hoangminh_8084

New Member
Xin các bạn chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nhà hàng, khách sạn (quản lý, tài chính, nhân sự...)

Rất cám ơn
 

midu_hamhamkute

New Member
tui có một số câu hỏi trước khi bắt tay hỗ trợ đây:

- Kiểu, quy mô (vốn), định hướng cấp độ nhà hàng bạn kinh doanh?

- Địa điểm, diện tích? (để xem tầng lớp khách hàng, tiềm năng khách, đối thủ cạnh tranh...) để từ đó cân nhắc chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh với đối thủ sao cho thích hợp.

- Chuẩn bị những vấn đề về cơ sở hạ tầng, tài chính, thực đơn, làm giá, thiết kế và những vấn đề liên quan...

- Lập dự toán, mua sắm và quản lý kho hàng, tuyển dụng, huấn luyện nhân viên, quảng cáo, tiếp thị, PR, xây dựng đội ngũ khách hàng...

- Lên kế hoạch kinh doanh...

Kinh doanh, quản lý nhà hàng là một nghệ thuật khó, bạn hãy chú ý những đức tính cần có trong kinh doanh quản lý nhà hàng:

– Tính kiên nhẫn: Khả năng giữ bình tĩnh dưới mọi áp lực trong các tình huống lộn xộn và cách xử lý vấn đề với các quan điểm khác nhau hay các tính cách phức tạp sẽ được coi là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc. Cho dù có làm việc với ai: khách hàng, nhà cung cấp hay ứng viên xin việc, và dẫu các xu hướng ẩm thực hay cung cách kinh doanh có luôn thay đổi… thì bạn cũng phải thể hiện đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh của mình. Cũng giống như bất cứ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nào, kinh doanh nhà hàng là môi trường khá nhạy cảm, nơi mà sự căng thẳng trong các mối quan hệ luôn được ví như quả bm nổ chậm. Trách nhiệm chính của người điều hành nhà hàng là lập lại trật tự ở những nơi đang xảy ra lộn xộn, làm dịu đi sự căng thẳng và xóa nhòa những bất đồng.

– Nghị lực: Dấn thân vào kinh doanh nhà hàng cũng giống với việc một người lao xuống dòng sông đang chảy xiết. Thoạt đầu, bạn có thể bị chìm nghỉm xuống đáy nhưng nếu biết cách điều hoà hơi thở và phối hợp các động tác, bạn có thể nổi lên bơi theo dòng nước. Nghị lực chính là cái phao giúp bạn có thể nổi lên và cầm cự trong dòng xoáy. Nó giúp bạn kiên nhẫn bước tiếp con đường đã chọn mà không nghĩ đến chuyện đầu hàng.

– Sự say mê: Chẳng có một thành công nào mà lại không gắn liền với niềm đam mê. Nó như một ngọn lửa truyền nhiệt lượng và linh hồn cho công việc. Điều hành nhà hàng thực ra là một công việc khó khăn, nhọc nhằn mà nếu thiếu đi ngọn lửa đó, bạn không có cách gì để tiến xa được. Lòng yêu nghề cũng được ví như một vùng đất trũng với quả bóng tròn, dù có chuyện gì xảy ra, rốt cuộc quả bóng cũng sẽ lăn về điểm thấp nhất.

Say mê công việc chưa đủ, bạn cần có khả năng truyền niềm đam mê đó cho những người xung quanh, nhất là cho các nhân viên của bạn. Vì chính họ chứ không phải bạn, sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên nhà hàng sẽ rất dễ có tâm trạng bực dọc: phải chiều lòng nhiều khách hàng trong cùng một lúc, phải bê từng chồng bát đũa, thức ăn nóng, lạnh, phải chạy như con thoi giữa nhà bếp, bàn ăn và khu rửa chén bát… Hơi nóng, tiếng ồn và những đòi hỏi của khách… là những thứ dễ làm người ta cáu kỉnh nhất. Vậy bạn là ai nếu không phải là người chỉ với một nụ cười hay một lời hướng dẫn đơn giản có thể làm “hạ nhiệt” anh chàng nhân viên đang bực bội kia khiến anh ta cảm giác lòng mình “mát” lại để dịu dàng đon đả với khách hàng? Nếu một nhà thơ từng nói, chỉ tình yêu chỉ tình yêu lên tiếng, thì trong trường hợp này ông đã hoàn toàn đúng, sự say mê trong công việc là một trong những điều kiện tiên quyết trong vai trò này.
 

vananh_0nljne

New Member
quản lý khách sạn bằng công nghệ thông tin.

Dùng phần mềm quản lý khách sạn ,kiểm soát thu chi từ xa.Kết hợp kiểm soát hệ thống quét thẻ từng phòng .

Vui lòng liên hệ Mr Nhật 0908 336851 để biết chi tiết.
 

thuyvanphan

New Member
Nhà hàng là một trong những loại hình kinh doanh thử thách nhất để bắt đầu. Nó đòi hỏi sự tận tâm và khả năng nắm bắt chi tiết. Từng bước hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn quản lý cả quá trình để bắt đầu kinh doanh nhà hàng, từ việc lựa chọn ý tưởng tới việc tìm địa điểm và nhân viên.

Xu hướng ăn ở nhà hàng ngày càng gia tăng ở bất kì quốc gia nào. Chỉ tính riêng ở Mỹ, người ta đoán vào khoảng năm 2010, ngành công nghiệp nhà hàng sẽ đạt doanh thu khoảng 577 tỉ USD/năm. Với tốc độ phát triển như ngày nay, Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi xu thế đó. Mặc dù tương lai kinh doanh nhà hàng có vẻ tươi sáng nhưng không có gì đảm bảo ai cũng có thể thành công trong ngành này. Thậm chí những người kinh doanh thành công nhất cũng cho rằng đó không phải là ngành “kiếm tiền nhanh chóng”. Nó giống với một ngành “làm việc chăm chỉ và tìm kế sinh nhai” hơn. Một thực tế hiển nhiên là có rất nhiều nhà hàng bị thua lỗ trong năm đầu kinh doanh mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu hoạch định. Điều này có nghĩa kinh doanh nhà hàng là một nghề phức tạp? Không hẳn như vậy, thực tế, bạn càng tổ chức hợp lý, cơ hội thành công càng cao. Robert Owens, chủ của nhà hàng kinh doanh đồ biển RV tại Bắc Carolina cho biết “Kinh doanh nhà hàng là ngành kinh doanh đơn giản mà con người làm cho nó phức tạp lên”. Công thức thành công của ông là đồ ăn chất lượng và phục vụ tốt-phương pháp rất có hiệu quả đối với ông trong gần một phần tư thế kỷ qua. Dù ước mơ của bạn là mở một nhà hàng ăn tối truyền thống, hiệu bánh pizza kiểu New York, buffet Trung Quốc hay tiệm cà phê, bạn cũng có thể áp dụng từng bước dưới đây: Thị trường mục tiêu Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh khó chấp nhận. Vì thế, hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, thế là bạn đã thành công. Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Tuỳ từng cách phân đoạn, bạn tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức kinh doanh phù hợp. Ví dụ phân đoạn theo độ tuổi: - Thế hệ Y: thế hệ này, còn được gọi là thế hệ thiên niên kỷ, sinh từ năm 1980 trở về sau. Thế hệ này rất năng động, thích cái mới, dễ cuốn vào trào lưu, muốn khẳng định mình và khá độc lập. -Thế hệ X: là những người đã trưởng thành trẻ tuổi, được sinh ra trong khoảng 1965-1977. Họ bắt đầu trầm hơn, không thích bị chú ý, chín chắn và quan tâm tới thực chất. -Thế hệ sinh từ năm 1946-1964: ở lứa tuổi này họ đã có một sự nghiệp ổn định, ưa thích sự sang trọng… Cần phân tích đặc điểm của từng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất. Lựa chọn địa điểm tuỳ từng trường hợp vào số tiền bạn có thể đầu tư vào việc mở nhà hàng và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn để có hướng tìm địa điểm phù hợp. Không phải hầu hết các nhà hàng đều cần gần nơi đông dân cư, tuy nhiên đối với những nhà hàng phụ thuộc vào đặc điểm này, cần lưu ý một số điểm khi lựa chọn nơi kinh doanh: -Lượng bán hàng dự kiến. Địa điểm bán hàng ảnh hưởng như thế nào tới khối lượng bán của bạn? -Giao thông. Xem xét lưu lượng người đi bộ và đi xe. Có khoảng bao nhiêu lượt người đi bộ và đi xe qua lại mỗi ngày? Địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng hay không? -Nhân khẩu học. Những người sống và làm việc gần địa điểm đó có phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn không? -Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm. Nếu bạn đã tính toán lỗ lãi trong năm đầu kinh doanh, bạn sẽ biết con số gần chính xác doanh thu bạn sẽ đạt được là bao nhiêu và dùng con số này để quyết định nên thuê địa điểm với mức bao nhiêu thì vừa. -Thuận lợi dừng đỗ xe. Địa điểm phải đảm bảo có chỗ để xe cho khách và dễ dừng đỗ. -Gần các cửa hàng khác. Những cửa hàng gần kề có thể ảnh hưởng tới doanh số của bạn, sự có mặt của họ tác động bất lợi hay có lợi? -Lịch sử của địa điểm. Tìm hiểu lịch sử trước khi quyết định thuê hay không. Ai là người thuê trước đó và tại sao họ lại không thuê nữa? -Phát triển trong tương lai. Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương để biết trước liệu có sự thay đổi nào liên quan đến địa điểm bạn định thuê hay không? -Các điều khoản thuê. Tìm hiểu kỹ hợp đồng thuê để có những thoả thuận hợp lý nhất. Bố trí, sắp đặt Sắp đặt và thiết kế là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng. -Khu dành cho khách: đây là khu giúp bạn kiếm tiền, chính vì thế đừng cắt xén nó khi thiết kế. Hãy dành thời gian thăm càng nhiều nhà hàng càng tốt để phân tích cách bài trí của những nhà hàng đó. Hãy quan sát thái độ của những khách hàng tới ăn, họ phản ứng ra sao với những cách bài trí đó? Chúng tiện lợi hay không? Phân tích những cái hay và dở để rút kinh nghiệm. Cách thiết kế khu dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Thống kê cho thấy 40 đến 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hay nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên. Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau. -Khu chế biến. Các khu chế biến trong nhà hàng thường rơi vào tình trạng thiết kế không hiệu quả. Hãy nắm rõ thực đơn trong đầu để xác định từng yếu tố trong khu vực chế biến. Bạn cũng cần khu vực dành cho việc nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế, nấu, rửa chén bát, khu đựng rác, thuận lợi cho nhân viên và khu dành cho văn phòng. Hãy sắp xếp khu chế biến thức ăn sao cho chỉ cách khu nấu nướng vài bước chân. Cách thiết kế của bạn cũng nên cho phép hai đầu bếp hay nhiều hơn cùng làm khi có nhiều khách. Lên thực đơn Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ uống mà nhà hàng của bạn hiện có, được đưa ra để khách hàng lựa chọn. Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đến trẻ em nếu khách hàng mục tiêu của bạn bao gồm cả đối tượng này, ví dụ như thiết kế một số món với khẩu phần nhỏ hơn để hấp dẫn các em nhỏ. Thực đơn có xu hướng ngày càng dài và điều này chỉ khiến cho khách hàng thêm rối trí. Hãy sắp xếp các món theo mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất. Những quy định về an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu khi bạn dấn thân vào việc kinh doanh nhà hàng. Bạn cần tìm hiểu về những quy định an toàn thực phẩm mà các nhà chức trách đã đưa ra để thực hiện cho đúng. Uy tín của nhà hàng sẽ rất khó lấy lại nếu bạn để khách hàng của mình bị ngộ độc, ngoài ra bạn còn phải trả chi phí điều trị không nhỏ cho khách hàng. Tuyển nhân viên Bước đầu tiên trong chương trình tuyển dụng nhân viên là quyết định chính xác bạn muốn nhân viên làm gì. Bảng mô tả công việc không nhất thiết phải quy mô như của các công ty lớn, điều quan trọng là nó phải liệt kê được trách nhiệm và phận sự của từng công việc. Tiếp theo bạn cần lập bảng quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên nghiên cứu mức lương chung trong ngành, sau đó đặt ra mức lương tối đa và tối thiểu đối với từng vị trí để việc trả lương dựa vào năng lực được linh hoạt hơn. Có một số vị trí đặc biệt bạn cần lưu tâm: -Người quản lý: Vị trí quan trọng nhất trong hầu hết các nhà hàng là người quản lý. Tốt nhất là người đó phải đã từng quản lý một hay nhiều nhà hàng và có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm. Chắc chắn bạn cũng muốn có được một người quản lý có kỹ năng và khả năng giám sát nhân viên đồng thời vẫn làm toát lên phong cách và cá tính của nhà hàng. Để có được người quản lý như thế bạn cần trả mức lương tương xứng và nên tuyển trước khi mở cửa hàng ít nhất 1 tháng để họ có thể tư vấn cho bạn. -Bếp trưởng và đầu bếp: khi mới bắt đầu bạn có thể cần 3 đầu bếp, 2 người làm toàn thời gian và 1-bán thời gian, giờ làm việc từ 10 h sáng đến 4 h chiều hay từ 4 h chiều tới lúc đóng cửa. Người làm bán thời gian được bố trí vào những giờ cao điểm, cuối tuần hay ngày lễ. -Người phục vụ: họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của bạn, vì thế họ cần tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được vẻ tươi tỉnh. Đối với bất kì nhân viên nào bạn cũng nên cho họ biết triết lý của nhà hàng cũng như hình ảnh mà bạn muốn xây dựng để cùng nhau phấn đấu. Chiến lược marketing và quảng bá Bất cứ công ty nào cũng cần có một kế hoạch marketing và loại hình kinh doanh nhà hàng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên dù áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa bạn cũng không nên bỏ qua phương pháp marketing truyền miệng bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm. Khi khai trương nhà hàng bạn có thể gửi giấy mời dùng bữa miễn phí tới những nhân vật tiêu biểu trong tập khách hàng mà bạn nhắm tới. Đăng kí tên trên danh sách các địa chỉ ẩm thực, sách hướng dẫn du lịch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin hay giới thiệu cách chế biến một vài món ăn đặc trưng của nhà hàng trên tạp chí.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top