Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận:
PHẦN MỞ ĐẦU

Tổ chức phi chính phủ là một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển xã hội, bên cạnh những nỗ lực của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã góp một phần vào quá trình nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, các nạn nhân bị thiên tai và chiến tranh giúp tự phát triển một cách bền vững.
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, thường xuyên bị thiên tai đe doạ, cuộc sống của nhân dân, nhất là ở vùng miền núi, ven biển miền Trung, còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng xã hội. Trong đó, xóa đói giảm cùng kiệt là chiến lược của chính phủ nhằm xóa đói giảm cùng kiệt và phát triển kinh tế VIỆT NAM. TCPCPNN cùng với những hoạt động thiết yếu của mình là một trong số những loại hình tổ chức có vai trò quan trọng không nhỏ đối với sự nghiệp xóa đói giảm cùng kiệt của nước ta
I- MỤC ĐÍCH
- Tìm hiểu hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý TCPCPNN, bổ sung kiến thức pháp luật cho bản thân.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm cùng kiệt của TCPCPNN tại Việt Nam gồm những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng. Từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước.
- Nâng cao các kĩ năng trong công tác nghiên cứu khoa học, củng cố và bổ sung thêm nhiều những kiến thức cần thiết của môn học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp biện chứng duy vật, biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống tư tưởng chính trị của Đảng làm nòng cốt cho việc nghiên cứu.
- Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng các phương pháp khác mang tính chuyên môn như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học…


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TCPCPNN TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM

I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TC PCPNN TẠI VIỆT NAM
1. Khái quát về tổ chức phi chính phủ
+ Theo luật pháp một số nước, các tổ chức TCPCP bao gồm các chủ thể có tư cách pháp nhân, là những tổ chức không thuộc chính phủ như các Viện, các tổ chức tư nhân hay công cộng hay các Quỹ. Các tổ chức phi chính phủ - đó là những tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước đó và theo phap luật của nước cho đặt trụ sở chính. nước đó và theo pháp
+ Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, các TCPCP là bất kỳ tổ chức quốc tế nào được lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng TCPCP đó có thể bao gồm các tổ chức có thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện thành viên đó không được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó.
Tóm lại, đó là những tổ chứ được thành lập ở các quốc gia khác tham gia vào hoạt động cứu trợ và phát triển tại nước ta, trên cơ sở tự nguyện và không vì mục đích lợi nhuận.
2. Quá trình hoạt động của TCPCPNN tại Việt Nam:
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Việc mở rộng quan hệ với các TCPCPNN là một mảng trong quan hệ ngoại giao nhân dân, nó gắn liền với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tình hình phát triển qua từng giai đoạn của đất nước Việt Nam:
Trước tháng 5/1975, nhiều TCPCPNN đã hoạt động tại Việt Nam, nhưng chủ yếu ở miền Nam, chỉ có rất ít tổ chức viện trợ cho miền Bắc. Ở miền Nam Việt Nam , từ năm 1954 các TCPCPNN bắt đầu hoạt động và tăng nhanh, đến cuối năm 1974 đã có khoảng trên 60 TCPCPNN hoạt động tại miền Nam. Các tổ chức này chủ yếu hoạt động trong vùng Mỹ - ngụy chiếm đóng với mục đích chính là cứu trợ những người di cư từ Bắc vào Nam và sau đó là những nạn nhân của cuộc chiến tranh của Mỹ. Các TCPCPNN đã rút khỏi miền Nam sau ngày 30/4.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thống nhất đất nước, hoạt động của các TCPCPNN tăng nhanh. Mặc dù vậy các hoạt động này bị ảnh hưởng của những biến động chính trị trong khu vực và Việt Nam nên có lúc suy giảm đáng kể. Tuy nhiên cho đến nay cùng với sự ổn định của nền chính trị, sự mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã thu hút nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến với Việt Nam cùng với giá trị viện trợ ngày càng tăng. Điều đó được thể hiện qua các số liệu như năm 2008: có khoảng 630 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với giá trị giải ngân là 230 triệu USD/năm, đến thống kê chỉ mới 6 tháng đầu năm 2009 thì đã tăng lên 650 tổ chức phi chính phủ nước ngoài với giá trị giải ngân là: 100 triệu USD

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top