Không ít người đã sốc khi chứng kiến cảnh các bạn tài xe ôm vừa chạy theo một chiếc xe khách vừa hét: "Con đỏ (mặc áo đỏ) của tao. Mày con vàng. Tao con ngắn (tóc ngắn). Bà vàng của tao. Ông mũ trắng của mày".
Đã từ lâu, người dân TP. Hà Tĩnh đoạn giao giữa hai tuyến đường Hà Huy Tập (tuyến chính quốc lộ 1A) cắt qua đường Hải Thượng Lãn Ông và tỉnh lộ 3 quá quen với cảnh hàng chục tài xế xe ôm bất chấp hiểm nguy, luật lệ giao thông, chen nhau chạy đua về phía những chiếc xe chở khách để tìm khách đi xe. Từ sáng sớm đến chiều tối, cảnh tượng nhốn nháo ấy khiến ai mới lần đầu chứng kiến không thể hiểu nổi những người này đang làm gì. Khi thấy chiếc xe chở khách sắp dừng lại, các bạn tài xe ôm lao tới, tay nắm lấy thành xe, bám theo chiếc xe đang chầm chậm dừng bánh. Ở đây đã có luật bất thành văn, mỗi bác tài phải tự chọn cho mình một khách căn cứ vào đặc điểm "nhận dạng từ xa" của người đó. Khi đã lựa chọn, không ai có quyền tranh giành.
Những cuộc đua tranh, đón khách của các bạn tài xế xe ôm bất chấp nguy hiểm
Nhiều khách không quen với cảnh tượng này, vừa ngạc nhiên vừa ngao ngán. Không ít người lớn tuổi đã bị sốc khi nghe các tài xế xe ôm hét: “Con đỏ (mặc áo đỏ) của tao. Mày con vàng (áo vàng). Tao con ngắn (tóc ngắn). Bà vàng (áo vàng) của tao, ông mũ trắng của mày…”. Không chỉ ngao ngán trước vô số ngôn từ khó nghe, nhiều người dân và hành khách còn nhiều phen hú vía khi chứng kiến những pha đua tốc độ của các bạn tài. Đa số họ bất chấp tín hiệu đèn giao thông, vặn hết ga, lao nhanh về phía trước tranh khách. “Chuyện thường ngày của mấy chú ấy thôi. Chạy nhanh thì vấp người, vấp xe, tai nạn. Có hôm ngay tại chỗ ni, hai ông xe ôm suýt đánh nhau vì xe tông vào nhau khi cố vượt để đón hai mẹ con vừa xuống xe” - một thợ sửa xe đạp cho biết.
xem
Trò chuyện với nhiều bác hành nghề xe ôm ở đây, tất cả đều thừa nhận, hình ảnh của họ đã ảnh hưởng đến an ninh trật tự, văn hóa đô thị, nhưng tất cả cũng vì miếng cơm manh áo của gia đình. “Gia đình anh ở phường Thạch Linh, có 5 người, 2 vợ chồng không nghề nghiệp, 3 cháu ăn học, không hành nghề xe ôm thì biết làm gì. Ra đây vất vả lắm, khách ít mà “đồng nghiệp” thì đếm không hết, chỉ còn biết giành nhau, ai may người đó được”- anh Tuấn, bác tài vừa hụt một khách đi về ngoại thành TP. Hà Tĩnh, buồn rầu nói.
Nhiều bác tài không giấu giếm được nỗi buồn bởi dù đua hết sức, đôi khi chịu cảnh chửi bới giữa chốn đông người, nhưng tiền kiếm được mỗi ngày không đáng là bao. “Ngày may mắn được vài trăm ngàn, ngày đen đủi không có khách hay bị công an thổi phạt là có khi công cốc một ngày làm việc” - một tài xế xe ôm tên Dũng cho hay. Nhiều người cũng tâm sự, buồn vì đua hết sức mà không đón được khách, không kiếm được tiền đã đành, nhiều lúc còn buồn vì gặp phải khách lừa đảo, chạy hoài mà không được trả tiền. “Có hôm có anh bắt tui chạy lòng vòng gần hai chục cây số. Đến nơi, anh này bảo tui ở ngoài đợi. Hai chục phút rồi nửa tiếng không thấy khách đâu, tui gửi xe vào hỏi, chủ nhà bảo tay ấy nghiện nặng, nó cắt hàng xóm đi qua nhà. Nghe đến thằng nghiện tui đành quay xe mà về” - một bác tài kể.
>>
>>
Đã từ lâu, người dân TP. Hà Tĩnh đoạn giao giữa hai tuyến đường Hà Huy Tập (tuyến chính quốc lộ 1A) cắt qua đường Hải Thượng Lãn Ông và tỉnh lộ 3 quá quen với cảnh hàng chục tài xế xe ôm bất chấp hiểm nguy, luật lệ giao thông, chen nhau chạy đua về phía những chiếc xe chở khách để tìm khách đi xe. Từ sáng sớm đến chiều tối, cảnh tượng nhốn nháo ấy khiến ai mới lần đầu chứng kiến không thể hiểu nổi những người này đang làm gì. Khi thấy chiếc xe chở khách sắp dừng lại, các bạn tài xe ôm lao tới, tay nắm lấy thành xe, bám theo chiếc xe đang chầm chậm dừng bánh. Ở đây đã có luật bất thành văn, mỗi bác tài phải tự chọn cho mình một khách căn cứ vào đặc điểm "nhận dạng từ xa" của người đó. Khi đã lựa chọn, không ai có quyền tranh giành.
Những cuộc đua tranh, đón khách của các bạn tài xế xe ôm bất chấp nguy hiểm
You must be registered for see links
Nhiều khách không quen với cảnh tượng này, vừa ngạc nhiên vừa ngao ngán. Không ít người lớn tuổi đã bị sốc khi nghe các tài xế xe ôm hét: “Con đỏ (mặc áo đỏ) của tao. Mày con vàng (áo vàng). Tao con ngắn (tóc ngắn). Bà vàng (áo vàng) của tao, ông mũ trắng của mày…”. Không chỉ ngao ngán trước vô số ngôn từ khó nghe, nhiều người dân và hành khách còn nhiều phen hú vía khi chứng kiến những pha đua tốc độ của các bạn tài. Đa số họ bất chấp tín hiệu đèn giao thông, vặn hết ga, lao nhanh về phía trước tranh khách. “Chuyện thường ngày của mấy chú ấy thôi. Chạy nhanh thì vấp người, vấp xe, tai nạn. Có hôm ngay tại chỗ ni, hai ông xe ôm suýt đánh nhau vì xe tông vào nhau khi cố vượt để đón hai mẹ con vừa xuống xe” - một thợ sửa xe đạp cho biết.
xem
You must be registered for see links
Trò chuyện với nhiều bác hành nghề xe ôm ở đây, tất cả đều thừa nhận, hình ảnh của họ đã ảnh hưởng đến an ninh trật tự, văn hóa đô thị, nhưng tất cả cũng vì miếng cơm manh áo của gia đình. “Gia đình anh ở phường Thạch Linh, có 5 người, 2 vợ chồng không nghề nghiệp, 3 cháu ăn học, không hành nghề xe ôm thì biết làm gì. Ra đây vất vả lắm, khách ít mà “đồng nghiệp” thì đếm không hết, chỉ còn biết giành nhau, ai may người đó được”- anh Tuấn, bác tài vừa hụt một khách đi về ngoại thành TP. Hà Tĩnh, buồn rầu nói.
You must be registered for see links
Nhiều bác tài không giấu giếm được nỗi buồn bởi dù đua hết sức, đôi khi chịu cảnh chửi bới giữa chốn đông người, nhưng tiền kiếm được mỗi ngày không đáng là bao. “Ngày may mắn được vài trăm ngàn, ngày đen đủi không có khách hay bị công an thổi phạt là có khi công cốc một ngày làm việc” - một tài xế xe ôm tên Dũng cho hay. Nhiều người cũng tâm sự, buồn vì đua hết sức mà không đón được khách, không kiếm được tiền đã đành, nhiều lúc còn buồn vì gặp phải khách lừa đảo, chạy hoài mà không được trả tiền. “Có hôm có anh bắt tui chạy lòng vòng gần hai chục cây số. Đến nơi, anh này bảo tui ở ngoài đợi. Hai chục phút rồi nửa tiếng không thấy khách đâu, tui gửi xe vào hỏi, chủ nhà bảo tay ấy nghiện nặng, nó cắt hàng xóm đi qua nhà. Nghe đến thằng nghiện tui đành quay xe mà về” - một bác tài kể.
>>
You must be registered for see links
>>
You must be registered for see links