Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tìm hiểu, phân tích, những đòi hỏi của HĐND trong NNPQ. Đánh giá thực trạng của HĐND trong giai đoạn hiện nay. Một số kiến nghị đổi mới HĐND trong điều kiện nước ta đang xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Từ những nhiệm vụ cụ thể trên, có thể khẳng định việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam và hoàn thiện HĐND trong NNPQ là hết sức đúng đắn và cần thiết

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, từng bước xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một yêu
cầu khách quan được đặt ra trong quá trình tiếp tục đổi mới, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay.
Trong điều kiện xây dựng NNPQ của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân, việc nhận thức và quyết định đúng đắn vị trí, vai trò của Hội đồng
nhân dân (HĐND) ở địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vị trí, vai trò
của các cơ quan dân cử, trong đó có HĐND các cấp trong việc thực thi quyền
lực nhà nước như thế nào là một thước đo quan trọng, phản ánh yêu cầu phát
huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp đã không
ngừng được đổi mới, từng bước hoàn thiện. HĐND các cấp đã thực hiện ngày
càng tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật,
khẳng định được vị trí, vai trò là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, từng bước khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng và
pháp luật của Nhà nước là đúng đắn trong thực tiễn..
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, với việc Việt Nam trở
thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều khó khăn
và thách thức đã, đang và sẽ đặt ra, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao năng lực,
kiện toàn tổ chức và hoạt động đối với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống
chính trị nói chung, trong đó có HĐND các cấp. Đó là các yêu cầu, đòi hỏi
của việc quyết định chính xác các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức
thực hiện để tạo các chuyển biến mạnh về các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa
phương; xác định rõ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quan
tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. HĐND có vai trò quan trọng trong việc
xây dựng chương trình hành động, góp phần thực hiện các cam kết về hội nhập
sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Để thực hiện nhiệm chính trị trong giai đoạn mới này, việc nghiên cứu
những đòi hỏi của HĐND trong NNPQ; thực trạng cơ cấu tổ chức, phương
thức hoạt động của HĐND; nghiên cứu đưa ra những kiến nghị thiết thực có ý
nghĩa quan trọng để hoàn thiện HĐND trong NNPQ. Đây cũng là những nội
dung cơ bản mà luận văn này dự kiến sẽ đi sâu nghiên cứu.
Vì những lý do trên đây, tui mạnh dạn chọn vấn đề: "Hội đồng nhân
dân trong Nhà nước pháp quyền" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu các nghị
quyết của Đảng như: Các Văn kiện Đảng và Nhà nước về Quy chế dân chủ ở
cơ sở, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Trung
ương 3 (khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X)…; các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành quy định về HĐND như: Hiến pháp 1992, Luật Tổ
chức HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND), Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND…; đọc và
tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học như: Đề tài nghiên cứu khoa
học mã số 286 QĐ/CNVP: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân", do TS. Phan Trung Lý làm chủ nhiệm đề tài hoàn thành năm 2002; các
bài viết đã được tăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, như: "Hội đồng nhân
dân trên chặng đường đổi mới", của Trương Đắc Linh, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 8, 2001; "Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong
điều kiện hiện nay", của Phạm Tuấn Khải, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6,
2002); "Một số quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương ở nước ta hiện nay", của PGS.TS Lê Minh Thông, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 8, 2002); "Mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế
giới và ở Việt Nam", của Hương Trần Kiều Dung, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 3, 2002; "Mô hình tổ chức chính quyền cấp tỉnh trong lịch sử và
phương hướng đổi mới"; của PGS. TS Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 3, 2006; "Thực hiện pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh", của Lê Thanh Bình, Thông tin Nhà nước và pháp luật, 2009; "Một
số vấn đề về hoạt động ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp
huyện và tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện", của Tô Minh
Châu, Thông tin Nhà nước và pháp luật, 2009) v.v...
Về cơ bản, các tác giả đều tập trung nghiên cứu các quan điểm, quy
định của pháp luật hiện hành về HĐND các cấp trong khi nghiên cứu về chính
quyền địa phương cùng với UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND
hay tìm hiểu về HĐND ở cấp tỉnh, ở cấp huyện hay chỉ ở cấp xã hay đổi
mới HĐND trong giai đoạn hiện nay mà chưa đề cập một trực tiếp, toàn diện,
độc lập về những đòi hỏi của HĐND trong NNPQ.
Như vậy, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp nào về HĐND trong
NNPQ hay mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu ban đầu hay tìm hiểu những
khía cạnh nhất định của HĐND trong điều kiện hiện nay. Do đó, chúng ta cần
phải có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện về HĐND
trong NNPQ nhằm tạo nền tảng lí luận căn bản, vững chắc cho thực tiễn xây
dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong đó có HĐND.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu những đòi hỏi của HĐND trong NNPQ; làm sáng tỏ về thực
trạng tổ chức và hoạt động của HĐND trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra
một số kiến nghị đổi mới HĐND trong điều kiện cả nước đang xây dựng
NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân. tui hy vọng, trong phạm vi
một luận văn thạc sĩ sẽ ít nhiều đóng góp ý kiến vào việc hoàn thiện hệ thống
cơ quan dân cử nói chung và HĐND nói riêng, mong muốn HĐND thực sự là
"nhịp cầu tin cậy" của nhân dân, thực sự là cơ quan quyền lực, thay mặt của
nhân dân địa phương.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu, phân tích, những đòi hỏi của HĐND trong NNPQ.
Đánh giá thực trạng của HĐND trong giai đoạn hiện nay.
Một số kiến nghị đổi mới HĐND trong điều kiện nước ta đang xây
dựng NNPQ XHCN Việt Nam.
Từ những nhiệm vụ cụ thể trên, có thể khẳng định việc xây dựng
NNPQ XHCN Việt Nam và hoàn thiện HĐND trong NNPQ là hết sức đúng
đắn và cần thiết.
- Phạm vi nghiên cứu:
Khi nghiên cứu về HĐND trong NNPQ thì đây là một vấn đề phức tạp
và phạm vi khá rộng, trong một thời gian nhất định và sự hạn chế của quá
trình nghiên cứu của bản thân nên tác giả chưa thể giải quyết triệt để tất cả
những vấn đề có liên quan đến những đòi hỏi của HĐND trong NNPQ mà
mới chỉ dừng lại việc tập trung nêu và phân tích, đánh giá một số yêu cầu, đòi
hỏi đặt ra đối với HĐND.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nội dung trên, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu và một số phương pháp khác để
làm sáng tỏ bản chất của vấn đề nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý
luận về HĐND trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xây dựng NNPQ XHCN
Việt Nam. Luận văn là công trình nghiên cứu trực tiếp, độc lập về những yêu
cầu, đòi hỏi của HĐND trong NNPQ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

quynhchieu

New Member
Re: Hội đồng nhân dân trong nhà nước pháp quyền : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

yêu cầu link download mới
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Luận văn Kinh tế 0
C Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới Văn hóa, Xã hội 0
T Tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội tới đời sống của đồng bào dân tộc Êđê Văn hóa, Xã hội 0
S Thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (Nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh Lâm Đồng) Văn hóa, Xã hội 2
H Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) Văn hóa, Xã hội 2
B Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Văn hóa, Xã hội 0
L Vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
C Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân : Luận án TS. Luật : 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
T Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh : Luận văn ThS. Luật: 60.38.01 Luận văn Luật 0
H Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Tỉnh Thanh Hóa: Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top