daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP
VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động thu thập và đánh giá
chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự 6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ
của Tòa án 21
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động thu
thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án nhân dân 24
Chương 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
CHỨNG CỨ TẠI CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG TỈNH
LẠNG SƠN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 49
2.1. Một số nét khái quát về tỉnh Lạng Sơn và các Tòa án nhân dân trong
tỉnh Lạng Sơn 49
2.2. Thực tiễn hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ tại các Tòa án
nhân dân trong tỉnh Lạng Sơn 55
2.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập,
đánh giá chứng cứ của Tòa án 69
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÀO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLTTDS 2015) được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10
thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 đã tạo ra một
khung pháp lý về các hoạt động tố tụng dân sự (TTDS), góp phần nâng cao chất
lượng giải quyết các vụ việc dân sự, đảm bảo tranh tụng trong xét xử đáp ứng được
yêu cầu cải cách tư pháp đã đề ra. BLTTDS 2015 đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ
chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ là của đương sự.
Tuy nhiên, với đặc điểm là tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc
của đất nước, Lạng Sơn có nhiều dân cư là người dân tộc thiểu số sinh sống ở
những vùng sâu vùng xa, trình độ nhận thức hạn chế, nhiều đương sự không biết
chữ hay chỉ biết ký tên nên không tự mình thực hiện được việc thu thập, giao nộp
chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, để đảm bảo
giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan, việc giải quyết các vụ việc dân sự
ở Lạng Sơn rất chú trọng áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 về thu thập và
đánh giá chứng cứ của Tòa án nhân dân (TAND) trong quá trình giải quyết vụ việc.
Các hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của TAND được quy định từ
Điều 97 đến Điều 108 của BLTTDS 2015. So với các quy định về thu thập, đánh
giá chứng cứ của các văn bản pháp luật trước đây thì những quy định của BLTTDS
2015 đã quy định tương đối rõ ràng và đầy đủ về điều kiện, trình tự và cách thức
Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nên đã tạo thuận lợi cho các Tòa án trong việc
giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh những ưu điểm đó, qua thực tiễn áp dụng
BLTTDS 2015 tại các TAND trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy vẫn còn một số
vướng mắc, bất cập khi thực hiện hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ. Thực
tiễn giải quyết, xét xử của Tòa án cho thấy việc giải quyết các vụ việc dân sự (bao
gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) luôn là chủ
đề nóng bởi tính chất phức tạp của vụ việc, nhiều vụ án đã bị cấp phúc thẩm, cấp2
giám đốc thẩm hủy, sửa với lý do: Thiếu chứng cứ; tài liệu giấy tờ giả mạo; xác
định sai quan hệ pháp luật tranh chấp; đưa thiếu người tham gia tố tụng; đánh giá
chứng cứ không chính xác... Vì vậy việc tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt
động thu thập, đánh giá chứng cứ của Tòa án có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
giải quyết các vụ việc dân sự.
Với các lý do trên, tui đã chọn đề tài "Hoạt động thu thập và đánh giá
chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân
dân ở tỉnh Lạng Sơn" nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ với mong muốn sẽ làm rõ
được những vấn đề liên quan đến hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của TAND để
góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ việc dân sự trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn cũng như các địa phương khác trong nước có đặc điểm tương tự Lạng Sơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, đã có nhiều học viên, chuyên gia pháp luật và những người
làm thực tiễn quan tâm nghiên cứu về hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của
Tòa án trong TTDS. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu này phần lớn được thực
hiện trước khi BLTTDS 2015 ban hành như: Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học
Luật Hà Nội của Nguyễn Minh Hằng với đề tài "Hoạt động cung cấp, thu thập
chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam" năm 2002; tác giả Phạm Thị Hương với
đề tài "Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Việt Nam"
năm 2013; tác giả Nguyễn Thị Liên với đề tài "Hoạt động thu thập chứng cứ của
Tòa án từ thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án cấp huyện thành phố
Hải Phòng" năm 2014; Luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
của tác giả Nguyễn Kim Lượng với đề tài "Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng
cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm" năm 2015. Sau khi BLTTDS 2015
có hiệu lực thi hành, tác giả Hoàng Hải An đã thực hiện Luận văn thạc sĩ tại Trường
Đại học Luật Hà Nội với đề tài "Thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015" vào năm 2017. Bên cạnh đó các Tạp chí Luật học, TAND,
Nghiên cứu lập pháp có nhiều bài viết về hoạt động thu thập và đánh giá chứng của
của Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự. Mỗi công trình nghiên cứu trên đều nói
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
về hoạt động thu thập hay đánh giá chứng cứ của Tòa án nhưng cho đến nay khi
điều kiện kinh tế, xã hội đã có nhiều thay đổi, BLTTDS 2015 đã được thực hiện qua
một thời gian thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện
và chuyên sâu về hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của Tòa án trong TTDS.
Bên cạnh đó, với đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội và con người ở Lạng Sơn
có những khác biệt so với các địa phương khác trong cả nước nên việc thực hiện đề
tài "Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và
thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn" là công việc có ý nghĩa
đối với hoạt động thực tiễn của các TAND hai cấp trong tỉnh Lạng Sơn.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
* Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và nội dung các quy định của BLTTDS 2015
về hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án. Đồng thời, chỉ ra những
điểm còn thiếu sót hay chưa hợp lý.
Nghiên cứu những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn thực hiện BLTTDS
2015 về hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ tại TAND hai cấp trong tỉnh Lạng
Sơn. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ tại các TAND
trong tỉnh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài này phải giải quyết được những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về thu thập, đánh giá
chứng cứ trong TTDS như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thu thập, đánh giá
chứng cứ trong TTDS.
- Phân tích, đánh giá được các quy định của BLTTDS 2015 về hoạt động
thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án và thực tiễn áp dụng tại các TAND trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn; chỉ ra những bất cập, hạn chế, thiếu hợp lý trong các quy
định của pháp luật về hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án.4
- Đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật và
nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của Tòa án trong TTDS.
* Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản như khái
niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ, cơ sở khoa
học của việc quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ, các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ. Các vấn đề lý luận khác sẽ được tác giả tiếp
tục nghiên cứu trong bậc học khác sau này.
- Phần các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu quy định của BLTTDS 2015 về hoạt động thu thập và đánh giá chứng
cứ của Tòa án.
- Về thực tiễn thực hiện hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ luận văn
chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại các TAND trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật; ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học pháp lý truyền thống như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử…
5. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về hoạt động thu
thập và đánh giá chứng cứ của TAND gắn với thực tiễn thực hiện tại các TAND ở
tỉnh Lạng Sơn. Nội dung luận văn thể hiện các kết quả nghiên cứu mới như:
- Xây dựng được khái niệm, chỉ ra được một số đặc điểm và nêu được ý
nghĩa của việc thu thập, đánh giá chứng cứ của Tòa án trong TTDS.
- Nêu và phân tích được các quy định của BLTTDS 2015 - một văn bản
pháp lý mới có hiệu lực từ tháng 7/2016 về thu thập, đánh giá chứng cứ.
- Làm rõ được thực trạng áp dụng pháp luật về thu thập, đánh giá chứng cứ
tại các TAND ở Lạng Sơn, trên cơ sở đó đề xuất được một số kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về thu thập, đánh giá chứng cứ của Tòa án.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 02 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động thu thập và đánh giá chứng
cứ của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Thực tiễn hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ tại các Tòa
án nhân dân trong tỉnh Lạng Sơn và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện.6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP
VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động thu thập và đánh giá
chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự
Vấn đề chứng cứ và chứng minh là một trong những chế định quan trọng
nhất trong TTDS. Bởi hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng
cứ là cả một quá trình để xác định sự thật của vụ án, là cơ sở để Tòa án đưa ra
những phán quyết nghiêm minh, chuẩn xác nhất.
Cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới coi trọng chứng cứ,
chứng minh và việc đánh giá chứng cứ, pháp luật Việt Nam tuy chưa có luật riêng
về chứng cứ và chứng minh nhưng đã quy định thành một chương riêng trong
BLTTDS 2015. Trong đó, hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của Tòa án trong
TTDS được quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Chương 1 của Luận văn sẽ
đi sâu nghiên cứu từ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa đến từng quy định cụ thể của
BLTTDS 2015 để hiểu rõ bản chất của hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của
Tòa án trong TTDS.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động thu thập chứng cứ của
Tòa án
1.1.1.1. Khái niệm của hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
Trong pháp luật TTDS của Việt Nam chứng cứ giữ một vị trí quan trọng, là
yếu tố cốt lõi của quá trình chứng minh, có ý nghĩa to lớn đối với công tác giải
quyết các vụ việc dân sự của TAND. Bởi vì, trong quá trình giải quyết những vụ
việc dân sự, Tòa án phải dựa vào những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xác định
các tình tiết của vụ việc dân sự đã đầy đủ, chính xác chưa, từ đó có căn cứ đưa ra
được những phán quyết nghiêm minh, chuẩn xác, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp
pháp cho những người tham gia tố tụng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Theo TS. Nguyễn Công Bình thì "Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt
động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ
các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự"1. Tuy nhiên, để có thể làm rõ các tình tiết,
sự kiện của vụ việc dân sự thì Tòa án cần thu thập, nghiên cứu và đánh giá các
chứng cứ liên quan để tái hiện sự thật khách quan. Theo TS. Nguyễn Minh Hằng
"Hoạt động chứng minh được hiểu là tổng thể các hoạt động của Tòa án và các chủ
thể tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ
nhằm mục đích sử dụng chứng cứ để xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự"2.
Chứng cứ trong TTDS được quy định tại Điều 93 BLTTDS năm 2015 như
sau: "Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc
do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa
án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác
định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".
Quy định về chứng cứ tại Điều 93 BLTTDS 2015 giúp cho các cơ quan tiến
hành tố tụng và những người tham gia tố tụng có nhận thức tương đối chính xác về
chứng cứ. Một tình tiết, sự kiện chỉ được đánh giá là chứng cứ khi thỏa mãn các đặc
điểm của chứng cứ, đó là:
Đặc điểm thứ nhất: Chứng cứ phải mang tính khách quan, tồn tại thật, sự
tồn tại của chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, chứng cứ
phải là "những gì có thật".
Đặc điểm thứ hai: Chứng cứ là phải có tính liên quan, thể hiện ở việc chứng
cứ có chứa đựng tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự, là căn cứ để Tòa án
"xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự
phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".
Đặc điểm thứ ba của chứng cứ là phải có tính hợp pháp, thể hiện ở việc
chứng cứ phải rút ra từ nguồn do pháp luật quy định, phải được "đương sự và cơ
1. Nguyễn Công Bình (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr. 134.
2. Nguyễn Minh Hằng (2002), Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, tr. 9.8
quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng
hay do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định".
Như vậy, quy định về chứng cứ tại Điều 93 BLTTDS 2015 đã nêu được
khái niệm và các đặc điểm cơ bản của chứng cứ, phù hợp với lý luận và thực tiễn
giải quyết các vụ việc dân sự giúp cho những người tiến hành tố tụng và người tham
gia tố tụng đánh giá được tình tiết, sự kiện nào là chứng cứ, để từ đó có căn cứ giải
quyết vụ việc dân sự một cách khách quan, chính xác.
Về nguyên lý, chứng cứ trong hồ sơ vụ án có được là do đương sự, cá nhân,
cơ quan, tổ chức giao nộp cho Tòa án bởi nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu, phản
đối yêu cầu thuộc về đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp đã đưa ra yêu cầu tại Tòa án. Tòa án không có nghĩa vụ chứng minh cho yêu
cầu của người có yêu cầu vì Tòa án không phải là chủ thể của quyền, lợi ích trong
yêu cầu đó nhưng Tòa án với tư cách một cơ quan nhà nước được Nhà nước giao
nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án thì Tòa án có trách
nhiệm xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định
nhằm làm rõ những sự kiện pháp lý của vụ việc.
Cho đến hiện nay, các văn bản pháp luật TTDS nói chung hay BLTTDS
2015 nói riêng chưa có quy định cụ thể định nghĩa thế nào là "hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án". Theo cách giải thích về mặt ngữ nghĩa thì trong Đại Từ điển
Tiếng Việt3 "hoạt động" được hiểu là làm những việc khác nhau với mục đích nhất
định trong đời sống xã hội, còn "thu thập"4 là hoạt động nhặt nhạnh, thu góp lại. Từ
những giải thích trên chúng ta có thể hiểu về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa
án như sau:
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án là các hoạt động của Tòa án
trong việc tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm tập hợp các
chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý để xây dựng, hoàn
thiện hồ sơ, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, từ đó xác định sự
thật khách quan của vụ việc dân sự.
3. Dòng thứ 20, tr. 827, Đại Từ điển Tiếng Việt.
4. Dòng thứ 20, tr. 1593, Đại Từ điển Tiếng Việt.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
- Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong TTDS là hoạt động mang
tính quyền lực nhà nước
Trong TTDS, quá trình chứng minh để tìm ra sự thật khách quan của vụ
việc dân sự bao gồm bốn giai đoạn: Cung cấp, giao nộp chứng cứ; thu thập chứng
cứ; phân tích, nghiên cứu chứng cứ và cuối cùng là đánh giá chứng cứ. Hoạt động
thu thập chứng cứ được thực hiện sau hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ. Nếu
hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ chủ yếu là của đương sự, người thay mặt của
đương sự, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thì hoạt động thu thập chứng cứ
lại do Tòa án thực hiện sau khi nhận thấy cần có thêm chứng cứ để giải quyết vụ
việc dân sự và đương sự cũng có yêu cầu Tòa án thu thập thêm chứng cứ. Khác với
hoạt động của đương sự hay người thay mặt của đương sự là không nhân danh Nhà
nước, không dựa trên quyền lực nhà nước, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
là nhân danh Nhà nước, thay mặt cho Nhà nước giải quyết các vụ việc dân sự phát
sinh tại TAND. Điều này được thể hiện rất rõ tại Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định
chức năng, hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của TAND như sau: "1. Tòa án nhân dân
là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
tư pháp" nhằm đảm bảo cho Tòa án thực hiện được nhiệm vụ là cơ quan bảo vệ
công lý. Điều 2 Luật Tổ chức TAND năm 2014 cũng khẳng định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của TAND: "1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân".
Như vậy, Tòa án nhân danh Nhà nước, thay mặt cho Nhà nước và thực hiện
quyền lực nhà nước giao để giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của pháp
luật. Quyền giải quyết các vụ việc dân sự này chính là quyền tư pháp và khi Tòa án
thực hiện quyền giải quyết các vụ việc dân sự thì chính là Tòa án đang thực hiện
quyền tư pháp. Mặc dù cho đến hiện tại chưa có điều luật nào quy định rõ quyền tư10
pháp là gì nhưng căn cứ vào những nghiên cứu đã được thực hiện5 thì một trong
những điểm nổi bật của quyền tư pháp là quyền xét xử được thực hiện thông qua cơ
quan có chức năng là Tòa án. Nội dung này được thể hiện trong nhiều văn bản pháp
luật và qua thực tiễn hoạt động của Tòa án. Như vậy, khi Tòa án tiến hành các hoạt
động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự chính là việc Tòa án thực
hiện quyền tư pháp, thực hiện quyền lực được Nhà nước giao. Tính quyền lực nhà
nước của hoạt động thu thập chứng cứ thể hiện ở đặc điểm là các biện pháp thu thập
chứng cứ do tòa án tiến hành có tính ràng buộc trách nhiệm với các chủ thể liên
quan tới hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, buộc các chủ thể liên quan phải
thực hiện hay không thực hiện hành vi nhất định như đương sự, người làm chứng
có nghĩa vụ phải có mặt theo sự triệu tập của Tòa án; các cơ quan hữu quan phải
phối hợp với Tòa án trong việc tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ; cử người
tham gia Hội đồng định giá; Tòa án nhận được ủy thác có trách nhiệm thực hiện
công việc ủy thác thu thập chứng cứ trong thời hạn luật định; các chủ thể đang quản
lý, lưu giữ chứng cứ phải thực hiện yêu cầu cung cấp chứng cứ của Tòa án đúng
thời hạn và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình. Đây chính
là điểm khác biệt so với hoạt động thu thập chứng cứ của những người tham gia tố
tụng như đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự.
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án được thực hiện sau hoạt động
cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, của người có yêu cầu Tòa án giải quyết,
vì thế hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án được thực hiện không phải với mục
đích tìm kiếm từ đầu các chứng cứ, tài liệu liên quan. Nói cách khác, những chứng
cứ, tài liệu cơ bản, chủ yếu, ban đầu là do đương sự cung cấp, Tòa án chỉ thu thập
thêm các chứng cứ còn thiếu hay những chứng cứ mà đương sự không có khả năng
thu thập, cung cấp cho Tòa án. Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án
thui được xác định đúng là thu thập thêm chứng cứ. Đặc điểm này chính là đặc
5. Trần Phương Thảo (2017), Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thực hiện quyền tư pháp, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật, số 1 (298).
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
điểm khác biệt với hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng hình sự.
Trong tố tụng hình sự, quá trình chứng minh để làm sáng tỏ sự thật khách quan của
vụ án hình sự bao gồm ba giai đoạn: Thu thập chứng cứ; phân tích, nghiên cứu
chứng cứ và đánh giá chứng cứ. Trong quá trình chứng minh này không có giai
đoạn cung cấp chứng cứ bởi người có hành vi nguy hiểm cho xã hội thường có tâm
lý che giấu, lẩn trốn nên họ thường không cung cấp chứng cứ để chứng minh mình
phạm tội. Trách nhiệm chứng minh họ phạm tội để Nhà nước có thể trừng phạt họ
là của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật trong TTDS lại khác có điểm khác biệt do
người có quyền, lợi ích bị xâm phạm, khi có yêu cầu đến Tòa án họ thường cố gắng
để chứng minh quyền, lợi ích bị xâm phạm đó là của họ, vì vậy chứng cứ để giải
quyết vụ việc dân sự chủ yếu là do đương sự chủ động cung cấp, chỉ khi họ không
thể cung cấp được, họ yêu cầu Tòa án thì Tòa án mới tiến hành hoạt động thu thập
chứng cứ. Như vậy, mặc dù hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án là dựa trên
việc sử dụng quyền lực nhà nước nhưng cũng chỉ với mục đích thu thập thêm chứng
cứ chứ không phải là thu thập từ đầu các chứng cứ, tài liệu cần thiết.
- Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án thường được tiến hành theo yêu
cầu giải quyết vụ việc dân sự
Một trong các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong TTDS là nghĩa vụ
chứng minh thuộc về đương sự hay người có yêu cầu. Khi tham gia tố tụng, đương
sự, người có yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng minh, do vậy họ phải
thu thập chứng cứ để giao nộp cho Tòa án nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu
đương sự có yêu cầu nhưng có người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp thì những người này phải giúp đương sự tiến hành việc thu thập chứng cứ để
cung cấp cho Tòa án. Nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh trước tiên thuộc
về người có yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng nếu việc đó nằm ngoài khả năng của
họ thì họ có thể trông chờ vào sự hỗ trợ của những chủ thể có khả năng, quyền lực
hơn họ và khi đó họ phải có yêu cầu đối với Tòa án. Tòa án sẽ có trách nhiệm giúp
đỡ đương sự, người có yêu cầu thu thập những chứng cứ cần thiết và như vậy hoạt
động thu thập chứng cứ của Tòa án chỉ mang tính hỗ trợ cho đương sự và nhằm
mục đích phục vụ cho việc làm rõ cơ sở trong quyết định giải quyết vụ việc dân sự
của Tòa án.
Tuy nhiên, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án đối với từng vụ việc
dân sự là khác nhau, phụ thuộc vào yêu cầu giải quyết của từng vụ việc dân sự. Trên
cơ sở yêu cầu giải quyết vụ việc, Tòa án sẽ tiến hành các hoạt động thu thập chứng
cứ cần thiết, phù hợp đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được chính xác, toàn diện
nhất. Đối với những vụ án có ít quan hệ tranh chấp, ít đương sự tham gia tố tụng,
các đương sự cung cấp được đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án thì Thẩm phán
không tiến hành nhiều hoạt động thu thập chứng cứ đã có thể giải quyết được vụ
việc; trường hợp này thường là những vụ án hôn nhân gia đình không có tranh chấp
về nuôi con và tài sản, hay những vụ án dân sự về đòi lại tài sản cho vay, cho thuê,
cho mượn mà các bên ký kết hợp đồng đầy đủ, rõ ràng.... Bên cạnh đó có nhiều vụ
án dân sự có tính chất phức tạp như có nhiều quan hệ tranh chấp, nhiều người tham
gia tố tụng, đương sự cung cấp chứng cứ không đầy đủ hay cung cấp chứng cứ
mâu thuẫn nhau... điển hình là các vụ án liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng
đất đồng thời yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu bồi thường
thiệt hại về tài sản....thì Tòa án phải tiến hành nhiều biện pháp thu thập chứng cứ để
giải quyết vụ án như tiến hành lấy lời khai của đương sự, xác minh, đối chất, định
giá tài sản…, mới có căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự đầy đủ, chính xác.
- Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án được tiến hành theo quy định
của pháp luật
Trong TTDS, khi thực hiện bất cứ hoạt động tố tụng nào cũng cần tuân
thủ trình tự, thủ tục do pháp luật quy định bởi có như vậy mới tạo nên một quy trình
giải quyết vụ việc dân sự thống nhất, khách quan, công bằng và bình đẳng. Pháp
luật TTDS bao giờ cũng có các quy định tương đối cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ
tục để Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ. Mục đích của việc xây dựng những quy
định này là đảm bảo chứng cứ do Tòa án thu thập được phải có tính hợp pháp đồng
thời đảm bảo việc thực hiện các hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án luôn tuân
theo quy định của pháp luật, hạn chế sự tùy tiện, lạm quyền của Thẩm phán trong
giải quyết vụ việc dân sự.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi
Thẩm phán phải tiến hành các hoạt động tố tụng theo đúng quy định của pháp luật
nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan của các chứng cứ do Tòa án thu thập,
là căn cứ để Tòa án đưa ra các phán quyết nghiêm minh, chuẩn xác, công bằng, có
sức thuyết phục cao.
1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
- Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án là tiền đề cơ bản để giải quyết vụ
việc dân sự được khách quan, công bằng, đúng pháp luật và nhanh chóng, kịp thời
Tòa án thu thập chứng cứ nhằm tìm kiếm những chứng cứ cần thiết cho
việc giải quyết vụ việc dân sự và việc tìm kiếm này do Thẩm phán được phân công
giải quyết vụ việc dân sự thực hiện, người trực tiếp xây dựng hồ sơ vụ việc và trên cơ
sở hồ sơ này để giải quyết vụ án. Việc xây dựng hồ sơ vụ án được thực hiện thông qua
quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, vì vậy, việc xây dựng hồ sơ vụ việc dân sự có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong giải quyết vụ việc dân sự đó. Trách nhiệm của Thẩm
phán là phải đảm bảo trong hồ sơ vụ việc dân sự có đầy đủ chứng cứ làm căn cứ cho
việc giải quyết vụ án. Chỉ khi nào hồ sơ vụ việc được thu thập đầy đủ tài liệu, chứng
cứ thì Tòa án mới có căn cứ để giải quyết vụ việc được đúng pháp luật. Bên cạnh
đó, do thời hạn giải quyết vụ việc dân sự không thể kéo dài vô thời hạn để tránh
việc gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đương sự trong vụ việc dân sự nên việc
thực hiện được, thực hiện hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ là rất quan trọng.
Mặc dù việc pháp luật TTDS ghi nhận và đề cao vai trò của các đương sự
trong quá trình chứng minh là tất yếu, đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để
Tòa án xem xét giải quyết vụ án là không thể thiếu nhưng thực tiễn giải quyết các
vụ việc dân sự tại Tòa án vẫn cho thấy hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án vẫn
giữ vai trò là tiền đề quan trọng trong quá trình chứng minh vụ việc dân sự, đảm
bảo giải quyết các vụ việc dân sự được đúng pháp luật, đúng thời hạn.
Tòa án, mà cụ thể là Thẩm phán trực tiếp thụ lý giải quyết vụ việc dân sự
trên cơ sở những tài liệu mà các đương sự cung cấp với sự hiểu biết pháp luật, bằng
các kỹ năng nghiệp vụ sẽ xác định những vấn đề cần chứng minh, những tài liệu14
chứng cứ cần thu thập trong vụ án để yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ hoặc
tiến hành các thu thập chứng cứ đảm bảo việc giải quyết vụ án được đúng đắn,
chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
- Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án giữ vai trò hỗ trợ các đương sự
trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu
cầu của mình
Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, nhìn chung mặt bằng về
kinh tế của người dân còn thấp, còn hạn chế trong hiểu biết và tiếp cận pháp luật
nên đương sự dù có vai trò chứng minh quan trọng nhất trong TTDS nhưng trong
nhiều trường hợp họ không đủ khả năng để thực hiện tốt nghĩa vụ chứng minh và
cung cấp chứng cứ cho Tòa án nhất là trong những trường hợp nhiều tài liệu, chứng
cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý. Vì vậy, các quy định của pháp luật về vai
trò của Tòa án trong việc chứng minh có ý nghĩa rất quan trọng. Tòa án bằng những
hoạt động thu thập chứng cứ sẽ giúp đương sự trong việc định hướng các nguồn
chứng cứ; thu thập những chứng cứ mà đương sự không có khả năng thu thập. Căn
cứ theo yêu cầu của đương sự hay khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra các quyết định
như trưng cầu giám định, định giá tài sản, yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức giao
nộp chứng cứ… Và như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án có mục đích
là để hỗ trợ cho các đương sự trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình.
- Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án nhằm giúp Tòa án thực hiện vai
trò, chức năng là cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ công bằng trong xã hội.
Ngay từ khi mới hình thành Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhiệm vụ của Tòa án trong việc bảo vệ công lý. Điều
47 Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 quy định cách tổ chức ngạch Tòa án và các
ngạch Thẩm phán ở Việt Nam khẳng định "Các vị Thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật
và công lý"; đến nay, tại Điều 2 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND như sau: "1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét
xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân".
Tòa án nhân dân ngoài nhiệm vụ xét xử những vụ án dân sự, hôn nhân và
gia đình, lao động, kinh doanh thương mại và các vụ án khác theo quy định của
pháp luật thì trong phạm vi chức năng của mình, TAND có nhiệm vụ bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quy định này
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; phần lớn dân số nước ta đều
làm nông nghiệp, khi có tranh chấp người dân với trình độ hiểu biết pháp luật hạn
chế, điều kiện kinh tế khó có thể tiếp cận các dịch vụ pháp lý sẽ gặp khó khăn khi
bảo vệ quyền lợi của mình. Chính vì vậy, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
bên cạnh vai trò hỗ trợ cho các đương sự trong quá trình chứng minh còn là tiền đề
giải quyết vụ án được đúng pháp luật, giữ vai trò bảo vệ lẽ phải, thực hiện vai trò là
cơ quan bảo vệ công lý theo Hiến pháp và Luật Tổ chức TAND đã quy định.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động đánh giá chứng cứ
của Tòa án
1.1.2.1. Khái niệm
Trong quá trình chứng minh của TTDS, sau khi Tòa án đã có trong hồ sơ
các chứng cứ, tài liệu do đương sự và những người tham gia TTDS khác cung cấp,
giao nộp và những chứng cứ, tài liệu mà chính Tòa án đã thu thập thêm thì hoạt
động cần thiết tiếp theo là phải nghiên cứu để đánh giá chứng cứ. Nghiên cứu chứng
cứ là kiểm tra, xem xét nhằm tìm hiểu chứng cứ. Việc nghiên cứ này rất cần thiết,
được các chủ thể tố tụng thực hiện trong suốt quá trình TTDS. Trong các hoạt động
chứng minh thì hoạt động nghiên cứu chứng cứ là tiền đề, là cơ sở cho hoạt động
đánh giá chứng cứ. Hoạt động đánh giá chứng cứ được thực hiện sâu và chỉ có hiệu
quả khi hoạt động nghiên cứu chứng cứ đã được thực hiện có hiệu quả.
Giải thích về thuật ngữ đánh giá cứng cứ thì theo Từ điển giải thích thuật
ngữ luật học thì "Đánh giá chứng cứ là hoạt động chứng minh nhằm xác định giá trị16
chứng minh của chứng cứ, là hoạt động của tất cả những người tham gia vào quá
trình tố tụng, nhưng chủ yếu vẫn là Tòa án..."6. Chủ thể của hoạt động đánh giá
chứng cứ trong TTDS có thể là Tòa án hay có thể là một chủ thể chứng minh thực
hiện nhưng nếu hiểu một cách chặt chẽ nhất thì chủ thể có đầy đủ khả năng, thẩm
quyền để đánh giá chứng cứ phải là Tòa án.
Hiểu một cách chung nhất thì đánh giá chứng cứ trong TTDS là quá trình
nghiên cứu, xem xét, đối chiếu, so sánh giữa các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ
vụ án, xác định các tài liệu nào chứa đựng các tình tiết, các sự kiện có thật phản ánh
đúng bản chất của sự vật của vụ án. Hiểu một cách ngắn gọn hơn thì đánh giá chứng
cứ là nhận định giá trị chứng minh của chứng cứ7. Xét về bản chất thì đánh giá
chứng cứ là một quá trình tư duy logic, là hoạt động suy luận dựa trên cơ sở nhận
thức và tri thức của người đánh giá về đối tượng đánh giá. Nói theo một cách khác,
đánh giá chứng cứ chính là "quá trình logic nhằm xem xét giá trị chứng minh của
chứng cứ và mối liên hệ giữa các chứng cứ với nhau"8.
Cụ thể hơn dưới góc độ hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án thì đánh
giá chứng cứ chính là hoạt động tư duy logic của Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ việc dân sự và tại phiên tòa thì là của các thành viên của Hội đồng xét xử
tiến hành trên cơ sở những hiểu biết về những tình tiết, sự kiện đã thu thập được,
dựa trên cơ sở các quy định pháp luật và niềm tin nội tâm để xác định độ tin cậy và
giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như tất cả các chứng cứ trong vụ việc
dân sự nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ việc dân sự một cách khách quan, toàn diện.
Việc đánh giá chứng cứ của Tòa án phải khách quan, toàn diện và chính xác. Khi
đánh giá chứng cứ không thể bị chi phối bởi suy nghĩ chủ quan, tức là không được
kết luận trước về vụ việc mà phải đánh giá về các tình tiết, sự kiện sau đó mới đi
đến kết luận phù hợp. Hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án có tính quyết định
đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự bởi chỉ sau khi đánh giá chứng cứ thì mới
6. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, nXB Công an nhân dân, tr. 188.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giaó trình Luật tố tụng dân sự, nXB Công an nhân dân, tr. 166.
8. TS. Bùi Thị Huyền (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao
động, tr. 172.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
khẳng định được tình tiết, sự kiện nào là chứng cứ dùng để giải quyết vụ việc dân
sự. Chứng cứ khi đã được đánh giá sẽ được công bố công khai (trừ một số trường
hợp có quy định khác), được sử dụng để kết luận về vụ việc dân sự nên mới có ý
nghĩa quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự.
Từ những phân tích trên có thể hiểu hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa
án trong TTDS như sau: Hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng
dân sự là tổng hợp các hành vi của Thẩm phán và những thành viên của Hội đồng
xét xử nhằm nhận định giá trị chứng minh của chứng cứ sau khi đã nghiên cứu, xem
xét, đối chiếu, so sánh giữa các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xác định
các tài liệu nào chứa đựng các tình tiết, các sự kiện có thật phản ánh đúng bản chất
của vụ việc dân sự.
1.1.2.2. Đặc điểm
- Hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án là hoạt động tiến hành tố tụng
mang tính quyền lực nhà nước
Cũng như hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, hoạt động đánh giá
chứng cứ của Tòa án mang tính quyền lực nhà nước vì Tòa án là cơ quan thực hiện
quyền tư pháp. Trên cơ sở hoạt động đánh giá chứng cứ, Tòa án đưa ra quyết định
về việ công nhận hay không công nhận tình tiết, sự kiện nào là chứng cứ để giải
quyết vụ việc dân sự. Chỉ Tòa án mới có quyền quyết định về chứng cứ trong vụ
việc dân sự và sau này chính Tòa án cũng mới là chủ thể được quyết định kết quả
giải quyết vụ việc dân sự bằng bản án, quyết định và khi bản án, quyết định này có
hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan có nghĩa vụ phải thi hành. Như vậy hoạt
động đánh giá chứng cứ của Tòa án có tính quyền lực nhà nước và đây là điểm khác
biệt với hoạt động đánh giá chứng cứ của các chủ thể đánh giá chứng cứ khác.
- Chủ thể của hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án là Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ việc và các thành viên Hội đồng xét xử
Một số chủ thể trong TTDS như người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự
hay chính đương sự cũng có thể đưa ra đánh giá của mình về những bằng chứng, tài
liệu trong vụ án nhưng những chủ thể này không được quyết định, kết luận về18
chứng cứ. Người tiến hành hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án chỉ có thể là
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc và các thành viên của Hội đồng xét
xử. Vì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc là người xây dựng hồ sơ vụ
án, cần thiết phải tiến hành hoạt động đánh giá chứng cứ đối với các chứng cứ thu
thập được trong hồ sơ vụ án. Trên cơ sở những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội
đồng xét xử phải tiến hành đánh giá chứng cứ để đưa ra những phán quyết chuẩn
xác nhất, giải quyết vụ việc đúng đắn nhất.
- Hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án được tiến hành trên cơ sở kết
quả của việc cung cấp, giao nộp chứng cứ và thu thập chứng cứ và được thực hiện
theo quy định của pháp luật
Đánh giá chứng cứ là bước tiến hành tố tụng cuối cùng trong quá trình
chứng minh và chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở những chứng cứ đã có trong hồ
sơ vụ án. Như trên đã phân tích, các chứng cứ trong hồ sơ phải được thu thập từ
hoạt động cung cấp, giao nộp của đương sự, của những chủ thể tố tụng khác và từ
chính hoạt động thu thập thêm chứng cứ của Tòa án. Khi đánh giá chứng cứ, việc
đánh giá chứng cứ phải dựa trên các quy định của pháp luật thì kết quả đánh giá
chứng cứ mới đảm bảo tính hợp pháp và chính xác. Kết quả đánh giá chứng cứ phải
được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự.
1.1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá chứng cứ
Đánh giá chứng cứ của Tòa án là giai đoạn cuối cùng của quá trình chứng
minh trong TTDS. Là một hoạt động nhận thức, có tính tư duy logic cao nên đánh
giá chứng cứ là giai đoạn phức tạp nhất trong toàn bộ quá trình chứng minh vụ việc
dân sự, đòi hỏi chủ thể đánh giá không chỉ có thẩm quyền đặc biệt, có năng lực đặc
biệt mà còn phải có phẩm chất đạo đức đặc biệt. Với quyền lực nhà nước giao, Tòa
án có khả năng đánh giá chứng cứ tốt hơn các chủ thể khác bởi khi cần thiết Tòa án
có thể thu thập được thêm những chứng cứ mà các chủ thể tố tụng khác không thể
thu thập được để đánh giá chứng cứ. Vì có thẩm quyền và khả năng đặc biệt nên chỉ
Tòa án mới là chủ thể kết luận về kết quả đánh giá chứng cứ trong TTDS và kết quả
đánh giá đó không chỉ có ý nghĩa ảnh hưởng mà còn có ý nghĩa quyết định đối với
cầu bằng văn bản của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
(trừ những biện pháp Tòa án được tự mình tiến hành thu thập); quy định của pháp
luật nội dung và pháp luật BLTTDS năm 2015. Tùy từng loại tranh chấp cụ thể, tùy
thuộc vào các chứng cứ cần thu thập mà Thẩm phán áp dụng các biện pháp phù
hợp để thu thập chứng cứ.
2.2.2. Thực tiễn thực hiện hoạt động đánh giá chứng cứ tại các Tòa án
nhân dân hai cấp trong tỉnh
Hoạt động đánh giá chứng cứ có một vai trò rất quan trọng trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự, tuy nhiên do pháp luật tố tụng hiện hành quy định về vấn đề
này chưa cụ thể về nguyên tắc đánh giá chứng cứ nên hoạt động đánh giá chứng cứ tại
nhiều tòa ở Lạng Sơn vẫn còn lúng túng. Do các vụ việc dân sự đều có tính chất phức
tạp về quan hệ tranh chấp, về số lượng, thành phần đương sự tham gia tố tụng... nên
qua thực tiễn thực hiện cho thấy việc đánh giá chứng cứ tại TAND hai cấp trong tỉnh
Lạng Sơn còn có hạn chế, vướng mắc khi có một số bản án bị hủy với nguyên nhân
đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, chính xác, có thể đánh giá qua một số vụ án sau:
Vụ án thứ nhất về tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn cụ Vi Thị
M và bị đơn anh Hoàng Đức T, Hoàng Đức C. Nội dung vụ án như sau: Năm 1983
ông Hoàng Triều C nhận chuyển nhượng đất với ông Hoàng Văn S đối với diện tích
đất hiện đang tranh chấp tại số 35 Ngô Gia Tự, phường Đông Kinh. Tiền nhận
chuyển nhượng là của bố mẹ ông Hoàng Triều C là cụ Vi Thị M và cụ Hoàng Văn
B bán đất ở quê đưa cho. Sau đó, 2 cụ đã chuyển từ huyện Tràng Định về thành phố
Lạng Sơn sinh sống với ông Hoàng Triều C. Năm 2000, ông Hoàng Triều C chia
đất cho 03 người con trai của mình. Thời điểm chia đất cho 03, con cụ M, Hoàng
Văn B đều còn sống và sống chung với gia đình ông Hoàng Triều C (cụ Hoàng Văn
B chết năm 2002). Hiện nay diện tích đất tranh chấp đã cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông Hoàng Đức C. Cụ Vi Thị M khởi kiện anh Hoàng Đức C đòi
trả đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quá trình giải quyết vụ án tại TAND cấp sơ thẩm quyết định "Giao cho cụ
Vi Thị M được quản lý, sử dụng 85,41m2 đất cùng toàn bộ công trình trên đất đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Hoàng Đức C; hủy một phần
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D hoạt động thu thập chứng cứ trong bộ luật tố tụng dân sự tại tòa án nhân dân huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp Luận văn Luật 0
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các hoạt động có thu ở các đơn vị dự toán thuộc quân khu i Luận văn Kinh tế 0
D thiết kế tháp chưng cất hệ Etanol - Nước hoạt động liên tục với nâng suất nhập liệu : 1500 kg/h có nồng độ 15% mol etanol ,thu được sản phẩm đỉnh có nồng độ 85% Luận văn Sư phạm 0
A thu hút khách hàng đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng Phương Đông Bến Thành Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dưới tác động của Chương trình thu hoạch sớm Khoa học Tự nhiên 0
A Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu hút khách du lịch tại Công ty TNHH dịch vụ Mêkông Luận văn Kinh tế 0
N Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tổ chức thu thập thông tin - Nghiên cứu khách hàng của công ty xây dựng công nghiệp - Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top