cuopduong81
New Member
Download miễn phí Đề tài Hợp đồng ngoại thương và vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
A. Mở đầu 1
B. Thân bài 2
I. Hợp đồng ngoại thương 2
1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng ngoại thương 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương 3
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương 4
II. Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 5
1. Các điều kiện để hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực 5
1.1. Xung đột về tính hợp pháp của hợp đồng mua bán ngoại thương 5
1.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam 6
2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam 7
C. Kết luận 9
Tài liệu tham khảo
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-de_tai_hop_dong_ngoai_thuong_va_vai_tro_cua_hop_dong_ngoai_t.5hOCq1PIHV.swf /tai-lieu/de-tai-hop-dong-ngoai-thuong-va-vai-tro-cua-hop-dong-ngoai-thuong-trong-hoat-dong-kinh-doanh-xuat-nhap-khau-81609/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế xã hội. Chặng đường đổi mới tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực, nghiên cứu, tìm tòi, giải quyết những vấn đề mới mẻ, phức tạp của nên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trong đó hợp đồng ngoại thương luôn là khâu trọng yếu được Đảng, Nhà nước quan tâm một cách thiết thực.
Bên cạnh đó với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên qui mô toàn thế giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc và xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức liên minh, hợp tác, trao đổi hàng hoá đóng một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó: để hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên và hợp đồng ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế.
Với đề tài: “Hợp đồng ngoại thương và vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về hợp đồng ngoại thương và vai trò của nó trong hoạt độg kinh doanh xuất nhập khẩu.
Do thời gian làm bài ngắn và sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài làm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
B: Thân bài
Hợp đồng ngoại thương
1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng ngoại thương:
Khái niệm:
Quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Hoạt động mua bán hàng hoá nói chung và hoạt động mua bán quốc tế nói riêng là một lĩnh vực vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định thể hiện dưới một hình thức nhất định, đó là Hợp đồng.
Hợp đồng ngoại thương là một hoạt động mua bán được ký kết giữa một tổ chức Ngoại thương hay thương nhân trong nước với một tổ chức hay thương nhân nước ngoài.
Trong kinh doanh sản xuất, hoạt động mua bán ngoại thương là loại căn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng và phổ biến nhất. Kết quả hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào hợp đồng mua bán.
Hợp đồng mua bán Ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán Ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế được thể hiện qua các dấu hiệu:
Chủ thể của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng
Đồng tiền thanh toán
Theo công đốc LaHay 1964 về mua bán quốc tế, đối với các động sản hữu hình thì một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương. Nếu các bên chủ thể của hợp đồng mua bán có trụ sở Thương Mại tại các nước khác nhau, hàng hoá trong hợp đồng được chuyển qua biên giới và được xác lập ở các nước khác nhau.
Theo luật Thương Mại Việt Nam năm 1997 tại Điều 8 đưa ra khái niệm khái quát về hợp đồng ngoại thương như sau: “Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”.
Công ước Vienne 1980 của Liên Hợp quốc thì yếu tố nước ngoài của hợp đồng là yếu tố về chủ thể.
Như vậy: Về mặt bản chất thì khái niệm hợp đồng ngoại thương trong công ước của Liên Hợp quốc 1980 với khái niệm trong luật Thương Mại Việt Nam 1997 có sự tương đồng.
Hợp đồng mua bán ngoại thương có thế phải chịu cả sự điều chỉnh của luật pháp và tập quán quốc tế.
Theo Nghị định 36/CP ngày 24/04/1997 các hợp đồng trao đổi hàng hoá giữa các Doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, các cơ sở kinh doanh hàng miễn thuế với các doanh nghiệp trong nước tuy không được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng được coi là hợp đồng xuất nhập khẩu và chịu chi phối của các qui định pháp luật liên quan.
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương:
Về chủ thể:
Chủ thể tham gia hợp đồng là những thương nhân mang quốc tịch khác nhau, qui chế thương nhân được xác định theo luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Thương nhân là tổ chức thì quốc tịch của thương nhân được xác định là quốc tịch của nước nơi:
+ Đặt trung tâm quản lý.
+ Đặt trung tâm hoạt động của tổ chức.
Khoản 1 Điều 832 Bộ luật Dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận nguyên tắc quốc tịch của pháp nhân được xác định tuỳ từng trường hợp vào nơi thành lập pháp nhân.
Về đối tượng của hợp đồng:
Là hàng hoá tồn tại thực tế, có thể di rời được, xác định được phải được phép giao dịch lưu thông trên thị trường.
Về đồng tiền thanh toán:
Trong hợp đồng ngoại thương đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên tham gia hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận đồng tiền thanh toán là đồng tiền của bên bán hay bên mua hay của một nước thứ ba bất kỳ.
Về Pháp luật áp dụng:
Nguồn luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương phức tạp hơn rất nhiều so với các hợp đồng mua bán trong nước bao gồm điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán Thương mại quốc tế.
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương:
Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm rất nhiều những điều khoản khác nhau, trong đó có những điều khoản mà nếu thiếu một trong số đó thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý, những nội dung chủ yếu đó gồm:
Tên hàng:
Tên hàng là đối tượng của hợp đồng cần được thể hiện chính xác nhằm tránh những hiều lầm do bất đồng về mặt ngôn ngữ, tập quán của các bên, có nhiều cách để ghi tên hàng hoá.
Ghi tên hàng hoá kèm theo tên nhà sản xuất, nhãn hiệu hàng hoá.
Ghi tên thương mại của hàng hoá kèm theo tên thông thường và tên khoa học.
Ghi tên hàng hoá kèm theo xuất xứ của hàng hoá.
Số lượng hàng hoá:
Bao gồm: Các thoả thuận về định lượng đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng, độ dung sai ... sao cho phù hợp với đặc trưng của hàng hoá và tập quán buôn bán quốc tế.
Chất lượng hàng hoá:
Sự thoả thuận của các bên liên quan đến việc xác định chất lượng hàng hoá kiểm tra chất lượng, bảo hành, quyền và nghĩa vụ của các bên khi hàng hoá không đảm bảo chất lượng đã thoả thuận song sự thoả thuận phải phù hợp với pháp luật của các bên và tập quán quốc tế.
Giá cả hàng hoá:
Đó là sự thỏa thuận có liên quan đến đồng tiền thanh toán, cách quy định phương pháp tính đơn vị tính giá về đồng tiền thanh toán: Đồng tiền thanh toán là đồng tiền của nước bên mua, bên bán hay của một nước thứ ba do các bên thoả thuận.
Các bên có thể thoả thuận một giá cố định hay thoả thuận một giá di động theo từng đợt hàng.
Điều khoản về cách thanh toán:
Trong thực tiễn, các cách thanh toán rất đa dạng, các bên có thể thoả thuận thanh toán bằng trao đổi hàng hoá, bằng tiền mặt, thông qua tín dụng, chuyển khoản...
Trong đó thông qua tín dụng (L/C) được áp dụng rộng rãi nhất trong mua bán quốc tế.
Địa điểm thời hạn giao hàng:
Địa điểm giao hàng có thể là nơi sản xuất, cảng, biển, ga... hay tại bất kỳ nơi nào...