Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quá trình hội nhập WTO đưa nước ta đến những cơ hội mới và thách thức mới. Như Nhà nước đã dự báo, khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất đấy là ngành Ngân hàng. Một loạt các ngân hàng mới đã được thành lập, sự đổ xô vào đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng của các doanh nghiệp nước ngoài đang khiến cho hoạt động của các ngân hàng trong nước trở nên khó khăn hơn. Mức độ cạnh tranh gay gắt hơn không những trong các Ngân hàng với nhau mà còn là Ngân hàng với các tổ chức Tài chính, các Công ty Bảo hiểm…
Ngoài các hoạt động chính của ngân hàng như cho vay hay gửi tiết kiệm thì còn tồn tại các hoạt động ngoại hảng khác. Các hoạt đông này hiện nay đang ngày càng đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao lợi nhuận cho các Ngân hàng đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Một trong các hoạt động ngoại bảng của Ngân hàng hiện nay là hoạt động bảo lãnh.
Hoạt động bảo lãnh là một nghiệp vụ được các Ngân hàng thương mại thực hiện khá lâu và góp phần làm đa dạng hóa các dịch vụ của Ngân hàng, nó giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ thương mại của mình. Hiện nay, nhu cầu được bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh nhất là kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp là rất lớn trong khi sự đáp ứng của các Ngân hàng đối với nhu cầu này còn chưa cao. Các doanh nghiệp thậm chí là ngay cả các Ngân hàng đang còn gặp rất nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank đã cho ra đời nghiệp vụ bảo lãnh từ lâu song đối với các nghiệp vụ ngoại bảng khác như nghiệp vụ tín dụng thì nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng còn chưa được quan tâm đúng với tiềm năng của Ngân hàng và chưa đáp ứng tốt nhu cầu bảo lãnh ngày càng nhiều của các doanh nghiệp. Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank hoạt động liên quan chủ yếu đến các doanh nghiệp có hoạt động gắn nhiều với kinh doanh quốc tế nên ở đây chủ yếu ta sẽ nói đến nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là “Hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện” nhằm có thể tìm ra được những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng từ đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp hoạt động hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu ngày càng tốt hơn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phát hiện ra các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank thời gian gần đây và từ đó đề ra được các giải pháp cụ thể để nâng cao hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảo lãnh ngân hàng nó chung.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì nhiệm vụ của chuyên đề là:
- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động bảo lãnh.
- Phân tích thực trạng hoạt đông bảo lãnh xuất nhập khẩu trong Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank trong thời gian gần đây.
- Đề xuất ra các giải pháp để hoàn thiện hơn nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank từ năm 2005 đến 2007.
5. Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề của em còn được chia làm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Eximbank Việt Nam
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Eximbank Việt Nam.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
I.BẢO LÃNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1. Khái niệm về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay thì hoạt động thương mại đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về các loại hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Hàng loạt các tổ chức được thành lập, các hiệp định thương mại được ký kết nhằm thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, hoạt động thương mại phát triển. Các hàng rào thương mại được dỡ bỏ và đoán thương mại quốc tế sẽ còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho cac doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế do những biến động bất thường về chính trị-kinh tế-xã hội trên toàn cầu. Khi thương mại mở rộng không biên giới thì cũng kéo theo những rủi ro về thông tin không đầy đủ, làm xuất hiện sự thiếu tín nhiệm, thiếu tin cậy giữa các doanh nghiệp. Đây là một cản trở rất lớn cho hoạt động thương mại, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy rất cần có một sự đảm bảo để các giao dịch thương mại được diễn ra an toàn, tăng độ tin cậy giữa các đối tác kinh doanh.
Do nhu cầu cần có đảm bảo trong giao dịch đã làm xuất hiện một loại giao dịch mới, đó là giao dịch đảm bảo, dựa vào sự đảm bảo của một bên thứ ba có uy tín, tín nhiệm , có khả năng và tư cách để đảm bảo cho các quan hệ. Đó chính là hoạt động bảo lãnh.
1.1 Khái niệm bảo lãnh
cách bảo lãnh là bất cứ một sự bảo lãnh, một sự cam kết hay bất cứ một sự cam kết thanh toán nào của trung gian tài chính hay của pháp nhân hay thể nhân bằng văn bản là sẽ bồi thường một số tiền nhất định, nếu đến hạn mà người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trên thư bảo lãnh
Theo luật Dân sự Việt Nam điều 336, khái niệm bảo lãnh được xác định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng chính là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay.
Cam kết bảo lãnh: Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm:
- Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
- Hợp đồng bảo lãnh: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hay giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm Giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp hơn.
2.Đặc điểm:
Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập
Mặc dù nội dung của bảo lãnh được xây dựng trên cơ sở nội dung của hợp đồng thương mại, hợp đồng vay vốn hay hợp đồng đấu thầu nhưng đặc trưng nổi bật của bảo lãnh đó là nó độc lập và tách biệt với các quan hệ thương mại và vay nợ. Điều này có nghĩa là thư bảo lãnh độc lập và tách rời khỏi cơ sở hình thành ra nó. Trong bất kỳ một bảo lãnh nào cũng tồn tại ít nhất ba mối quan hệ của ba hợp đồng, và tính chất độc lập của của nó được thể hiện rõ nét trong từng mối quan hệ giữa các bên liên quan.
Thứ nhất là quan hệ giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) trong hợp đồng thương mại, hợp đồng vay nợ hay đấu thầu. Đây là hợp đồng đóng vai trò cốt yếu và là cơ sở cho việc xây dựng hai hợp đồng còn lại.
Thứ hai là quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh trong hợp đồng cung cấp dịch vụ hay tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng.
Thứ ba là quan hệ giữa người thụ hưởng và ngân hàng phát hành bảo lãnh thể hiện qua cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng của mình (người được bảo lãnh).
Như vậy các hợp đồng được hình thành xuất phát từ những mối quan hệ giữa các đối tượng riêng biệt, đồng thời do được chi phối bởi các mục đích khác nhau nên tính pháp lý cũng như quyền lợi của các bên liên quan hoàn toàn mang tính độc lập. Mặc dù giữa các hợp đồng đều có sự ràng buộc theo quan hệ liên đới, mỗi hợp đồng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau, song ngân hàng với vai trò là người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán sẽ phải thự hiện nghiệp vụ bảo lãnh của mình trên cơ sở độc lập về quyền và nghĩa vụ riêng biệt trong hai hợp đồng.
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 7
I.BẢO LÃNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 7
1. Khái niệm về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng 7
2.Đặc điểm: 8
3.Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 10
4.Vai trò của bảo lãnh 12
II.PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 14
1. Theo mối quan hệ giao dịch 14
2. Theo tính chất bảo đảm 17
3. Theo tính hiệu lực của bảo lãnh 18
4. Theo tính chất chuyển nhượng 19
5. Theo đối tượng bảo lãnh 19
6. Các loại bảo lãnh khác 22
III.NỘI DUNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 24
1. Trình tự phát hành bảo lãnh ngân hàng 24
2. Nội dung của thư bảo lãnh 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 28
I.TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK 28
1. Quá trình ra đời và phát triển của Eximbank 28
2. Hoạt động tín dụng 30
3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 32
4. Các hoạt động khác 33
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK 33
1. Quy chế đối với hoạt động bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Eximbank 33
2. Tình hình hoạt động bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Eximbank 41
3. Đánh giá chung 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 60
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 60
1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại Eximbank 60
2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Eximbank trong thời gian tới.60
II. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 63
1. Ứng dụng chính sách Marketing vào nghiệp vụ bảo lãnh hợp lý và hiệu quả 63
2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các yêu cầu bảo lãnh 67
3. Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. 69
4. Tăng cường quỹ ngoại tệ tạo điều kiện bảo lãnh với nước ngoài 70
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 71
6. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ 71
7. Tiêp tục công tác hiện đại hoá ngân hàng 72
III. KIẾN NGHỊ 73
1. Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước 73
2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 74
3. Đối với Eximbank-ngân hàng bảo lãnh 75
4. Đối với doanh nghiệp-người được bảo lãnh 75
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quá trình hội nhập WTO đưa nước ta đến những cơ hội mới và thách thức mới. Như Nhà nước đã dự báo, khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất đấy là ngành Ngân hàng. Một loạt các ngân hàng mới đã được thành lập, sự đổ xô vào đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng của các doanh nghiệp nước ngoài đang khiến cho hoạt động của các ngân hàng trong nước trở nên khó khăn hơn. Mức độ cạnh tranh gay gắt hơn không những trong các Ngân hàng với nhau mà còn là Ngân hàng với các tổ chức Tài chính, các Công ty Bảo hiểm…
Ngoài các hoạt động chính của ngân hàng như cho vay hay gửi tiết kiệm thì còn tồn tại các hoạt động ngoại hảng khác. Các hoạt đông này hiện nay đang ngày càng đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao lợi nhuận cho các Ngân hàng đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Một trong các hoạt động ngoại bảng của Ngân hàng hiện nay là hoạt động bảo lãnh.
Hoạt động bảo lãnh là một nghiệp vụ được các Ngân hàng thương mại thực hiện khá lâu và góp phần làm đa dạng hóa các dịch vụ của Ngân hàng, nó giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ thương mại của mình. Hiện nay, nhu cầu được bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh nhất là kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp là rất lớn trong khi sự đáp ứng của các Ngân hàng đối với nhu cầu này còn chưa cao. Các doanh nghiệp thậm chí là ngay cả các Ngân hàng đang còn gặp rất nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank đã cho ra đời nghiệp vụ bảo lãnh từ lâu song đối với các nghiệp vụ ngoại bảng khác như nghiệp vụ tín dụng thì nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng còn chưa được quan tâm đúng với tiềm năng của Ngân hàng và chưa đáp ứng tốt nhu cầu bảo lãnh ngày càng nhiều của các doanh nghiệp. Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank hoạt động liên quan chủ yếu đến các doanh nghiệp có hoạt động gắn nhiều với kinh doanh quốc tế nên ở đây chủ yếu ta sẽ nói đến nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là “Hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện” nhằm có thể tìm ra được những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng từ đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp hoạt động hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu ngày càng tốt hơn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phát hiện ra các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank thời gian gần đây và từ đó đề ra được các giải pháp cụ thể để nâng cao hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảo lãnh ngân hàng nó chung.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì nhiệm vụ của chuyên đề là:
- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động bảo lãnh.
- Phân tích thực trạng hoạt đông bảo lãnh xuất nhập khẩu trong Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank trong thời gian gần đây.
- Đề xuất ra các giải pháp để hoàn thiện hơn nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Eximbank từ năm 2005 đến 2007.
5. Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề của em còn được chia làm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Eximbank Việt Nam
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Eximbank Việt Nam.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
I.BẢO LÃNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1. Khái niệm về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay thì hoạt động thương mại đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về các loại hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Hàng loạt các tổ chức được thành lập, các hiệp định thương mại được ký kết nhằm thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, hoạt động thương mại phát triển. Các hàng rào thương mại được dỡ bỏ và đoán thương mại quốc tế sẽ còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho cac doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế do những biến động bất thường về chính trị-kinh tế-xã hội trên toàn cầu. Khi thương mại mở rộng không biên giới thì cũng kéo theo những rủi ro về thông tin không đầy đủ, làm xuất hiện sự thiếu tín nhiệm, thiếu tin cậy giữa các doanh nghiệp. Đây là một cản trở rất lớn cho hoạt động thương mại, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy rất cần có một sự đảm bảo để các giao dịch thương mại được diễn ra an toàn, tăng độ tin cậy giữa các đối tác kinh doanh.
Do nhu cầu cần có đảm bảo trong giao dịch đã làm xuất hiện một loại giao dịch mới, đó là giao dịch đảm bảo, dựa vào sự đảm bảo của một bên thứ ba có uy tín, tín nhiệm , có khả năng và tư cách để đảm bảo cho các quan hệ. Đó chính là hoạt động bảo lãnh.
1.1 Khái niệm bảo lãnh
cách bảo lãnh là bất cứ một sự bảo lãnh, một sự cam kết hay bất cứ một sự cam kết thanh toán nào của trung gian tài chính hay của pháp nhân hay thể nhân bằng văn bản là sẽ bồi thường một số tiền nhất định, nếu đến hạn mà người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trên thư bảo lãnh
Theo luật Dân sự Việt Nam điều 336, khái niệm bảo lãnh được xác định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng chính là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay.
Cam kết bảo lãnh: Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm:
- Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
- Hợp đồng bảo lãnh: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hay giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm Giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp hơn.
2.Đặc điểm:
Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập
Mặc dù nội dung của bảo lãnh được xây dựng trên cơ sở nội dung của hợp đồng thương mại, hợp đồng vay vốn hay hợp đồng đấu thầu nhưng đặc trưng nổi bật của bảo lãnh đó là nó độc lập và tách biệt với các quan hệ thương mại và vay nợ. Điều này có nghĩa là thư bảo lãnh độc lập và tách rời khỏi cơ sở hình thành ra nó. Trong bất kỳ một bảo lãnh nào cũng tồn tại ít nhất ba mối quan hệ của ba hợp đồng, và tính chất độc lập của của nó được thể hiện rõ nét trong từng mối quan hệ giữa các bên liên quan.
Thứ nhất là quan hệ giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) trong hợp đồng thương mại, hợp đồng vay nợ hay đấu thầu. Đây là hợp đồng đóng vai trò cốt yếu và là cơ sở cho việc xây dựng hai hợp đồng còn lại.
Thứ hai là quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh trong hợp đồng cung cấp dịch vụ hay tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng.
Thứ ba là quan hệ giữa người thụ hưởng và ngân hàng phát hành bảo lãnh thể hiện qua cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng của mình (người được bảo lãnh).
Như vậy các hợp đồng được hình thành xuất phát từ những mối quan hệ giữa các đối tượng riêng biệt, đồng thời do được chi phối bởi các mục đích khác nhau nên tính pháp lý cũng như quyền lợi của các bên liên quan hoàn toàn mang tính độc lập. Mặc dù giữa các hợp đồng đều có sự ràng buộc theo quan hệ liên đới, mỗi hợp đồng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau, song ngân hàng với vai trò là người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán sẽ phải thự hiện nghiệp vụ bảo lãnh của mình trên cơ sở độc lập về quyền và nghĩa vụ riêng biệt trong hai hợp đồng.
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 7
I.BẢO LÃNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 7
1. Khái niệm về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng 7
2.Đặc điểm: 8
3.Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 10
4.Vai trò của bảo lãnh 12
II.PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 14
1. Theo mối quan hệ giao dịch 14
2. Theo tính chất bảo đảm 17
3. Theo tính hiệu lực của bảo lãnh 18
4. Theo tính chất chuyển nhượng 19
5. Theo đối tượng bảo lãnh 19
6. Các loại bảo lãnh khác 22
III.NỘI DUNG CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 24
1. Trình tự phát hành bảo lãnh ngân hàng 24
2. Nội dung của thư bảo lãnh 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 28
I.TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK 28
1. Quá trình ra đời và phát triển của Eximbank 28
2. Hoạt động tín dụng 30
3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 32
4. Các hoạt động khác 33
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK 33
1. Quy chế đối với hoạt động bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Eximbank 33
2. Tình hình hoạt động bảo lãnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Eximbank 41
3. Đánh giá chung 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 60
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 60
1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại Eximbank 60
2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Eximbank trong thời gian tới.60
II. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 63
1. Ứng dụng chính sách Marketing vào nghiệp vụ bảo lãnh hợp lý và hiệu quả 63
2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các yêu cầu bảo lãnh 67
3. Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. 69
4. Tăng cường quỹ ngoại tệ tạo điều kiện bảo lãnh với nước ngoài 70
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 71
6. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ 71
7. Tiêp tục công tác hiện đại hoá ngân hàng 72
III. KIẾN NGHỊ 73
1. Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước 73
2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 74
3. Đối với Eximbank-ngân hàng bảo lãnh 75
4. Đối với doanh nghiệp-người được bảo lãnh 75
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links