Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu chè ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
PHỤ LỤC
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
I-Vai trò của hoạt động XK và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK
1. Khái niệm và vai trò của hoạt động XK
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới XK
II-Nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế
1. Hợp đồng xuất khẩu
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thương mạI quốc tế
III-Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1. Các bước thực hiện hợp đồng XK
2. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng XK
ỉ Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá
ỉ Kiểm tra L/C (nếu thanh toán bằng L/C)
ỉ Chuẩn bị hàng xuất khẩu
ỉ Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu
ỉ Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm (nếu có )
ỉ Làm thủ tục hải quan
ỉ Giao hàng cho người vận ải
ỉ Thanh toán hợp đồng xuất khẩu
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_hoan_thien_quy_trinh_to_chuc_thuc_hien_hop_dong_xuat_DLO94PvS6Z.png /tai-lieu/de-tai-hoan-thien-quy-trinh-to-chuc-thuc-hien-hop-dong-xuat-khau-che-o-cong-ty-xuat-nhap-khau-ha-tay-93471/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trải qua một chặng đường lịch sử biến đổi với những thăng trầm, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây với 40 năm xây dựng và trưởng thành vẫn luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Từ năm 1986 đến nay thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã có nhiều thay đổi trong quản lý, tổ chức và hoạt động kinh doanh để có thể phù hợp với thực tế của nền kinh tế thị trường.
Thực hiện nghị định 338 của chính phủ Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một đơn vị hạch toán độc lập. Công ty có tư cách pháp nhân được uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây ra quyết định thành lập doanh nghiệp số 471/QĐ-UB ngày 01/12/1992 với số vốn là 3 tỷ 927 triệu đồng. Trong đó vốn cố định là 2 tỷ 599 triệu đồng, vốn lưu động là 1 tỷ 328 triệu đồng.
-Tên bằng tiếng việt: Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, viết tắt là UNIMEX Hà Tây.
-Tên giao dịch đối ngoại: Hà Tây Import- Export Corporation.
- Công ty có trụ sở chính tại 16A Trần Đăng Ninh- Thị xã Hà Đông -Tỉnh Hà Tây.
- Công ty là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Hà Tây, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và là một pháp nhân tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật.
Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ hiện tại của Công ty.
2.1 -Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty.
Nguyên tắc tổ chức Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước.
Công ty được tổ chức theo mô hình sau:
Giám đốc
Phòng KH-TT
Phòng TC-HC
Phòng KT-TC
Phó giám đốc
V.phòng đại diện
Các chi nhánh
Các trạm K.doanh
Xí nghiệp Tơ thảm thêu
Các phòng Nghiệp vụ KD
Chú thích: quan hệ chỉ đạo trực tiếp
quan hệ phối hợp
Phòng KH-TT: phòng kế hoạch thị trường
Phòng TC-HC: phòng tổ chức hành chính
Phòng KT-TC: phòng kế toán tài chính
2.2 -Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
a)Chức năng và nhiệm vụ chung của Công ty:
- Căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 471/QĐ-UB và giấy phép đăng ký kinh doanh số 2061.002-GP Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây có các chức năng sau:
+ Về xuất khẩu: tổ chức sản xuất, chế biến gia công và thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm, hải sản, hàng may mặc, hàng thêu ren, dược liệu gốm sứ, đá ốp lát, tơ tằm và các mặt hàng xuất khẩu tổng hợp nguyên vật liệu, thiết bị, linh kiện phụ tùng sản xuất, sản phẩm cơ khí.
+ Về nhập khẩu: nhập vật tư hoá chất, sắt thép xây dựng phục vụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, TV, linh kiện điện tử, CKD, xe đạp, đường, sữa, thiết bị máy móc, linh kiện phục vụ sản xuất, thiết bị y tế...
- Để thực hiện tốt chức năng hoạt động của mình Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đặt ra cho mình các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện được các mục tiêu và nội dung hoạt động của Công ty.
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ thương mại và nhà nước các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.
+ Tuân thủ pháp luật nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và đối ngoại, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
b) Chức năng của các phòng ban trong Công ty.
- Phòng kế hoạch thị trường:
+Xây dựng định hướng phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn (5- 10 năm) của toàn Công ty.
+ Tổng hợp kế hoạch quý, năm của các đơn vị trực tiếp kinh doanh.
+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phối hợp với các phòng kế toán tài chính giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị thành viên.
+Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, thẩm định các phương án sản suất kinh doanh, đề xuất ý kiến với giám đốc thời gian kiểm tra thẩm định không quá 2 ngày kể từ khi nhận được hợp đồng và các phương án các đơn vị gửi đến.
+ Chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra kinh doanh thua lỗ hay thất thoát vốn do yếu tố chủ quan gây ra.
- Phòng kế toán tài chính:
+ Phối hợp với phòng KH- TT xây dựng kế hoạch tài chính toàn Công ty và kế hoạch từng đơn vị thành viên.
+ Các phương án kinh doanh đã được giám đốc duyệt trọng thời hạn 3 ngay phải đáp ứng vốn để các đơn vị thực hiện hợp đồng.
+ Thanh toán tiền hàng với bạn hàng trong nước và nước ngaòi.
+Giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị, đôn đốc thu hồi vốn, lãi tiền vay.
+ Lựa chọn phương án hạch toán phù hợp và hướng dẫn kế toán các đơn vị trong công tác hạch toán, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, lao động của Công ty, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành kỷ luật lao động. Ngoài ra còn có chức năng làm công tác hành chính, chịu trách nhiệm kiến thiết xây dựng toàn Công ty...
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh:
+ Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng đã đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Trực tiếp tổ chức liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, chế bién các sản phẩm của địa phương theo hướng kinh doanh đã đặt ra.
- Văn phòng thay mặt ở các tỉnh: giúp giám đốc công tác tiếp thị. Trong một số trường hợp đặc biệt trưởng văn phòng thay mặt được giám đốc uỷ nhiệm ký một sớ văn bản của Công ty, tổ chức xuất nhập khẩu hàng hoá do tự khai thác thị trường đảm bảo có hiệu quả, chấp hành tốt các chính sách và quy định của nhà nước, của địa phương nơi đặt văn phòng đại diện.
- Các xí nghiệp, phân xưởng có chức năng sản xuất, chế biến, gia công tạo nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu.
- Các trạm, chi nhánhlà nơi đặt thay mặt cho Công ty thị trường tổ chức tạo nguồn hàng và tìm kiếm bạn hàng để xuất khẩu và nhập khẩu.
3. Môi trường kinh doanh của Công ty
-Khách hàng.
Nhìn chung có 5 dạng thị trường khách hàng:
- Thị trường tiêu dùng: những hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân như: chiếu tre, thảm, thêu, áo len...
- Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng trong quá trình sản xuất như: ván sàn tre, ván ốp gỗ...
- Thị trường nhà buôn bán trung gian:tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ sau đó bán lại để kiếm lời.
- Thị trường các cơ quan nhà nước: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hay chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó cho những ai cần nó như: ô tô, máy xúc đào,bàn ghế mây tre, bàn ghế giả cổ...
- Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở nước ngoài bao gồm: những người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu, các nhà buôn bán trung gian
Các đối thủ cạnh tranh
Những năm trước đây, khi các doanh nghiệp nhà nước như Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây vẫn còn được hưởng chế độ độc quyền ngoại thương. Công ty không có đối thủ cạnh tranh. Nhưng từ khi bước sang giai đoạn mới- kinh tế thị trường: đặc biệt từ khi nghị định 57 của thủ tướng chính phủ ban hành năm 1998 cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia vào xuất nhập khẩu trực tiếp theo nghành nghề đã đăng ký kinh doanh thì khả năng bị cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu rất lớn mạnh. Các đối thủ có tiềm năng lớn cả về nhân lực và vật lực cùng kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng giống như của Công ty sang thị trường nước ngoài đó là: Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội, tổng Công ty xuất nhập khẩu nông sản TW1, Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ... đây là những Công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn, có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu. Sự cạnh tranh của các Công ty kinh doanh xuất khẩu trong nước tập trung vào khâu thu mua và cạnh tranh về giá. Do chưa có hiệp hội các nhà xuất khẩu nên các Công ty xuất nhập khẩu trong nước luôn cạnh tranh với nhau về giá, nhiều khi làm giảm lợi nhuận và gây thiệt hại cho Công ty.
Bên cạnh đó công ty cũng gặp phải các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Những đối thủ cạnh tranh mới tham gia kinh doanh cũng là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty. Mặc dù không phải bao giờ Công ty cũng gặp phải các đối thủ cạnh tranh tièm ẩn mới song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào nghành cũng ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của Công ty.
Nghành sản xuất mây tre đan là nghành sử dụng nhiều lao động, đầu tư vốn ít, có thời gian thu hồi vốn nhanh, thích hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên do chỉ có một số nước mới có sản phẩm xuất khẩu nên cạnh tranh bớt phần gay gắt hơn với các mặt hàng tiêu dùng khác.
Ngoài ra Công ty phải đặc biệt quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, do các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm. Vì vậy các đối thủ cạnh trạnh mạnh trực tiếp của Công ty trên thị trường là các Công ty của Trung Quốc và Inđônêxia, nhất là đối với các nhóm sảm phẩm trang trí mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
Các nhà cung cấp.
Hiện nay hầu hết nguyên liệu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu đều đượ...