Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH 4
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 4
1.1. Giới thiệu công ty 4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 4
II. Lĩnh vực kinh doanh 6
2.1. Sản phẩm và khách hàng 6
2.2. Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 7
III. Cơ cấu tổ chức công ty 8
3.1. Tổng giám đốc 9
3.2. Phó tổng giám đốc 9
3.3. Khối sản xuất 10
3.4. Khối tài chính – kế toán 10
3.5. Khối kinh doanh 11
3.6. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong sản xuất và kinh doanh 12
IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 14
4.1. Năng lực và điều kiện kinh doanh của công ty 14
4.1.2.1.Môi trường vĩ mô 23
4.1.2.2.Môi trường ngành 25
4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 27
Chương II - THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU MARKETING TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH 29
I. Thực trạng hoạt động marketing của công ty 29
1.1. Vai trò của marketing trong công ty 29
1.1.1. Nhận thức và đầu tư cho marketing của công ty 29
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng phòng Marketing 30
1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch marketing 30
1.2.1. Trình tự lập và thực hiện kế hoạch marketing 30
1.2.2. Thực hiện chiến lược định vị 31
1.3. Các biến số của marketing mix 34
1.4. Kế hoạch marketing năm 2007 42
1.5. Đánh giá các hoạt động marketing của công ty 43
II. Tình hình thực hiện hoạt động nghiên cứu marketing 44
2.1. Nhận thức về vai trò hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty 44
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty 45
2.3. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện nghiên cứu marketing của công ty 53
Chương III – Giải pháp cho hoạt động nghiên cứu marketing cho công ty Liên doanh Đức Việt TNHH 59
I. Vai trò thực tế của hoạt động nghiên cứu marketing đối với công ty 59
1.1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu marketing trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 59
1.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu đối với các quyết định về marketing mix của công ty 60
II. Đề xuất giải pháp cho hoạt động nghiên cứu marketing 67
2.1. Xác định đúng đắn vai trò của hoạt động nghiên cứu marketing 67
2.2. Một vài giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc nghiên cứu marketing 70
KẾT LUẬN 74
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH là công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến từ thịt lợn như xúc xích các loại, thịt xông khói, giò, thịt heo an toàn… với hình thức sở hữu là liên doanh giữa Đức và Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã quan sát và hiểu được cơ bản những vấn đề tổng quan về công ty như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của công ty, thấy được tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và tình hình thực hiện các hoạt động marketing nói riêng. Qua quá trình quan sát và tham gia làm việc với công ty em cũng thấy được những điểm mạnh và những thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động của công ty nói chung và hoạt động marketing nói riêng. Trong các vấn đề nhận thấy, em quan tâm nhiều nhất đến hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty, vì những lý do sau:
Mức độ cạnh tranh trên thị trường thực phẩm chế biến ngày càng gay gắt, nếu không nghiên cứu một cách đầy đủ về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh… thì khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc tìm kiếm thông tin thị trường chỉ được thực hiện bởi các nhân viên kinh doanh, tính chủ quan, suy đoán rất cao, hơn nữa lại chỉ được một vài thông tin sơ lược.
Hoạt động nghiên cứu marketing được công ty tiến hành không hiệu quả, chỉ thực hiện khi cần phát triển sản phẩm mới, hay tìm kiếm thị trường mới, song thiếu tính chính xác và bài bản.
Vai trò của việc tiến hành nghiên cứu định kỳ chưa được công ty đánh giá cao
Do đó, đề tài mà chuyên đề này nghiên cứu sẽ là:
“Hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty Liên doanh Đức Việt TNHH – thực trạng và giải pháp”
Cấu trúc đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Chương II: Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH
Chương III: Giải pháp hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH
Chương I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1. Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty Liên doanh Đức Việt trách nhiệm hữu hạn
Tên viết tắt: Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Tên giao dịch quốc tế: Duc-Viet Joint-venture Company limited
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: (+84)0321.970229/230 Fax: (+84)0321.970233
Văn phòng giao dịch
Văn phòng chính: 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (+84)04.9437631/9435410 Fax: (+84)04.8226962
Văn phòng miền Trung: 39 Phan Thanh, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Văn phòng miền Nam: 190B Võ Văn Tần, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
Website:
Logo:
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1. Hình thành công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt
Công ty TNHH Đức Việt được thành lập vào năm 2000, theo giấy phép đăng ký kinh doanh tại sở KHCN & MT, ngày 14 tháng 7 năm 2000. Công ty có tên giao dịch là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt. Tên giao dịch quốc tế là Duc-Viet service trading and producing company limited.
Tháng 7 năm 2000, ông Mai Huy Tân – hiện là Tổng giám đốc công ty – nhận được giấy phép đầu tư do sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp, cho phép xây dựng nhà máy để sản xuất ra xúc xích và các sản phẩm thịt. Một nhà xưởng nhỏ, diện tích gần 200 m2 đã được xây dựng ở địa bàn quận Thanh Xuân để sản xuất xúc xích theo công nghệ Đức.
Ngày 7/9/2000, chiếc xúc xích đầu tiên được sản xuất theo công nghệ xúc xích nổi tiếng của xứ Thueringen (Đức) ra lò, phục vụ cho những người Đức đang sống ở Hà Nội, những người Hà Nội đã từng sống ở Đức và các khách hàng trung lưu trở lên khác.
Tuy nhiên, suốt năm đầu, công ty bị thua lỗ do không cạnh tranh được với xúc xích nhập ngoại mặc dù giá chỉ bằng 1/6 và các loại xúc xích nội địa khác.
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh thay đổi. Đến cuối năm 2001, đầu năm 2002, doanh thu của công ty tăng 100%, đạt được điểm hòa vốn. Năng lực và địa vị cạnh tranh của xúc xích Đức Việt được nâng lên đáng kể.
1.2.2. Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Đến tháng 10 năm 2002, công ty Liên doanh Đức Việt TNHH chính thức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bên Việt Nam là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt (Tên giao dịch quốc tế: Duc – Viet servive, trading and producing company limited), trụ sở tại 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên nước ngoài là công ty CBV Michel Campioni Gmbh, trụ sở đặt tại Goethestrasse 65, 99096 Erfurt, Cộng hòa Liên bang Đức. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập có tên gọi là:
CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
Tên giao dịch quốc tế: DUC – VIET JOINT – VENTURE COMPANY LIMITED
Công ty mới được thành lập không những có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức mà còn có sự quản lý và giám sát của các chuyên gia Đức nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn rõ rệt.
Nhận thấy nhà xưởng ở Thanh Xuân không còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đầu năm 2003, Tổng Giám đốc Mai Huy Tân cùng ông Michel Campioni ( thay mặt phần vốn phía Đức) quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt và thực phẩm tại khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, Hưng Yên. Giấy phép đầu tư số 019.GPĐT – HY được cấp ngày 30/6/2003. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 3,6 ha, tổng vốn đầu tư là 1.800.000 USD đã được khánh thành ngày 12/2/2004.
Ngày 15/3/2004, công ty tiếp tục đầu tư hơn 2 triệu USD lắp đặt dây chuyền sản xuất theo công nghệ Đức với sản lượng 15 tấn/ngày. Từ đây tới cuối năm 2005, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng kể như hoàn tất, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào tăng trưởng ổn định.
Tháng 1 năm 2006, công ty Đức Việt nhận chứng chỉ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn). Hệ thống HACCP cho các phân xưởng chế biến đã được TUV Rheinland (CHLB Đức) thẩm định, đánh giá và cấp chứng chỉ. Hệ thống HACCP cho phân xưởng giết mổ được BM Trada (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ. Đây là chứng chỉ bảo đảm cho người tiêu dùng biết chắc rằng mình đang sử dụng một sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Tháng 12 năm 2005 và tháng 12 năm 2006, Đức Việt đón nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 và 2007 trong lĩnh vực thực phẩm khô.
Tháng 10 năm 2006, do yêu cầu của sự phát triển, công ty mở thêm văn phòng tại địa chỉ số 14 ngõ 4 đường Kim Đồng Hà Nội. Văn phòng 3 tầng với đầy đủ cơ sở vật chất này là nơi làm việc của khối kinh doanh của công ty
II. Lĩnh vực kinh doanh
2.1. Sản phẩm và khách hàng
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH hoạt động trong ngành thực phẩm, cụ thể hơn, đó là sản xuất và kinh doanh thực phẩm chế biến và thịt heo an toàn. Các dòng sản phẩm chủ yếu của Đức Việt như sau:
Các sản phẩm chế biến:
Các sản phẩm xúc xích: Xúc xích nướng, xúc xích hong khói, xúc xích vườn bia, xúc xích thành Vienna, xúc xích tỏi…
Các sản phẩm thịt nguội: sườn hong khói, thăn lợn hong khói, dọi quế hong khói, da bao, đùi hong khói…
Các sản phẩm giò Việt Nam truyền thống : giò tai, giò thủ, giò lụa, thịt nấu đông
Các sản phẩm chế biến từ thịt lợn khác: pate gan, jăm bông hấp, jăm bông giò, jăm bông đùi hong khói…
Các gia vị: mù tạt cay, mù tạt mật ong, mù tạt tiêu đen…
Các sản phẩm tươi sống (thịt heo an toàn): thăn heo, thịt ba rọi, thịt nạc vai, sườn non, thịt chân giò, đùi heo nguyên xương, sườn cốtlết, tim heo, bầu dục heo, heo nguyên tảng…
Với những dòng sản phẩm đa dạng trên, khách hàng của công ty thuộc rất nhiều nhóm khác nhau, bao gồm:
- Người tiêu dùng nội trợ
- Những người nước ngoài, người có thu nhập khá trở lên
- Người uống bia
- Trẻ em
- Thanh niên
2.2. Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Các vấn đề về nguồn số liệu, phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, kế hoạch lấy mẫu và phương pháp tiếp xúc mà việc lập kế hoạch phải quyết định được là nhằm chuẩn bị cho việc thu thập thông tin. Với hệ thống ghi chép nội bộ và tình báo marketing sẵn có tại công ty, nguồn dữ liệu thứ cấp nên được xem xét đầu tiên. Những nguồn dữ liệu thứ cấp khác có thể sử dụng đó là: tài liệu ghi chép của khối tài chính – kế toán; hóa đơn, sổ sách thủ kho của các kho hàng; tủ tài liệu của phòng Marketing, phòng Kinh doanh và phòng Thịt sạch (gồm các báo cáo tuần, tháng, quý, các đề xuất, kế hoạch…) và các nguồn bên ngoài như internet, báo chí, các số liệu thương mại…
Phương pháp nghiên cứu nên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tùy đặc điểm và tính chất của mỗi cuộc nghiên cứu chứ không nên chỉ là điều tra phỏng vấn. Trong những cuộc nghiên cứu với đối tượng học sinh tiểu học, phương pháp quan sát và phỏng vấn nhóm sẽ cho kết quả chính xác hơn, tránh được ảnh hưởng tâm lý với các em khi trả lời phỏng vấn. Trong nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới, điều tra phỏng vấn có thể tốt song nên kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để cho kết quả trung thực hơn, đồng thời cũng có được những dự báo có tính tin cậy.
Công cụ nghiên cứu bảng hỏi được sử dụng như là một công cụ chính trong mọi cuộc nghiên cứu. Việc thiết kế các câu hỏi trong bảng hỏi phải căn cứ vào vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra, tránh những sai lầm như đã chỉ ra trong mục 2.3.1 chương II. Các công cụ cơ khí có thể chưa cần thiết đối với hoạt động nghiên cứu marketing của công ty vì nó khá tốn kém mà lại không có nhiều tình huống cần sử dụng.
Kế hoạch lấy mẫu là vấn đề ít được các nhân viên của công ty Đức Việt chú ý nhất khi lập một kế hoạch nghiên cứu, trong khi thực tế nó là yêu cầu quan trọng. Thứ nhất, tổng thể mục tiêu được chọn phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo có thể cung cấp được loại thông tin mà nhà quản trị cần cho việc ra quyết định. Tổng thể đó thường là người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng hay TP Hồ Chí Minh do các sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở các thành phố này. Một tổng thể thường được hướng tới nữa là các thành viên kênh phân phối, mà chủ yếu là các nhà bán lẻ, bởi vì đây là những khách hàng trực tiếp mua hàng của công ty, là trung gian đưa sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. Trong những trường hợp khác nhau sẽ có sự lựa chọn tổng thể mục tiêu khác nhau. Thứ hai, phương pháp lấy mẫu phi xác xuất mặc dù đơn giản, dễ thực hiện song làm cho mẫu ít có khả năng thay mặt cho tổng thể. Tùy thuộc mỗi cuộc nghiên cứu sẽ chọn những phương pháp lấy mẫu khác nhau, song nên chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, bởi sản phẩm của công ty là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, thị trường mục tiêu là toàn bộ thị trường tổng thể, do đó có nhiều phân đoạn với những đặc trưng khác nhau. Thứ ba, kích thước mẫu phải đủ lớn để kết quả nghiên cứu đạt được tính tin cậy. Bởi vì như thị trường tổng thể rất lớn, thậm chí khi nghiên cứu cho một phân đoạn thị trường thì quy mô của nó cũng rất lớn (do đây là thị trường tiêu dùng thực phẩm chế biến), vì vậy kích thước mẫu quá nhỏ sẽ không thể suy rộng kết quả thu được từ mẫu cho tổng thể.
Phương pháp tiếp xúc có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau chứ không chỉ một phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của công ty và đặc điểm của tổng thể mục tiêu, phương pháp tiếp xúc có thể còn là phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua thư ít có hiệu quả hơn song có thể dùng khi tiến hành nghiên cứu các thành viên kênh. Ngoài ra, công ty Đức Việt hiện hiện có một website với nội dung khá phong phú, trên đó có 1 diễn đàn cho mọi người tiêu dùng có thể tham gia trao đổi, vì thế, phỏng vấn qua website của công ty cũng là một cách thực hiện ít tốn kém mà lại dễ dàng cho việc biên tập và xử lý dữ liệu.
Xác định phí tổn và lợi ích cho cuộc nghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao giá trị của kế hoạch được lập. Một cuộc nghiên cứu của công ty sẽ cần chi phí cho việc thu thập dữ liệu, chi phí cho các công cụ phục vụ nghiên cứu, chi phí cho việc tổ chức hay bố trí bối cảnh nghiên cứu… đồng thời là chi phí về thời gian, nhân sự. Bên cạnh đó, nó mang lại những giá trị như hỗ trợ ra quyết định, giảm thiểu rủi ro, thậm chí là nâng cao mức độ biết đến của công chúng với sản phẩm và công ty bởi việc thực hiện nghiên cứu đôi khi cũng tạo ra tác động như là quảng cáo. Tính toán và so sánh lợi ích, chi phí để đưa đến quyết định có tiến hành nghiên cứu hay không giúp công ty tránh được lãng phí nguồn lực.
1.1.1. Những yếu tố làm nên công tác nghiên cứu marketing tốt
Ngoài việc chuẩn bị chu đáo một kế hoạch nghiên cứu, còn có nhiều yếu tố khác làm nên thành công của công tác nghiên cứu marketing.
Thứ nhất, xác định đúng vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Việc xác định được đúng vấn đề và mục tiêu nghiên cứu không chỉ giúp định hướng đúng cho cuộc nghiên cứu mà có thể còn giúp tiết kiệm chi phí khi những thông tin cần thu thập đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của công ty.
Thứ hai, tiến hành thu thập thông tin nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác. Quá trình thu thập thông tin là quá trình mất nhiều thời gian nhất và đôi khi có thể làm chậm trễ việc ra quyết định. Để tăng tốc độ thu thập thông tin, người phụ trách nghiên cứu nên thiết kế bảng hỏi thật đầy đủ, rõ ràng và hướng dẫn chi tiết để có thể sử dụng đội ngũ Promoter và nhân viên bán hàng của công ty tham gia vào việc phỏng vấn.
Thứ ba, phân tích thông tin bằng các mô hình toán học, mô hình kinh tế để thấy được sự liên quan của số liệu và có thể có được kết luận hữu ích.
Thứ tư, báo cáo kết quả nghiên cứu theo một cách khoa học, dễ hiểu sao cho nhà quản trị có thể sử dụng tốt thông tin đó cho việc ra quyết định của mình.
Thứ năm, tăng cường sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận, các phòng ban. Hiện tại các hoạt động marketing của công ty Đức Việt được thực hiện bởi cả 3 phòng của khối Kinh doanh, vì thế nguồn thông tin của cả 3 phòng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, đôi khi nhằm phục vụ cho cùng một hoạt động. Sự kết hợp và trao đổi thường xuyên thông tin giữa 3 phòng giúp cho hoạt động nghiên cứu marketing dễ dàng hơn vì nó phục vụ cho các quyết định của cả khối Kinh doanh, thậm chí toàn công ty.
KẾT LUẬN
Hoạt động nghiên cứu marketing của công ty Liên doanh Đức Việt TNHH do còn mới mẻ nên nhìn chung có nhiều thiếu sót, hạn chế. Nguyên nhân chính là do công ty chưa nhận thức đúng đắn về khái niệm và vai trò của nó, bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên thực hiên nghiên cứu lại không chuyên nghiệp. Vì vậy, giải pháp cho hoạt động nghiên cứu marketing của công ty chính là nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của nghiên cứu marketing, thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu marketing và quan tâm đến các yếu tố quan trọng của một cuộc nghiên cứu marketing thành công.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH 4
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 4
1.1. Giới thiệu công ty 4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 4
II. Lĩnh vực kinh doanh 6
2.1. Sản phẩm và khách hàng 6
2.2. Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 7
III. Cơ cấu tổ chức công ty 8
3.1. Tổng giám đốc 9
3.2. Phó tổng giám đốc 9
3.3. Khối sản xuất 10
3.4. Khối tài chính – kế toán 10
3.5. Khối kinh doanh 11
3.6. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong sản xuất và kinh doanh 12
IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 14
4.1. Năng lực và điều kiện kinh doanh của công ty 14
4.1.2.1.Môi trường vĩ mô 23
4.1.2.2.Môi trường ngành 25
4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 27
Chương II - THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU MARKETING TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH 29
I. Thực trạng hoạt động marketing của công ty 29
1.1. Vai trò của marketing trong công ty 29
1.1.1. Nhận thức và đầu tư cho marketing của công ty 29
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng phòng Marketing 30
1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch marketing 30
1.2.1. Trình tự lập và thực hiện kế hoạch marketing 30
1.2.2. Thực hiện chiến lược định vị 31
1.3. Các biến số của marketing mix 34
1.4. Kế hoạch marketing năm 2007 42
1.5. Đánh giá các hoạt động marketing của công ty 43
II. Tình hình thực hiện hoạt động nghiên cứu marketing 44
2.1. Nhận thức về vai trò hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty 44
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty 45
2.3. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện nghiên cứu marketing của công ty 53
Chương III – Giải pháp cho hoạt động nghiên cứu marketing cho công ty Liên doanh Đức Việt TNHH 59
I. Vai trò thực tế của hoạt động nghiên cứu marketing đối với công ty 59
1.1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu marketing trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 59
1.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu đối với các quyết định về marketing mix của công ty 60
II. Đề xuất giải pháp cho hoạt động nghiên cứu marketing 67
2.1. Xác định đúng đắn vai trò của hoạt động nghiên cứu marketing 67
2.2. Một vài giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc nghiên cứu marketing 70
KẾT LUẬN 74
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH là công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến từ thịt lợn như xúc xích các loại, thịt xông khói, giò, thịt heo an toàn… với hình thức sở hữu là liên doanh giữa Đức và Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã quan sát và hiểu được cơ bản những vấn đề tổng quan về công ty như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của công ty, thấy được tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và tình hình thực hiện các hoạt động marketing nói riêng. Qua quá trình quan sát và tham gia làm việc với công ty em cũng thấy được những điểm mạnh và những thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động của công ty nói chung và hoạt động marketing nói riêng. Trong các vấn đề nhận thấy, em quan tâm nhiều nhất đến hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty, vì những lý do sau:
Mức độ cạnh tranh trên thị trường thực phẩm chế biến ngày càng gay gắt, nếu không nghiên cứu một cách đầy đủ về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh… thì khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc tìm kiếm thông tin thị trường chỉ được thực hiện bởi các nhân viên kinh doanh, tính chủ quan, suy đoán rất cao, hơn nữa lại chỉ được một vài thông tin sơ lược.
Hoạt động nghiên cứu marketing được công ty tiến hành không hiệu quả, chỉ thực hiện khi cần phát triển sản phẩm mới, hay tìm kiếm thị trường mới, song thiếu tính chính xác và bài bản.
Vai trò của việc tiến hành nghiên cứu định kỳ chưa được công ty đánh giá cao
Do đó, đề tài mà chuyên đề này nghiên cứu sẽ là:
“Hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty Liên doanh Đức Việt TNHH – thực trạng và giải pháp”
Cấu trúc đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Chương II: Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH
Chương III: Giải pháp hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty liên doanh Đức Việt TNHH
Chương I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1. Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty Liên doanh Đức Việt trách nhiệm hữu hạn
Tên viết tắt: Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Tên giao dịch quốc tế: Duc-Viet Joint-venture Company limited
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: (+84)0321.970229/230 Fax: (+84)0321.970233
Văn phòng giao dịch
Văn phòng chính: 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (+84)04.9437631/9435410 Fax: (+84)04.8226962
Văn phòng miền Trung: 39 Phan Thanh, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Văn phòng miền Nam: 190B Võ Văn Tần, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
Website:
You must be registered for see links
Logo:
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1. Hình thành công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt
Công ty TNHH Đức Việt được thành lập vào năm 2000, theo giấy phép đăng ký kinh doanh tại sở KHCN & MT, ngày 14 tháng 7 năm 2000. Công ty có tên giao dịch là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt. Tên giao dịch quốc tế là Duc-Viet service trading and producing company limited.
Tháng 7 năm 2000, ông Mai Huy Tân – hiện là Tổng giám đốc công ty – nhận được giấy phép đầu tư do sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp, cho phép xây dựng nhà máy để sản xuất ra xúc xích và các sản phẩm thịt. Một nhà xưởng nhỏ, diện tích gần 200 m2 đã được xây dựng ở địa bàn quận Thanh Xuân để sản xuất xúc xích theo công nghệ Đức.
Ngày 7/9/2000, chiếc xúc xích đầu tiên được sản xuất theo công nghệ xúc xích nổi tiếng của xứ Thueringen (Đức) ra lò, phục vụ cho những người Đức đang sống ở Hà Nội, những người Hà Nội đã từng sống ở Đức và các khách hàng trung lưu trở lên khác.
Tuy nhiên, suốt năm đầu, công ty bị thua lỗ do không cạnh tranh được với xúc xích nhập ngoại mặc dù giá chỉ bằng 1/6 và các loại xúc xích nội địa khác.
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh thay đổi. Đến cuối năm 2001, đầu năm 2002, doanh thu của công ty tăng 100%, đạt được điểm hòa vốn. Năng lực và địa vị cạnh tranh của xúc xích Đức Việt được nâng lên đáng kể.
1.2.2. Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Đến tháng 10 năm 2002, công ty Liên doanh Đức Việt TNHH chính thức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bên Việt Nam là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt (Tên giao dịch quốc tế: Duc – Viet servive, trading and producing company limited), trụ sở tại 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên nước ngoài là công ty CBV Michel Campioni Gmbh, trụ sở đặt tại Goethestrasse 65, 99096 Erfurt, Cộng hòa Liên bang Đức. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập có tên gọi là:
CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
Tên giao dịch quốc tế: DUC – VIET JOINT – VENTURE COMPANY LIMITED
Công ty mới được thành lập không những có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức mà còn có sự quản lý và giám sát của các chuyên gia Đức nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn rõ rệt.
Nhận thấy nhà xưởng ở Thanh Xuân không còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đầu năm 2003, Tổng Giám đốc Mai Huy Tân cùng ông Michel Campioni ( thay mặt phần vốn phía Đức) quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt và thực phẩm tại khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, Hưng Yên. Giấy phép đầu tư số 019.GPĐT – HY được cấp ngày 30/6/2003. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 3,6 ha, tổng vốn đầu tư là 1.800.000 USD đã được khánh thành ngày 12/2/2004.
Ngày 15/3/2004, công ty tiếp tục đầu tư hơn 2 triệu USD lắp đặt dây chuyền sản xuất theo công nghệ Đức với sản lượng 15 tấn/ngày. Từ đây tới cuối năm 2005, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng kể như hoàn tất, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào tăng trưởng ổn định.
Tháng 1 năm 2006, công ty Đức Việt nhận chứng chỉ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn). Hệ thống HACCP cho các phân xưởng chế biến đã được TUV Rheinland (CHLB Đức) thẩm định, đánh giá và cấp chứng chỉ. Hệ thống HACCP cho phân xưởng giết mổ được BM Trada (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ. Đây là chứng chỉ bảo đảm cho người tiêu dùng biết chắc rằng mình đang sử dụng một sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Tháng 12 năm 2005 và tháng 12 năm 2006, Đức Việt đón nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 và 2007 trong lĩnh vực thực phẩm khô.
Tháng 10 năm 2006, do yêu cầu của sự phát triển, công ty mở thêm văn phòng tại địa chỉ số 14 ngõ 4 đường Kim Đồng Hà Nội. Văn phòng 3 tầng với đầy đủ cơ sở vật chất này là nơi làm việc của khối kinh doanh của công ty
II. Lĩnh vực kinh doanh
2.1. Sản phẩm và khách hàng
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH hoạt động trong ngành thực phẩm, cụ thể hơn, đó là sản xuất và kinh doanh thực phẩm chế biến và thịt heo an toàn. Các dòng sản phẩm chủ yếu của Đức Việt như sau:
Các sản phẩm chế biến:
Các sản phẩm xúc xích: Xúc xích nướng, xúc xích hong khói, xúc xích vườn bia, xúc xích thành Vienna, xúc xích tỏi…
Các sản phẩm thịt nguội: sườn hong khói, thăn lợn hong khói, dọi quế hong khói, da bao, đùi hong khói…
Các sản phẩm giò Việt Nam truyền thống : giò tai, giò thủ, giò lụa, thịt nấu đông
Các sản phẩm chế biến từ thịt lợn khác: pate gan, jăm bông hấp, jăm bông giò, jăm bông đùi hong khói…
Các gia vị: mù tạt cay, mù tạt mật ong, mù tạt tiêu đen…
Các sản phẩm tươi sống (thịt heo an toàn): thăn heo, thịt ba rọi, thịt nạc vai, sườn non, thịt chân giò, đùi heo nguyên xương, sườn cốtlết, tim heo, bầu dục heo, heo nguyên tảng…
Với những dòng sản phẩm đa dạng trên, khách hàng của công ty thuộc rất nhiều nhóm khác nhau, bao gồm:
- Người tiêu dùng nội trợ
- Những người nước ngoài, người có thu nhập khá trở lên
- Người uống bia
- Trẻ em
- Thanh niên
2.2. Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Các vấn đề về nguồn số liệu, phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, kế hoạch lấy mẫu và phương pháp tiếp xúc mà việc lập kế hoạch phải quyết định được là nhằm chuẩn bị cho việc thu thập thông tin. Với hệ thống ghi chép nội bộ và tình báo marketing sẵn có tại công ty, nguồn dữ liệu thứ cấp nên được xem xét đầu tiên. Những nguồn dữ liệu thứ cấp khác có thể sử dụng đó là: tài liệu ghi chép của khối tài chính – kế toán; hóa đơn, sổ sách thủ kho của các kho hàng; tủ tài liệu của phòng Marketing, phòng Kinh doanh và phòng Thịt sạch (gồm các báo cáo tuần, tháng, quý, các đề xuất, kế hoạch…) và các nguồn bên ngoài như internet, báo chí, các số liệu thương mại…
Phương pháp nghiên cứu nên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tùy đặc điểm và tính chất của mỗi cuộc nghiên cứu chứ không nên chỉ là điều tra phỏng vấn. Trong những cuộc nghiên cứu với đối tượng học sinh tiểu học, phương pháp quan sát và phỏng vấn nhóm sẽ cho kết quả chính xác hơn, tránh được ảnh hưởng tâm lý với các em khi trả lời phỏng vấn. Trong nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới, điều tra phỏng vấn có thể tốt song nên kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để cho kết quả trung thực hơn, đồng thời cũng có được những dự báo có tính tin cậy.
Công cụ nghiên cứu bảng hỏi được sử dụng như là một công cụ chính trong mọi cuộc nghiên cứu. Việc thiết kế các câu hỏi trong bảng hỏi phải căn cứ vào vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra, tránh những sai lầm như đã chỉ ra trong mục 2.3.1 chương II. Các công cụ cơ khí có thể chưa cần thiết đối với hoạt động nghiên cứu marketing của công ty vì nó khá tốn kém mà lại không có nhiều tình huống cần sử dụng.
Kế hoạch lấy mẫu là vấn đề ít được các nhân viên của công ty Đức Việt chú ý nhất khi lập một kế hoạch nghiên cứu, trong khi thực tế nó là yêu cầu quan trọng. Thứ nhất, tổng thể mục tiêu được chọn phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo có thể cung cấp được loại thông tin mà nhà quản trị cần cho việc ra quyết định. Tổng thể đó thường là người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng hay TP Hồ Chí Minh do các sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở các thành phố này. Một tổng thể thường được hướng tới nữa là các thành viên kênh phân phối, mà chủ yếu là các nhà bán lẻ, bởi vì đây là những khách hàng trực tiếp mua hàng của công ty, là trung gian đưa sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. Trong những trường hợp khác nhau sẽ có sự lựa chọn tổng thể mục tiêu khác nhau. Thứ hai, phương pháp lấy mẫu phi xác xuất mặc dù đơn giản, dễ thực hiện song làm cho mẫu ít có khả năng thay mặt cho tổng thể. Tùy thuộc mỗi cuộc nghiên cứu sẽ chọn những phương pháp lấy mẫu khác nhau, song nên chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, bởi sản phẩm của công ty là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, thị trường mục tiêu là toàn bộ thị trường tổng thể, do đó có nhiều phân đoạn với những đặc trưng khác nhau. Thứ ba, kích thước mẫu phải đủ lớn để kết quả nghiên cứu đạt được tính tin cậy. Bởi vì như thị trường tổng thể rất lớn, thậm chí khi nghiên cứu cho một phân đoạn thị trường thì quy mô của nó cũng rất lớn (do đây là thị trường tiêu dùng thực phẩm chế biến), vì vậy kích thước mẫu quá nhỏ sẽ không thể suy rộng kết quả thu được từ mẫu cho tổng thể.
Phương pháp tiếp xúc có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau chứ không chỉ một phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của công ty và đặc điểm của tổng thể mục tiêu, phương pháp tiếp xúc có thể còn là phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua thư ít có hiệu quả hơn song có thể dùng khi tiến hành nghiên cứu các thành viên kênh. Ngoài ra, công ty Đức Việt hiện hiện có một website với nội dung khá phong phú, trên đó có 1 diễn đàn cho mọi người tiêu dùng có thể tham gia trao đổi, vì thế, phỏng vấn qua website của công ty cũng là một cách thực hiện ít tốn kém mà lại dễ dàng cho việc biên tập và xử lý dữ liệu.
Xác định phí tổn và lợi ích cho cuộc nghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao giá trị của kế hoạch được lập. Một cuộc nghiên cứu của công ty sẽ cần chi phí cho việc thu thập dữ liệu, chi phí cho các công cụ phục vụ nghiên cứu, chi phí cho việc tổ chức hay bố trí bối cảnh nghiên cứu… đồng thời là chi phí về thời gian, nhân sự. Bên cạnh đó, nó mang lại những giá trị như hỗ trợ ra quyết định, giảm thiểu rủi ro, thậm chí là nâng cao mức độ biết đến của công chúng với sản phẩm và công ty bởi việc thực hiện nghiên cứu đôi khi cũng tạo ra tác động như là quảng cáo. Tính toán và so sánh lợi ích, chi phí để đưa đến quyết định có tiến hành nghiên cứu hay không giúp công ty tránh được lãng phí nguồn lực.
1.1.1. Những yếu tố làm nên công tác nghiên cứu marketing tốt
Ngoài việc chuẩn bị chu đáo một kế hoạch nghiên cứu, còn có nhiều yếu tố khác làm nên thành công của công tác nghiên cứu marketing.
Thứ nhất, xác định đúng vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Việc xác định được đúng vấn đề và mục tiêu nghiên cứu không chỉ giúp định hướng đúng cho cuộc nghiên cứu mà có thể còn giúp tiết kiệm chi phí khi những thông tin cần thu thập đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của công ty.
Thứ hai, tiến hành thu thập thông tin nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác. Quá trình thu thập thông tin là quá trình mất nhiều thời gian nhất và đôi khi có thể làm chậm trễ việc ra quyết định. Để tăng tốc độ thu thập thông tin, người phụ trách nghiên cứu nên thiết kế bảng hỏi thật đầy đủ, rõ ràng và hướng dẫn chi tiết để có thể sử dụng đội ngũ Promoter và nhân viên bán hàng của công ty tham gia vào việc phỏng vấn.
Thứ ba, phân tích thông tin bằng các mô hình toán học, mô hình kinh tế để thấy được sự liên quan của số liệu và có thể có được kết luận hữu ích.
Thứ tư, báo cáo kết quả nghiên cứu theo một cách khoa học, dễ hiểu sao cho nhà quản trị có thể sử dụng tốt thông tin đó cho việc ra quyết định của mình.
Thứ năm, tăng cường sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận, các phòng ban. Hiện tại các hoạt động marketing của công ty Đức Việt được thực hiện bởi cả 3 phòng của khối Kinh doanh, vì thế nguồn thông tin của cả 3 phòng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, đôi khi nhằm phục vụ cho cùng một hoạt động. Sự kết hợp và trao đổi thường xuyên thông tin giữa 3 phòng giúp cho hoạt động nghiên cứu marketing dễ dàng hơn vì nó phục vụ cho các quyết định của cả khối Kinh doanh, thậm chí toàn công ty.
KẾT LUẬN
Hoạt động nghiên cứu marketing của công ty Liên doanh Đức Việt TNHH do còn mới mẻ nên nhìn chung có nhiều thiếu sót, hạn chế. Nguyên nhân chính là do công ty chưa nhận thức đúng đắn về khái niệm và vai trò của nó, bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên thực hiên nghiên cứu lại không chuyên nghiệp. Vì vậy, giải pháp cho hoạt động nghiên cứu marketing của công ty chính là nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của nghiên cứu marketing, thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu marketing và quan tâm đến các yếu tố quan trọng của một cuộc nghiên cứu marketing thành công.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: