rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Luận án Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm 2020
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Quản lý nhà nước về hải quan là thể chế rất quan trọng điều chỉnh các
hoạt động xuất nhập khẩu, giao lưu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại - đầu tư - du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời là công cụ để phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Với vai trò đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã giao cho ngành hải quan thực thi 5 nhiệm vụ chính: (1) kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; (2) phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới; (3) tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (4) thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (5) kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất - nhập khẩu.
Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, chịu sự tác động của các mối quan hệ ngoại thương ngày càng đa dạng; quan hệ thương mại thế giới ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện các hình thức bảo hộ mới, cung ứng trao đổi hàng hóa ngày càng nhanh chóng, các loại hình vận chuyển đa cách và thương mại điện tử ngày càng phát triển và trở nên phổ biến; nguy cơ chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tội phạm buôn bán ma túy, chất gây nghiện, vũ khí gia tăng. Vì vậy, nhiệm vụ ngành hải quan ngày càng nặng nề, khối lượng công việc gia tăng nhanh chóng.
Trong khi đó, hoạt động quản lý nhà nước về hải quan vẫn phải bảo đảm tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa, xuất - nhập - quá cảnh phương tiện vận tải. Đặc biệt là phải thông quan nhanh, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, tạo môi trường thu hút du lịch, đầu tư nước ngoài để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bảo đảm nguồn thu ngân sách quốc gia.
cách thực hiện thủ tục hải quan truyền thống với đặc thù là tất cả

2
các bước trong thủ tục đó đều phải thực hiện bằng thủ công, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp giữa hải quan với doanh nghiệp đã ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Một số hạn chế đó là: toàn bộ chứng từ của bộ hồ sơ hải quan đều phải kê khai bằng giấy đã làm tăng chi phí trong in ấn, vận chuyển, quản lý cho cả doanh nghiệp và hải quan; thời gian thông quan kéo dài làm gia tăng chi phí, mất cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm hiệu quả trong thực hiện công việc cơ quan hải quan; doanh nghiệp không biết được tình trạng bộ hồ sơ hải quan của mình đang được xử lý ở khâu nào, phiền hà và khó khăn đến với doanh nghiệp rất khó định lượng; giữa doanh nghiệp và cán bộ hải quan rất dễ phát sinh những thoả thuận tiêu cực.
Đến năm 2005, sau 60 năm thành lập ngành hải quan đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) tại Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh. Sau một thời gian áp dụng đã cho thấy lợi ích của việc thực hiện TTHQĐT mang lại rất lớn như: thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính; giảm phiền hà và chống tham nhũng trong quá trình làm thủ tục hải quan; tăng năng suất và hiệu quả công việc của cơ quan hải quan; giảm thời gian thông quan hàng hóa; giảm chi phí thủ tục hành chính, tăng lợi nhuận doanh nghiệp; nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế và minh bạch hóa công tác quản lý.
Tuy nhiên, phải đến đầu năm 2013 sau 7 năm thí điểm thì TTHQĐT mới bắt đầu đi vào thực hiện chính thức trên phạm vi cả nước (từ 01/01/2013). Đến nay TTHQĐT vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện. Về thể chế: quy trình TTHQĐT mới hình thành ở cấp chi cục hải quan, chưa được xây dựng tổng thể ở cấp cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục Hải quan; các quy định thể chế chủ yếu xây dựng cho khâu thông quan, trong khi nhiều khâu và nghiệp vụ khác vẫn phải quản lý theo hành lang pháp lý hải quan thủ công, chưa áp dụng đầy đủ các chuẩn mực hải quan hiện đại; chính phủ điện tử chưa được xây dựng tổng thể, đồng bộ và vẫn còn nhiều việc lớn dở dang. Về mô hình nghiệp vụ hải quan và mô hình tổ chức cán

3
bộ: chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng nghiệp vụ và tổ chức của thủ tục hải quan truyền thống (thủ công). Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: hệ thống xử lý dữ liệu điện tử còn chưa hoàn thiện, hoạt động chưa ổn định, thiếu các chức năng, tiện ích hỗ trợ; phần mềm đầu doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ. Nguồn nhân lực: TTHQĐT đòi hỏi phải có được một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn được đào tạo đồng bộ theo các khâu của quy trình, chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo trong giao tiếp môi trường điện tử và sử dụng các công cụ điện tử; trong thời gian qua, việc đào tạo tuy đã đáp ứng được một phần yêu cầu của triển khai nhưng chỉ trong phạm vị hẹp; đội ngũ doanh nhân còn gặp khó khăn khi tham gia thực hiện TTHQĐT.
Những hạn chế, tồn tại trên đây đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề phải giải quyết vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài về hoàn thiện TTHQĐT trong thời gian tới. Là người đã làm việc trong ngành Hải quan, một mặt nhận thức được đòi hỏi của việc hoàn thiện TTHQĐT, mặt khác có nguyện vọng nghiên cứu và đóng góp khoa học vào quá trình công tác, vì vậy NCS đã chọn đề tài: “Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm 2020” làm Luận án nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan tới luận án
Qua quá trình tìm hiểu của nghiên cứu sinh, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thủ tục hải quan điện tử ở trong nước và ngoài nước, các công trình nghiên cứu như sau.
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Trước năm 2005, thời điểm Việt Nam bắt đầu tiến hành thực hiện thí điểm TTHQĐT đã có một số nghiên cứu về TTHQĐT nhằm phục vụ cho việc khởi động thí điểm. Từ năm 2006 đến 2012 nghiên cứu về TTHQĐT đã tăng nhiều hơn, chủ yếu nhằm vào việc sơ kết, tổng kết và đưa ra đề xuất giải pháp để mở rộng thí điểm TTHQĐT với mục đích đạt được hiệu quả cao hơn. Nhiều công trình có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đối với nhiều nội hàm về vấn đề

4
TTHQĐT, trong đó tiêu biểu các nhóm công trình sau:
2.1.1 Nhóm công trình về lý thuyết chiến lược phát triển hiện đại hóa hải quan
(1) Năm 2003, công trình của Trương Chí Trung về “Xây dựng chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2010”.
Công trình này đã đưa ra những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển toàn diện ngành Hải quan như là một bộ phận của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2001-2010. Công trình này có điểm nhấn quan trọng về sự cần thiết và định hướng phát triển hải quan điện tử của Việt Nam.
(2) Năm 2006, công trình của Đặng Hạnh Thu về “Xây dựng chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020”.
Công trình này đã đưa ra những căn cứ lý luận và thực tiễn về chiến lược trên, trong đó vấn đề TTHQĐT đã có vị trí quan trọng hơn rất nhiều so với chiến lược cùng tên đến năm 2010. Nhiều vấn đề phát triển Hải quan theo hướng hiện đại, tự động hóa, điện tử hóa trong nghiên cứu này đến nay vẫn đang phát huy tác dụng.
(3) Năm 2007, công trình nghiên cứu của Nguyễn Duy Thông về “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức bộ máy ngành hải quan để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa đến năm 2012, tầm nhìn đến năm 2020”.
Đây là một nghiên cứu sâu về tổ chức của ngành hải quan; trong luận cứ về việc cơ cấu lại này, tác giả đã có đề cập tới sự xuất hiện của một nhân tố mới, đó là việc áp dụng TTHQĐT, dù rằng công trình này bắt đầu nghiên cứu chỉ sau một năm của quá trình áp dụng thí điểm loại thủ tục này.
(4) Năm 2007, luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Túc về “Tiếp tục cải cách hiện đại hóa hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đây là công trình đã nêu bật những nét chính về thực trạng quá trình hiện đại hóa hải quan chuyển từ quy trình thông quan thủ công sang thông quan điện tử, công tác kiểm tra sau thông quan, thu thuế, chống buôn lậu và quá trình tin học hóa của hải quan Việt Nam.

5
2.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu lý thuyết về chuẩn mực hải quan hiện đại và các điều ước quốc tế
(1) Năm 2007, công trình của Hoàng Phước Hiệp “Nội luật hóa các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập quốc tế”.
Phạm vi nghiên cứu của công trình này rất rộng, trong đó một phần là các điều ước quốc tế được ban hành từ WCO, WTO, UN về hải quan, hải quan điện tử. Vào thời điểm năm 2007, việc nội luật hóa của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế về hải quan điện tử còn khá khiêm tốn. Công trình này đã cung cấp nhiều luận cứ xác đáng cho việc đẩy mạnh và nâng cao cấp độ nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, trong đó có vấn đề hải quan điện tử.
(2) Năm 2012, công trình của Phạm Đức Hạnh về “Một số giải pháp hài hoà hoá các chuẩn mực hải quan hiện đại”.
Với công trình này, tác giả đã đưa ra những nghiên cứu của mình về một số giải pháp nhằm vào việc làm hài hoà các chuẩn mực hải quan hiện đại.
Các công trình này đều nghiên cứu về hải quan điện tử với những mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi khác nhau, trong đó phần lớn phục vụ cho việc thí điểm thực hiện TTHQĐT tại Việt Nam trong các năm 2005-2012 về pháp lý, mô hình, quy trình, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy.
2.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến thủ tục hải quan điện tử
(1) Năm 2002, công trình của Nguyễn Công Bình về “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý hải quan điện tử”.
Đây là công trình nghiên cứu rất sớm về mô hình này, bởi tại thời điểm năm 2002 Hải quan Việt Nam đang trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan chủ yếu bằng cách truyền thống, chỉ một vài nghiệp vụ riêng lẻ được tin học hóa với mức độ hạn chế. Công trình này có nhiều giá trị lý luận và thực tiễn, tác động tới việc thúc đẩy chuyển dần từ cách truyền thống sang cách điện tử của Hải quan Việt Nam.

6
(2) Năm 2005, công trình của Nguyễn Công Bình về “Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống công nghệ thông tin thực hiện thủ tục hải quan điện tử”.
Đây được xem là một công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về ứng dụng công nghệ thông tin một cách hệ thống trong TTHQĐT. Nghiên cứu này về TTHQĐT đã cập nhật kịp thời các quy định của luật Giao dịch điện tử và luật Công nghệ thông tin năm 2005 và năm 2006.
(3) Năm 2006, công trình của Phạm Đức Hạnh về “Nâng cao quản lý trong thủ tục hải quan điện tử”.
Đây là công trình đề cập vấn đề nâng cao quản lý đối với Việt Nam khi tiến hành áp dụng thí điểm TTHQĐT giai đoạn (2005-2009) .
(4) Năm 2006, công trình của Nguyễn Thanh Long về “Thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”.
Nghiên cứu này có giá trị như một sơ kết của việc thực hiện thí điểm TTHQĐT tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chi Minh sau một năm triển khai. Công trình đã đưa ra một số đề xuất về việc hoàn thiện TTHQĐT để tiếp tục quá trình thí điểm tại Cục hải quan này.
(5) Năm 2007, công trình của Lê Như Quỳnh“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chuẩn mực quốc tế trong xây dựng quy trình TTHQĐT ở Việt Nam”.
Khác với những nghiên cứu trước đây, công trình trên đã đi sâu về mặt xây dựng quy trình của TTHQĐT và đã phục vụ thiết thực cho việc triển khai mở rộng thí điểm TTHQĐT trong giai đoạn đang rất thiếu những quy trình này.
(6) Năm 2010, công trình của Đỗ Đức Bảo“An toàn thông tin trong hải quan điện tử”.
Nghiên cứu về triển khai an toàn thông tin trong hệ thống hải quan điện tử, trong đó có an toàn thông tin về thương mại điện tử, chữ ký điện tử. Tác giả đã đề xuất xây dựng giải pháp an toàn đối với hệ thống thông tin thông quan điện tử, đây là giải pháp về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

7
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
Cho đến nay, đã có trên 90/179 nước và vùng lãnh thổ thuộc thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã ứng dụng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan bằng cách thực hiện TTHQĐT một cách phổ biến, tiêu biểu như: Mỹ, Úc, Canada, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tại khu vực Đông nam Á, một số nước như: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines đã được triển khai TTHQĐT. Đã có rất nhiều công trình được nghiên cứu tại nước ngoài, sau đây là nhóm một số một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến TTHQĐT và kỹ thuật quản lý nghiệp vụ hải quan theo các chuẩn mực hải quan hiện đại.
2.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về hiện đại hóa hải quan mà trong tâm là việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử
(1) Công trình của Luc De Wulf “Chiến lược hiện đại hóa ngành hải quan”. Theo tác giả, hiện đại hóa ngành hải quan không phải là vấn đề của quốc gia này hay quốc gia khác, mà đó là một vấn đề toàn cầu. Tác giả đã phân tích 4 đề mục lớn trong công trình này: mục tiêu của ngành hải quan; môi trường cần có cho cải cách hải quan thành công; xây dựng chiến lược; thực hiện chiến lược. Công trình nhấn mạnh đến việc phải có nhận thức mới về phát triển thương mại, phải có một cam kết chính trị đủ mức tạo ra được động lực cho việc thực hiện các giải pháp rất khó khăn và phải bắt đầu cải cách bằng những chẩn đoán tốt về
tình hình hiện tại.
(2) Công trình của Luc De Wulf và Gerard Mc Linden “Vai trò của công
nghệ thông tin trong quá trình hiện đại hóa hải quan”.
Trong công trình này, các tác giả đã luận giải về vai trò của công nghệ thông tin trong quá trình hiện đại hóa hải quan, trong đó nổi bật là vai trò tự động hóa hải quan. Nghiên cứu này đã chỉ rõ các lợi ích của việc tự động hóa hải quan như: tăng cường giám sát; giảm thời gian thông quan; tăng tính minh bạch và khả năng dự báo trước cho doanh nghiêp; thông tin chính xác hơn cho quản lý

8
rủi ro và kiểm tra sau thông quan; tăng hiệu quả của công tác thu thuế... Một trong những điểm nhấn của công trình này là việc các tác giả đề cập tới xây dựng chiến lược tin học hóa, hiện đại hóa hải quan.
(3) Công trình của Paul Duran và Jose B.Sokol “Bài học chính sách và thực thi rút ra từ nghiên cứu tình huống của hải quan một số quốc gia”.
Các tác giả đã triển khai việc nghiên cứu tại 8 quốc gia (gồm: Bôlivia, Gha na, Ma rốc, Môzămbích, Peru, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ và Uganđa). Từ những nghiên cứu công phu về đặc điểm của từng quốc gia (lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa) và những tình huống điển hình,
chỉ việc xác nhận và quyết định thông quan của hải quan được thực hiện bằng cách điện tử mà các giao dịch giữa hải quan và người khai hải quan cũng như việc gửi tới người nhận quyết định cũng được thực hiện bằng cách này. Hiện tại, Việt Nam đã có quy định về thông quan điện tử nhưng còn nhiều hạn chế, trong đó nhiều khâu vẫn phải thực hiện bằng cách thủ công. Trong những năm tới, việc thực hiện chuẩn mực này cần được hướng tới:
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin theo yêu cầu đáp ứng tập trung hóa dữ liệu điện tử toàn quốc, tự động hóa trong tất cả các bước nghiệp vụ quan trọng về thuế, hàng hóa, giá, mã thông tin chủ hàng, e-manifest, cấp phép.
- Xây dựng quy định pháp lý cho phép kết nối trao đổi chứng từ điện tử với các bên liên quan (vận tải, giao nhận, ngân hàng, chủ hàng, kho ngoại quan, cơ quan chuyên ngành, cảnh sát, hải quan các nước...).
- Ứng dụng kỹ thuật quản lý seal hải quan điện tử kết nối dữ liệu vệ tinh để giám sát hành trình di chuyển hàng hóa làm căn cứ thông quan tự động.
Để thành công áp dụng chuẩn mực thông quan điện tử tự động Hải quan Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện để vận hành hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, theo đó ngành hải quan cần chuẩn bị đầy đủ ba điều kiện: hoàn thiện cơ sở pháp lý đặc biệt bắt buộc bộ ngành kết nối và cung cấp thông tin chuyên ngành cho hệ thống, đào tạo cách thức sử dụng và xử lý phát sinh vướng mắc khi hệ thống vận hành, nâng cấp trang thiết bị hạ tầng viễn thông của ngành hải quan.

131
3.2.3.10 Mở rộng trao đổi thông tin điện tử
Việc trao đổi thông tin giữa các bên trong hợp tác hải quan bao gồm hai
cấp độ: hợp tác trong nước và hợp tác với hải quan nước ngoài. Hiện tại, Việt Nam đã có quy chế trao đổi thông tin này nhưng phạm vi còn hạn hẹp, cần hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin hai chiều toàn diện với 3 trụ cột thông tin gồm.
Trụ cột thứ nhất, kết nối hai chiều thông tin giữa “hải quan – hải quan” việc trao đổi chia sẻ giữa thông tin nghiệp vụ giữa 34 cục hải quan và 174 chi cục hải quan với nhau, tập trung dữ liệu điện tử toàn quốc sẽ nâng cao hiệu lực quản lý. Đồng thời Hải quan Việt Nam sẽ kết nối một cửa với hải quan 10 nước ASEAN để khai thác chung dữ liệu thương mại hàng hóa trong khu vực. Bên cạnh đó, là thành viên của WCO, Hải quan Việt Nam cần hợp tác trao đổi thông tin điện tử với các nước và tổ chức quốc tế gồm: thông tin giá hải quan, xuất xứ, an ninh hải quan, thông tin tình báo hải quan...để chống gian lận, chuyển giá.
Trụ cột thứ hai, trao đổi tương tác hai chiều giữa “hải quan - Bộ ngành”, các Bộ ngành cung cấp thông tin về: giấy phép, hạn ngạch, thuế, C/O, tuân thủ pháp luật, hải quan cung cấp thông tin thống kê hàng hóa, thị trường XNK... Trao đổi thông tin hai chiều giúp hải quan và bộ ngành quản lý tốt và hiệu quả về tình hình quản lý XNK nhất là khi nước ta hội nhập và dễ bị các nước áp đặt các hàng rào thuế quan, phi thuế qua để bảo vệ thị trường.
Trụ cột thứ ba, trao đổi thông tin giữa “hải quan - doanh nghiệp” quá trình trao đổi , tương tác thông tin điện tử này thành công sẽ là một trong những điều kiện cơ bản và nền tảng cho việc nâng cao mức độ tự động hóa thông quan điện tử nhằm hướng tới mục tiêu doanh nghiệp sẽ thực hiện TTHQĐT mọi lúc, mọi nơi và mọi phương tiện.
3.2.3.11 Thực hiện tối đa giảm chi phí
Đẩy mạnh thực hiện chuẩn mực “giảm chi phí” trong thương mại sẽ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới, giúp cho thu hút được nguồn vốn, công nghệ cao từ nước ngoài, tăng hiệu quả sản xuất

132
trong nước góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững.
Trong lĩnh vực hải quan để áp dụng thành công chuẩn mực này, trước tiên phải quán triệt mục tiêu cắt giảm thêm 30% chi phí trong thực hiện thủ tục hải quan theo Đề án 30 cải cách thủ tục hành chính đề ra. Để làm được điều này trước hết phải tiếp tục mở rộng phạm vi về áp dụng TTHQĐT cho tất cả loại hình hàng hóa, bước tiếp theo là nâng mức độ tự động hóa trong từng dây chuyền TTHQĐT.
Điều này chỉ thực hiện được khi kết nối thông tin giữa hải quan với các cơ quan quản lý liên quan để giảm số lượng giấy tờ phải nộp, tiến tới phi giấy tờ giao dịch điện tử để giảm bớt thời gian chi phí lưu kho bãi, giảm tiếp xúc với các cơ quan nhà nước để ngăn ngừa, sách nhiễu phiền hà gây tốn kém.
3.3 Giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm 2020
Hoàn thiện TTHQĐT Việt Nam theo chuẩn mực hải quan hiện đại đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp then chốt mang tính quyết định để đảm bảo hiệu quả đến năm 2020 như sau:
3.3.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, lợi ích việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại
3.3.1.1 Đối với Nhà nước (Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Ngành)
Tiếp tục nâng cao nhận thức vai trò, lợi ích bằng việc quán triệt đặt mục tiêu chính trị, chính sách cụ thể trong xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước phục vụ hiện đại hóa hải quan, thực hiện TTHQĐT theo các chuẩn mực hải quan hiện đại.
Theo đó, Quốc hội cần tiếp tục nội luật hóa các cam kết quốc tế và chuẩn mực hải quan hiện đại vào Luật sửa đổi luật hải quan và sớm thông qua để triển khai trước năm 2015; đây sẽ là nền tảng pháp lý vững chắc nhất cho việc đẩy mạnh hiện đại hóa hải quan sớm đi vào cuộc sống. Chính phủ và các Bộ ngành

133
liên quan nhanh chóng xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn (nghị định, thông tư) quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu trên nền tảng ứng dụng chuẩn mực hải quan hiện đại thay thế cho các quy định quản lý bằng phương pháp thủ công, giấy tờ hiện nay trong năm 2015 để áp dụng.
3.3.1.2 Đối với cơ quan hải quan
Ngành hải quan cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho hệ thống cán bộ hải
quan từ cấp trung ương đến địa phương về tính tất yếu, xu thế không thể đảo ngược chủ trương ứng dụng toàn diện TTHQĐT mọi khâu nghiệp vụ hải quan.
Bổ sung đầy đủ các quy trình nghiệp vụ cụ thể của TTHQĐT cho cán bộ, công chức hải quan thực hiện ở tất cả các bước trước - trong - sau thông quan. Xây dựng các chế tài, cơ chế giám sát, kiểm soát quản lý tuân thủ việc thực thi đúng quy trình nghiệp vụ TTHQĐT để ngăn ngừa sai phạm của cán bộ hải quan. Đồng thời cần ban hành có chế tài hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ phương pháp quản lý hải quan hiện đại - TTHQĐT.
3.3.1.3 Đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
Tiếp tục tăng cường sự phối hợp với cơ quan hải quan, thông qua các hiệp hội ngành nghề để tuyên truyền nâng nhận thức về vai trò và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp khi thực hiện TTHQĐT theo các chuẩn mực hải quan hiện đại.
Phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương để chỉ đạo, quán triệt và giúp đỡ trong quá trình triển khai để doanh nghiệp có niềm tin mạnh dạn đầu tư tài chính, cơ sở vật chất hiện đại để thực hiện TTHQĐT.
3.3.2 Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới khung pháp luật về TTHQĐT
Khung pháp luật về TTHQĐT hiện đang nằm trong một số luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ Tài chính và một số Bộ khác, thậm chí là ở tầm công văn điều chỉnh. Những quy định pháp lý đó phần lớn được ban hành trước và trong thời gian thực hiện thí điểm TTHQĐT đến nay khi đã chính thức thực hiện, bộc lộ rất nhiều hạn chế thiếu sót.
Trong những năm tới, việc thực hiện TTHQĐT được phát triển theo

134
chuẩn mực hải quan hiện đại, do vậy việc hoàn thiện thủ tục này đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều quy định pháp lý thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành. Trong đó quan trọng nhất là sửa đổi, bổ sung, ban hành mới những nội dung về TTHQĐT trong luật hải quan, luật thương mại, luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, luật giao dịch điện tử, luật công nghệ thông tin, bởi đây là những đạo luật trụ cột của các chuyên ngành có liên quan điều chỉnh trực tiếp đến việc hoàn thiện TTHQĐT.
3.3.2.1 Sửa đổi, hoàn thiện luật hải quan
Luật hải quan được ban hành lần đầu vào năm 2001 đã không có một điều,
khoản nào quy định về TTHQĐT và luật hải quan sửa đổi năm 2005 cũng chỉ được bổ sung 4 vấn đề mang tính nguyên tắc chung về TTHQĐT tại: điều 17 (về địa điểm tiếp nhận hồ sơ hải quan), điều 22 (về tính toàn vẹn và khuôn dạng của hồ sơ điện tử), điều 23 (về quyền của người khai hải quan trong việc sử dụng hồ sơ hải quan điện tử để thông quan hàng hóa), điều 28 (quy định hồ sơ điện tử được kiểm tra, đăng ký, phân loại thông quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan) [58].
Cơ sở pháp lý cho TTHQĐT, cần được bổ sung, hoàn thiện vào luật hải quan sửa đổi ban hành mới, trong đó khắc phục những hạn chế hiện nay và nâng lên một tầm cao mới về nội luật hóa các chuẩn mực hải quan hiện đại: về phạm vi, không chỉ quy định một số vấn đề mà là cho cả hệ thống; về nội dung, không dừng lại ở quy định về nguyên tắc mà phải quy định cả về quy trình; về cấp độ, không chỉ quy định phù hợp với thí điểm bước đầu mở rộng, mà phải được cập nhật phù hợp với bước phát triển và hoàn thiện tới năm 2020, theo đó:
Tại chương 3 (về thủ tục hải quan) của luật hải quan năm 2001 và luật sửa đổi bổ sung luật hải quan năm 2005 từ điều 15 đến điều 60 chưa có quy định nào về TTHQĐT, những vấn đề này cần được bổ sung, cụ thể là:
- Bổ sung định nghĩa về TTHQĐT (luật hải quan chưa có định nghĩa này).
- Quy định về bắt buộc chuyển thủ tục hải quan từ cách truyền thống sang cách điện tử trên toàn hệ thống.

135
- Quy định nội luật hóa và tuân thủ thực hiện đối với các điều ước, công ước quốc tế hải quan mà Việt Nam đã gia nhập, trong đó phải bổ sung hoàn thiện nội luật 12 chuẩn mực hải quan hiện đại quan trọng, phổ quát và cần thiết nhất để làm nền tảng nâng cao mức độ tự động hóa trong TTHQĐT.
Sau khi luật Hải quan có sự bổ sung này, nghị định 87/2012/NĐ-CP cần được kịp thời thay thế bằng một nghị định mới quy định chi tiết đầy đủ không phải là “một số điều” của luật Hải quan về TTHQĐT, cụ thể là:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu đường biển Luận văn Kinh tế 6
H Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô Luận văn Kinh tế 2
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa đã đặt trước tại khách sạn Hoàng Mai Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách tại khách sạn lebelhamy Luận văn Kinh tế 2
N Hoàn thiện quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhận buồng đối với khách tại khách sạn Làng quê Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
J Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng lẽ nội địa tại khách sạn Cây Hoa Sữa Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa tại Việt Chăm Resort Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng đối với khách lẻ quốc tế tại khách sạn Thanh Vân Luận văn Kinh tế 2
T Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đông Trường Sơn Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách lẻ nội địa tại khách sạn Tam Kỳ Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top