................................17
1.2.4 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng (SCM). ...........................................18
1.2.5 Thách thức của quản trị chuỗi cung ứng...................................................19
1.2.6 Nguyên tắc cốt lõi thực hiện thành công quản trị chuỗi
cung ứng. .................................................................................................21
1.2.7 Hành động cụ thể để đạt được chuỗi cung ứng tối ưu..............................22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
VPĐD GlAXOSMITHKLINE VIỆT NAM ............................................................26
2.1 GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. ..............................................26
2.2 GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM GSK
VÀ VPĐD GSK VIỆT NAM..........................................................................29
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về tập đoàn dược phẩm GSK.....................................29
2.2.2 Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của VPĐD GSK ..............32
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
VPĐD GSK VIỆT NAM...............................................................................34
2.3.1 Yếu tố thông tin thị trường tác động đến việc sản xuất............................35
2.3.2 Yếu tố vận chuyển. ...................................................................................38
2.3.3 Yếu tố tồn kho. .........................................................................................44
2.3.4 Yếu tố định vị. ..........................................................................................46
2.3.5 Yếu tố thông tin ........................................................................................46
2.4 NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ KHÓ KHĂN CỦA HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI GSK VIỆT NAM.............................49
2.4.1 Những vấn đề trong quản trị chuỗi cung ứng...........................................49
2.4.2 Những khó khăn trong việc hoàn thiện chuỗi cung ứng
tại GSK Việt Nam.....................................................................................50
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN
TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI VPĐD GSK VIỆT NAM .......................................53
3.1 MỤC ĐÍCH VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP. .....................54
3.2 CÁC GIẢI PHÁP. ...........................................................................................54
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức nhân sự cho phòng Chuỗi cung ứng..........................54
3.2.2 Dự báo nhu cầu trong mức chênh lệch 10% đối hàng thuốc tây ..............57
3.2.3 Đầu tư công nghệ để hỗ trợ tối đa cho quá trình
kinh doanh của GSK.................................................................................59
3.2.4 Tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự của GSK và
các đối tác, nâng cao chất lượng dịch vụ của DHL, Zuellig. ...................61
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ. ..........................................................................................63
3.3.1 Kiến nghị với tập đoàn..............................................................................63
3.3.2 Kiến nghị với các đối tác. .........................................................................64
3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước. ..........................................................................64
KẾT LUẬN...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
đến Việt Nam khoảng từ bốn đến năm tuần. Đối với hàng chuyên chở bằng đường
hàng không, Logistics nhắc đơn hàng trước khoảng hai tuần trước ngày hàng về
(xem thêm Phụ lục số 2). Công việc này giúp hàng hóa được về Việt Nam đúng
theo dự định. Tuy nhiên, công việc này mang tính thủ công nên hiệu quả không
tuyệt đối. Theo trình tự, DHL sẽ nhận nguyên bộ chứng từ từ nhà máy để xuất
hàng đi là packing list (danh mục hàng hóa được đóng gói và gởi đi), certificate of
analyst-COA (giấy chứng nhận kiểm nghiệm chất lượng), certificate of origin –CO
(giấy chứng nhận xuất xứ). Ngay khi có bộ chứng từ, DHL gởi cho Zuellig và GSK
Viêt Nam để kiểm tra chứng từ có hợp lệ cho việc khai báo Hải Quan. Khi hàng
được chuyển đi, DHL sẽ xuất vận đơn (B/L) hay không vận đơn (AWB) và gởi về
cho Zuellig, Zuellig xử lí một bộ chứng từ nhập khẩu hoàn chỉnh và gởi qua nhà
nhập khẩu Phytopharma. Hiện nay, Zuellig kiểm tra thông tin chứng từ, phản hồi
chậm nên các hoạt động kế tiếp bị ách tắt. Nguyên nhân do nhân sự Zuellig cũng
thay đổi liên tục, người mới nên chưa quen việc bằng người đã có kinh nghiệm và
thâm niên. Khối lượng công việc nhiều mà đối tác chỉ có một người phụ trách nên
chất lượng dịch vụ chưa cao. Một ví dụ sau cho thấy hậu quả của thông tin không
chính xác. Mặt hàng Isotrex 0.05% được bên bộ phận pháp chế của GSK đăng kí
với Cục quản lí Dược là hàng thuốc. Tuy nhiên, xét về hoạt chất trên toa thuốc, Hải
quan Việt Nam liệt kê vào danh mục hàng mỹ phẩm. Vấn đề này có từ lâu nhưng
GSK và Zuellig đều chưa có sự thống nhất về loại hàng hóa vì các qui định xét
duyệt chủng hàng hóa từ Hải quan Việt Nam riêng với Cục Quản Lí Dược. Khi Bộ
Công Thương ban hành thông báo số 197/TB-BCT ngày 06 tháng 5 năm 2011 cấm
các hàng mỹ phẩm, điện thoại di động, rượu nhập về hàng đường hàng không, mà
chỉ qua ba cảng biển quốc tế là Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Người phụ trách đặt hàng đồng ý cho hàng Isotrex cream nhập về bằng đường hàng
không. Họ được biết đây là hàng thuốc nên không bị ảnh hưởng của qui định trên.
Trong khi đó, hàng bị liệt kê là hàng mỹ phẩm theo tiêu chuẩn xét duyệt của Hải
quan. Chuyến hàng đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 1 tháng 6 năm 2011.
Đến ngày 1 tháng 9 năm 2011 chuyến hàng phải trả về Singapore vì Hải quankhông cho nhập hàng vào Việt Nam theo qui định trên. GSK đã tốn khoản tiền xuất
trả cùng với chi phí lưu kho hai tháng tại sân bay khoảng 30 triệu đồng, hàng thì
đang hết trên thị trường, tổn thất về doanh thu cho GSK.
Chuỗi cung ứng là một quá trình các hoạt động liên kết với nhau. Một hoạt
động chuỗi cung ứng hoàn thiện là các thông tin phải được cập nhật kịp thời, đúng
thời điểm để có các giải pháp đúng lúc. Hiện nay, nhìn chung dòng chu chuyển
thông tin chưa đồng bộ nên cũng có xảy ra một vài trường hợp để lại hậu quả
nghiêm trọng. Do đó, để tối ưu hóa quá trình Logistics, hoàn thiện quản trị chuỗi
cung ứng, GSK Việt nam-Zuellig-DHL cần có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ
hơn nữa.
Ngoài ra, theo qui định của Bộ Y Tế, nhằm nâng cao khả năng nhận thức của
bệnh nhân, các dược phẩm nhập về Việt Nam phải có tiếng Việt trước khi bán ra
thị trường. Khi hàng về kho Zuellig, Zuellig kiểm tra ngẫu nhiên hàng nhập về, nếu
hàng đã đúng theo qui định của Nhà Nước thì Zuellig dán thêm tem Doanh Nghiệp
Nhập Khẩu-DNNK- Phytopharma. Nếu hộp thuốc vẫn còn để thông tin bằng tiếng
Anh thì cần bổ sung tem toa tiếng Việt cho việc dán lại nhãn hàng hóa. Đây là một
trong những công đoạn được GSK quản lí rất chặc chẽ, nhằm chống lại các nhà in
khác cũng in và nhái tem của GSK, nội dung trên tem toa cũng được kiểm duyệt
cẩn thận. Tuy nhiên thông tin không được kiểm duyệt chính xác, cũng để lại một
hậu quả. Ví dụ năm 2010, thông tin chính xác trên toa thuốc của Seretide là xịt mũi
nhưng toa thuốc in nhằm là xịt họng. Việc xịt ở mũi với họng không có ảnh hưởng
gì lớn đến sức khỏe người dùng thuốc, mà tác dụng của thuốc chưa được phát huy
tối đa. GSK Việt Nam đã có chiến lược thu hồi hàng về để điều chỉnh lại, nhằm
đảm bảo uy tín cho GSK cũng như an toàn cho bệnh nhân. Đây cũng là qui định và
chính sách của GSK toàn cầu. Một điểm cần chú ý trong việc truyền đạt thông tin
giữa các bên liên quan. Như vậy, chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động được
nối kết nhau qua truyền đạt thông tin, nếu thông tin tốt sẽ góp phần giúp cho nó
được hoàn thiện và ngược lại.
Khi hàng nhập về kho Zuellig, nếu hàng bị hư hỏng, thiếu, GSK phản hồi với
nhà máy hay bên giao nhận hàng nhằm các bên đối tác tìm ra nguyên nhân để cải
thiện cho các lô hàng sau. Nếu hàng hóa đủ tiêu chuẩn cho bán, thì Zuellig nhập vô
hệ thống SDS1. Hệ thống SDS gởi báo cáo tự động về hàng nhập cho GSK Việt
Nam, GSK Việt Nam nhận báo cáo vào sáng hôm sau biết được hàng đã được vào
kho Zuellig. Dựa trên báo cáo này, người phụ trách Logistics nhập đơn hàng vô hệ
thống JDE2 của GSK, hệ thống JDE tự động liên kết với hệ thống MGX3 kết thúc
giao dịch của một đơn hàng. Hệ thống này liên kết với người gởi hàng ở nước
ngoài, họ cũng biết được đơn hàng và chuyến hàng về đến nơi an toàn.(Xem thêm
Phụ lục số 3).
Sau khi phân tích tổng quan thực trạng chuỗi cung ứng tại VPĐD GSK Việt
Nam. Chúng ta thấy nổi trội hai vấn đề chính là dòng chu chuyển thông tin rất quan
trọng để có được quá trình Chuỗi cung ứng hoàn hảo, đồng thời muốn xây dựng và
phát triển phòng Chuỗi cung ứng thì cần cấu trúc lại công tác nhân sự của phòng để
có người dẫn dắt cả phòng.
2.3.3 Yếu tố tồn kho.
GSK áp dụng tốt hệ thống đúng lúc (JIT-Just in time). Nhà máy sản xuất
theo đơn hàng đặt trước, hay còn gọi là sản xuất kéo, giảm số lượng hàng bị tồn kho
ở nhà máy. Hàng hóa còn mới khi được tung ra thị trường, cũng như giải phóng
được kho cho chứa đơn hàng khác. Hiện nay, nhà máy và các thị trường phối hợp
chặt chẽ, nhịp nhàng. Với qui định rõ ràng, chuẩn mực, các bên phải làm theo, đến
nay, qui trình này vẫn được thực hiện rất tốt.
Thứ nhất xét việc dự trữ hàng tại Việt Nam. Tất cả các hàng thuốc của GSK
đều được giữ tại kho hàng của nhà phân phối-Zuellig, Vắc xin thì một phần ở tại
kho Sapharco khi chưa có kết quả kiểm tra từ Viện kiểm định Cencobi. Theo qui
định hiện nay, khi hàng vắc xin nhập về Việt nam, Sapharco gởi mẫu kiểm tra đến
1 SDS: là hệ thống ghi nhận các quá trình nhập vào, xuất ra của hàng hóa ở Zuellig Pharma Việt Nam.
2 JDE: là hệ thống ghi nhận các quá trình nhập vào, xuất ra của hàng hóa ở GSK Việt Nam
3 MGX: một hệ thống liên kết đơn hàng giữ nhà máy và thị trường.(nói rõ hơn ở phần yếu tố thông tin)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top