Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tổng quan về sử thi, sử thi Tây Nguyên và vấn đề hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên. Nghiên cứu những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ (như sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân, hình thái hôn nhân cư trú bên vợ, uy quyền của người phụ nữ) và những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên (như sự chủ động của người đàn ông trong hôn nhân, những dấu hiệu cuả hôn nhân đa thê, hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ) – hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên phản ánh nấc thang quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ. Nghiên cứu những cuộc hôn nhân mang tính anh hùng ca và mối quan hệ chiến tranh – hôn nhân được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên. Tìm hiểu vấn đề hôn nhân đối ngẫu trong sử thi Tây Nguyên và bức tranh xã hội Tây Nguyên trong ánh hồi quang của thời đại sử thi
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giở trang sách đầu tiên để bước vào thế giới của Ramayana và
Mahabharata, người đọc sẽ bắt gặp một câu nói nổi tiếng của người Ấn - mà
cùng với thời gian - đã được "đóng đinh" như một chân lí:
"Cái gì không có ở trong đó thì cũng không có ở bất kì nơi nào trên
đất Ấn Độ."
Ẩn chứa trong câu nói ấy chính là niềm tự hào của người Ấn về những
kiệt tác của họ.
Bởi lẽ, không phải bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có sử thi và
còn lưu giữ được những tác phẩm sử thi. Bởi lẽ, sử thi là tài sản văn hóa,
tinh thần vô giá của nhân loại, là bức tượng đài lịch sử loài người, là ánh hồi
quang của thời đại vĩnh viễn "một đi không trở lại"…
Vì thế, người Việt Nam có quyền tự hào và phải biết tự hào khi sở
hữu một kho tàng sử thi đồ sộ. Đóng góp phần lớn vào gia tài ấy là những
áng sử thi Tây Nguyên, mà cho đến nay con số sưu tầm chưa đầy đủ đã lên
tới hàng trăm tác phẩm. Sử thi Tây Nguyên chính là tấm gương phản chiếu
cuộc sống của con người Tây Nguyên trong một thời kì lịch sử, một giai
đoạn văn hóa nhất định với tất cả những bộn bề của đời sống; với tất cả
những biến cố, chuyển mình của lịch sử; với tất cả những tình cảm, ước mơ,
khát vọng của cộng đồng. Sẽ không quá lời khi cho rằng, sử thi Tây Nguyên
có một vị trí quan trọng không chỉ đối với đồng bào Tây Nguyên mà còn đối
với cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam; không chỉ có giá trị đối với quá khứ
mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa và
phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa của thời đại ngày nay.
Bên cạnh chiến tranh, hôn nhân cũng là một đề tài lớn, một đề tài
quan trọng của sử thi Tây Nguyên. Khảo sát về hôn nhân trong sử thi Tây
Nguyên chính là chìa khóa để chúng ta bước vào thế giới của sử thi, bước
vào cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên, để tìm về với cội nguồn văn hóa
Tây Nguyên. Có thể nói, đây là một vấn đề thú vị, nhưng cho đến nay vẫn
chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.
Chúng tui lựa chọn đề tài Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên vì tính
cấp thiết và sự hấp dẫn nội tại của nó.
2. Lịch sử vấn đề
Sử thi Tây Nguyên là một kho báu, nhưng trong một thời gian dài,
kho báu ấy đã tồn tại âm thầm trong sự thờ ơ của người đời. Người mở
đường cho công việc sưu tầm, giới thiệu sử thi Tây Nguyên là Leopold
Sabatier, với sự kiện lần đầu tiên nhà nghiên cứu người Pháp công bố sử thi
Đam Săn (Dăm Săn) vào năm 1927. Kể từ đó, nhiều công trình sưu tầm sử
thi Tây Nguyên do người Việt Nam thực hiện đã có mặt: Trường ca Tây
Nguyên, Trường ca Xing Chi Ôn, Cây nêu thần, trường ca Mnông, Giông
cùng kiệt tám vợ, Tre vắt ghen ghét Giông, Dyông Dư, Bia Brâu,…
Từ năm 2001, Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất
bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” được triển khai đã kéo dài danh sách các
tác phẩm sử thi Tây Nguyên.
Hơn nửa thế kỉ sau khi kiệt tác Dăm Săn được giới thiệu, những công
trình nghiên cứu đích thực về sử thi Tây Nguyên mới xuất hiện.
Trước hết, phải kể đến tác giả Võ Quang Nhơn (1981) với luận án phó
tiến sĩ Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên. Sự quan tâm
của tác giả này đối với sử thi Tây Nguyên còn được thể hiện trong công trình
Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983). Một năm sau khi
PGS. Võ Quang Nhơn qua đời, năm 1996, Nhà xuất bản Giáo dục đã cho in
cuốn sách Sử thi anh hùng Tây Nguyên - nội dung cuốn sách dựa trên phần
lớn nội dung luận án phó tiến sĩ của ông.
Năm 1989, luận án tiến sĩ Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở
Việt Nam của Phan Đăng Nhật được bảo vệ. Năm 1991, nội dung bản luận
án được tóm tắt và soạn thành sách Sử thi Ê Đê. Tác giả này còn có hai công
trình quan trọng khác là Vùng sử thi Tây Nguyên (1999) và Nghiên cứu sử
thi Việt Nam (2001).
Năm 2006, Buôn Krông Thị Tuyết Nhung - một người con của Tây
Nguyên - đã hoàn thành luận án tiến sĩ ngữ văn, đề tài Văn hoá mẫu hệ trong
sử thi Ê Đê.
Ngoài ra, không thể không kể đến những báo cáo khoa học có giá trị
khác như các bài viết của Đinh Gia Khánh, Phan Đăng Nhật, N.I. Niculin,
Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính,… được tập hợp trong
cuốn sách Sử thi Tây Nguyên (1997). Đây là kết quả của hội thảo "Sử thi
Tây Nguyên" do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là
Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk phối hợp
tổ chức vào tháng 5 năm 1997.
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến một số bài viết đáng chú ý đăng trên
các tạp chí Văn hóa dân gian, Nguồn sáng dân gian như các bài viết của
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Nhân Thành… và những bài giới thiệu các sử thi
đã được sưu tầm thuộc Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và
xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” của những người biên tập văn học
như Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Xuân Kính, Đỗ Hồng Kỳ, Bùi
Thiên Thai, Trần Nho Thìn, Ngô Đức Thịnh, Võ Quang Trọng… Các
chuyên luận và bài viết kể trên đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của sử thi
Tây Nguyên như môi trường hình thành, kiểu tư duy, đặc trưng về nội dung,
đặc trưng về nghệ thuật, thẩm mĩ…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tổng quan về sử thi, sử thi Tây Nguyên và vấn đề hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên. Nghiên cứu những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ (như sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân, hình thái hôn nhân cư trú bên vợ, uy quyền của người phụ nữ) và những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên (như sự chủ động của người đàn ông trong hôn nhân, những dấu hiệu cuả hôn nhân đa thê, hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ) – hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên phản ánh nấc thang quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ. Nghiên cứu những cuộc hôn nhân mang tính anh hùng ca và mối quan hệ chiến tranh – hôn nhân được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên. Tìm hiểu vấn đề hôn nhân đối ngẫu trong sử thi Tây Nguyên và bức tranh xã hội Tây Nguyên trong ánh hồi quang của thời đại sử thi
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giở trang sách đầu tiên để bước vào thế giới của Ramayana và
Mahabharata, người đọc sẽ bắt gặp một câu nói nổi tiếng của người Ấn - mà
cùng với thời gian - đã được "đóng đinh" như một chân lí:
"Cái gì không có ở trong đó thì cũng không có ở bất kì nơi nào trên
đất Ấn Độ."
Ẩn chứa trong câu nói ấy chính là niềm tự hào của người Ấn về những
kiệt tác của họ.
Bởi lẽ, không phải bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có sử thi và
còn lưu giữ được những tác phẩm sử thi. Bởi lẽ, sử thi là tài sản văn hóa,
tinh thần vô giá của nhân loại, là bức tượng đài lịch sử loài người, là ánh hồi
quang của thời đại vĩnh viễn "một đi không trở lại"…
Vì thế, người Việt Nam có quyền tự hào và phải biết tự hào khi sở
hữu một kho tàng sử thi đồ sộ. Đóng góp phần lớn vào gia tài ấy là những
áng sử thi Tây Nguyên, mà cho đến nay con số sưu tầm chưa đầy đủ đã lên
tới hàng trăm tác phẩm. Sử thi Tây Nguyên chính là tấm gương phản chiếu
cuộc sống của con người Tây Nguyên trong một thời kì lịch sử, một giai
đoạn văn hóa nhất định với tất cả những bộn bề của đời sống; với tất cả
những biến cố, chuyển mình của lịch sử; với tất cả những tình cảm, ước mơ,
khát vọng của cộng đồng. Sẽ không quá lời khi cho rằng, sử thi Tây Nguyên
có một vị trí quan trọng không chỉ đối với đồng bào Tây Nguyên mà còn đối
với cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam; không chỉ có giá trị đối với quá khứ
mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa và
phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa của thời đại ngày nay.
Bên cạnh chiến tranh, hôn nhân cũng là một đề tài lớn, một đề tài
quan trọng của sử thi Tây Nguyên. Khảo sát về hôn nhân trong sử thi Tây
Nguyên chính là chìa khóa để chúng ta bước vào thế giới của sử thi, bước
vào cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên, để tìm về với cội nguồn văn hóa
Tây Nguyên. Có thể nói, đây là một vấn đề thú vị, nhưng cho đến nay vẫn
chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.
Chúng tui lựa chọn đề tài Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên vì tính
cấp thiết và sự hấp dẫn nội tại của nó.
2. Lịch sử vấn đề
Sử thi Tây Nguyên là một kho báu, nhưng trong một thời gian dài,
kho báu ấy đã tồn tại âm thầm trong sự thờ ơ của người đời. Người mở
đường cho công việc sưu tầm, giới thiệu sử thi Tây Nguyên là Leopold
Sabatier, với sự kiện lần đầu tiên nhà nghiên cứu người Pháp công bố sử thi
Đam Săn (Dăm Săn) vào năm 1927. Kể từ đó, nhiều công trình sưu tầm sử
thi Tây Nguyên do người Việt Nam thực hiện đã có mặt: Trường ca Tây
Nguyên, Trường ca Xing Chi Ôn, Cây nêu thần, trường ca Mnông, Giông
cùng kiệt tám vợ, Tre vắt ghen ghét Giông, Dyông Dư, Bia Brâu,…
Từ năm 2001, Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất
bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” được triển khai đã kéo dài danh sách các
tác phẩm sử thi Tây Nguyên.
Hơn nửa thế kỉ sau khi kiệt tác Dăm Săn được giới thiệu, những công
trình nghiên cứu đích thực về sử thi Tây Nguyên mới xuất hiện.
Trước hết, phải kể đến tác giả Võ Quang Nhơn (1981) với luận án phó
tiến sĩ Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên. Sự quan tâm
của tác giả này đối với sử thi Tây Nguyên còn được thể hiện trong công trình
Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983). Một năm sau khi
PGS. Võ Quang Nhơn qua đời, năm 1996, Nhà xuất bản Giáo dục đã cho in
cuốn sách Sử thi anh hùng Tây Nguyên - nội dung cuốn sách dựa trên phần
lớn nội dung luận án phó tiến sĩ của ông.
Năm 1989, luận án tiến sĩ Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở
Việt Nam của Phan Đăng Nhật được bảo vệ. Năm 1991, nội dung bản luận
án được tóm tắt và soạn thành sách Sử thi Ê Đê. Tác giả này còn có hai công
trình quan trọng khác là Vùng sử thi Tây Nguyên (1999) và Nghiên cứu sử
thi Việt Nam (2001).
Năm 2006, Buôn Krông Thị Tuyết Nhung - một người con của Tây
Nguyên - đã hoàn thành luận án tiến sĩ ngữ văn, đề tài Văn hoá mẫu hệ trong
sử thi Ê Đê.
Ngoài ra, không thể không kể đến những báo cáo khoa học có giá trị
khác như các bài viết của Đinh Gia Khánh, Phan Đăng Nhật, N.I. Niculin,
Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính,… được tập hợp trong
cuốn sách Sử thi Tây Nguyên (1997). Đây là kết quả của hội thảo "Sử thi
Tây Nguyên" do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là
Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk phối hợp
tổ chức vào tháng 5 năm 1997.
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến một số bài viết đáng chú ý đăng trên
các tạp chí Văn hóa dân gian, Nguồn sáng dân gian như các bài viết của
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Nhân Thành… và những bài giới thiệu các sử thi
đã được sưu tầm thuộc Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và
xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” của những người biên tập văn học
như Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Xuân Kính, Đỗ Hồng Kỳ, Bùi
Thiên Thai, Trần Nho Thìn, Ngô Đức Thịnh, Võ Quang Trọng… Các
chuyên luận và bài viết kể trên đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của sử thi
Tây Nguyên như môi trường hình thành, kiểu tư duy, đặc trưng về nội dung,
đặc trưng về nghệ thuật, thẩm mĩ…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links