rongconmangkinh

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau 10 năm đổi mới - Thực trạng và giải pháp





 

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 2

I- Ngân hàng trung ương 2

II- Vai trò, chức năng của Ngân hàng trung ương 3

1. Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành 3

2. Chức năng ngân hàng của các ngân hàng 4

3. Chức năng ngân hàng của Nhà nước 4

III- Các vấn đề cơ bản 5

1. Quyền phát hành giấy bạc 5

2. Chính sách chiết khấu 6

3. Chính sách thị trường mở 7

4. Chính sách dự trữ tối thiểu 7

5. Chính sách lãi suất tín dụng 8

Phần II: HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 10

I- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - những bước đi khởi đầu 10

II- Hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau 10 năm đổi mới - thực trạng và giải pháp 11

1. Về mô hình tổ chức ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12

2. Vấn đề xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ 13

3. Về việc điều hành chính sách tỷ giá 16

4. Vấn đề phát hành tiền mặt và hoạt động thanh toán 17

Phần III: ĐÁNH GIÁ CHUNG 19

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng động. Ngân hàng TW xác định “mức” có lợi trong việc mua bán chứng khoán để cố găng tác động vào số lượng dự trữ của ngân hàng TM nằm ở ngân hàng TW, trên thực tế là tác động vào quy mô cho vay của các ngân hàng TM đối với nền kinh tế và dân cư.
Vào bất kỳ thời điểm nào ngân hàng TW cũng có thể mua chứng khoán. Họ sẵn sàng mua khi các khả năng khác để điều chỉnh chứng khoán không còn. Ngân hàng TW không sử dụng độc quyền hành chính về việc bán chứng khoán trong tay mình. Nếu nó cần thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế nhằm giảm khả năng thanh toán của các ngân hàng TM thì nó khuyến khích các ngân hàng TM mua chứng khoán trên thị trường mở. Để khuyến khích họ mua, ngân hàng TW phải đưa ra lãi suất có lợi cho các ngân hàng khi mua các chứng khoán này, đối với chứng khoán không có lãi thì phải có khoảng cách lớn giữa thị giá bán và giá trị danh nghĩa. Nếu ngân hàng TW thành công trong việc bán chứng khoán cho ngân hàng TM thì các ngân hàng TM sẽ cho vay ít đi.
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ và là nguồn chính sách gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ. Đặc điểm của nghiệp vụ này là dễ dàng đảo ngược lại. Khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng TW có thể đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Nếu ngân hàng TW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do mua trên thị trường mở quá nhiều, thì nó có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán.
4. Chính sách dự trữ tối thiểu:
Một công cụ khác giúp ngân hàng TW điều tiết hoạt động của ngân hàng TM đó là chính sách dự trữ tối thiểu. Tuỳ theo tình hình, luật các nước có cơ chế duy trì mức dự trữ tối thiểu khác nhau, song họ đều theo đuổi một mục tiêu chung- các ngân hàng TM bắt buộc phải để lại một phần tiền huy động tại ngân hàng TW. Chính sách dự trữ tối thiểu bắt buộc xuất phát từ yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán tiền mặt khi cần thiết của ngân hàng TM . Hiện nay qui mô dự trữ tối thiểu có ý nghĩa hai mặt. Thứ nhất nó đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên ở các ngân hàng. Thứ hai nó là công cụ của ngân hàng TW để điều chỉnh khối lượng tiền tệ và khả năng cho vay của các ngân hàng TM.
Dự trữ bắt buộc xác định bằng cách
Tiền dự trữ
bắt buộc
=
Tỷ lệ dự trữ
bắt buộc
*
Tổng số tiền gửi
nhận được
Hệ số nhân tiền mở rộng
=
1
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
1
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Khả năng mở rộng tiền gửi
Tiền gửi ban đầu x
5. Chính sách lãi suất tín dụng:
Cũng như chính sách thị trường mở, chính sách lãi suất tín dụng cũng là công cụ gián tiếp để điều chỉnh cung và cầu về tín dụng qua giá cả của nó.
Thông thường lãi suất tiền gửi và tiền vay biến động cùng chiều: khi lãi suất tiền gửi được nâng lên thì lãi suất cho vay cũng được nâng lên và ngược lại. Làm sao dung hoà được hai yêu cầu : nâng lãi suất huy động để thu hút được nguồn vốn và kiềm chế lạm phát. Hạ lãi suất tiền gửi để hạ lãi suất cho vay nâng đỡ sản xuất.
Để lãi suất phát huy được vai trò của mình trong quá trình vận hành lãi suất cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+Lãi suất thực phải bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân.
+Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát danh nghĩa
+Lãi suất huy động vốn danh nghĩa cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến (dương).
+Lãi suất cho vay trung bình cao hơn lãi suất huy động trung bình.
+ Lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn.
+ Lãi suất nội tệ tương đương lãi suất ngoại tệ (trừ trượt giá)
+ Lãi suất phải bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
*Chính sách lãi suất được vận hành theo nhiều cách khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau.
+ ấn định lãi suất: Để tránh rủi ro cho các ngân hàng trung gian, các ngân hàng TW thường ấn định mức lãi suất “sàn” tối thiểu cho tiền gửi và lãi suất “trần” tối đa cho tiền vay. Cũng có trường hợp người ta chỉ khống chế lãi suất trần (đầu ra, lãi suất cho vay) còn lại giao quyền chủ động cho các ngân hàng TM.
+ Thả nổi lãi suất: Lãi suất là giá bán và giá mua của quyền sử dụng vốn. Lãi suất phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về vốn. Với quan điểm cho rằng, đã là giá cả thì lãi suất phải biến dộng, phải được tư doanh hoá, nhiều nước đã từ bỏ biện pháp ấn định lãi suất khung cứng nhắc, chuyển qua thả nổi lãi suất trên thị trường tiền tệ:
Quy trình hình thành lãi suất:
Cạnh tranh nội địa
Nhu cầu vay.
Khả năng cho vay
Lãi suất thị trường
Chính sách tiền tệ.
Các công cụ tác động
Hệ thống tín dụng
Chiến lược phát triển
Thị trườngtín dụng quốc tế
Là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng TW tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gửi và tiền vay của ngân hàng TM bằng cách thay đổi lãi suất tái chiết khấu, làm “đắt” hay “rẻ” tín dụng nhằm “hạn chế”, “khuyến khích” các ngân hàng TM trong hoạt động vay vốn của ngân hàng TW. Từ đó có ảnh hưởng đến cung cầu tín dụng.
Phần II: Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
I. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- những bước đi khởi đầu.
Từ một nước thuộc địa không có chủ quyền về tiền tệ, ngay sau Cách mạng tháng 8/1945 thành công, bằng ý chí và sự sáng tạo của mình, dựa vào lòng yêu nước của nhân dân, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã từng bước thiết lập được một nền tiền tệ, ngân hàng độc lập với những bước đi phù hợp và đầy sáng tạo.
Tháng 12/1945 chính quyền cách mạng đã phát hành đồng bạc Việt Nam đầu tiên được nhân dân hết sức hoan ngân hàng nghênh, hưởng ứng và được gọi là “tờ giấy bạc cụ Hồ”.
Ngày 3/2/1947, tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam- Nha tín dụng sản xuất được thành lập.
Ngày 6/5/1951 tại Hang Bòng thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang, chủ tịch HCM đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập ngân hàng Quốc gia Việt Nam- chính thức khai sinh một ngành kinh tế mới cho đất nước ngành ngân hàng .
Ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời thực sự là một bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển nền tiền tệ- ngân hàng của Việt Nam. Lần đầu tiê nước ta có một ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân, là kết quả của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Từ ngày thành lập đến trước đổi mới, gần 40 năm hoạt động và phát triển theo mục tiêu xây dựng CNXH trong điều kiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, ngân hàng Nhà nước đã được xây dựng và hoạt động phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế đó, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đồng thời hoạt động của ngân hàng cũng phản ánh đặc trưng của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.
Với tư cách là cơ quan Nhà nước quản lý tập trung thống nhất trong cả nước về: Phát hành tiền, quản lý tiền mặt và tổ chức kế...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top