Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật Quốc tế -- Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như của một số nước trên thế giới về sự phân biệt hình thức thể hiện sự ủy quyền (giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền giống nhau về bản chất, khác nhau về tên gọi hay chúng là hai loại văn bản có giá trị pháp lý khác nhau), các trường hợp sử dụng hợp đồng ủy quyền và việc công chứng/chứng thực có phải là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực. Đưa ra những nhận xét và đánh giá theo quan điểm của cá nhân về sự phù hợp hay không phù hợp của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Từ đó đề xuất một số kiến nghị với mong muốn góp phần giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các quan hệ ủy quyền; sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để ngày một hoàn thiện hơn
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội loài ngƣời để thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của mình thì các
cá nhân, tổ chức phải xác lập các mối quan hệ với nhau. Các mối quan hệ đƣợc thể
hiện thông qua sự trao đổi, thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các
bên. Trong phạm vi các mối quan hệ về dân sự, kinh tế, lao động thì sự trao đổi,
thỏa thuận đƣợc coi là “giao dịch”. Dƣới góc độ pháp lý thì giao dịch nói trên luôn
đƣợc thể hiện bằng hình thức “hợp đồng”. Hay nói một cách khác “hợp đồng” là
một hình thức pháp lý của “giao dịch”.
Có thể nói, hợp đồng là một loại giao dịch không thể thiếu của bất cứ chủ thể
nào dù là cá nhân hay pháp nhân. Hợp đồng đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2005 có tính chất nền tảng, chứa đựng các quy định mang tính chất tiêu chuẩn
mà các ngành luật khác khi có điều chỉnh mối quan hệ liên quan đến “hợp đồng”
cũng phải tuân theo. Nói cách khác, khi điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến
hợp đồng, các luật chuyên ngành không điều chỉnh độc lập mà nằm trong mối liên
hệ với luật chung là luật dân sự. Vì lẽ đó, Bộ luật Dân sự phải đóng vai trò là Bộ
luật gốc quy định về giao dịch dân sự và các hợp đồng cơ bản. Các quy định pháp
luật về thƣơng mại, kinh tế chỉ là sự phát triển tiếp tục các quy định nêu trên của
dân sự trong lĩnh vực thƣơng mại, kinh tế. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005 thì có rất nhiều các loại hợp đồng cơ bản, trong đó có hợp đồng ủy quyền.
Trong xã hội hiện đại, con ngƣời có nhiều nhu cầu và công việc phải làm tại
nhiều địa điểm khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Trong hoàn cảnh đó,
phƣơng tiện tốt nhất giúp họ đạt đƣợc các nhu cầu và mục đích của mình chính là
“hợp đồng ủy quyền”. Chính vì lý do đó mà tác giả luận văn chọn đề tài “Hợp đồng
ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và theo pháp luật nƣớc ngoài” để nghiên cứu làm
luận văn thạc sỹ. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi lựa chọn đề tài cho luận văn của mình, tác giả luận văn có mục đích tìm
hiểu và nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam cũng nhƣ của một số nƣớc
trên thế giới về sự phân biệt hình thức thể hiện sự ủy quyền (giấy ủy quyền/hợp
đồng ủy quyền giống nhau về bản chất, khác nhau về tên gọi hay chúng là hai loại
văn bản có giá trị pháp lý khác nhau), các trƣờng hợp sử dụng hợp đồng ủy quyền
và việc công chứng/chứng thực có phải là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu
lực. Thông qua sự tìm hiểu đó, tác giả luận văn đƣa ra những nhận xét và đánh giá
theo quan điểm của cá nhân về sự phù hợp hay không phù hợp của pháp luật Việt
Nam về vấn đề này. Từ đó, tác giả luận văn đề xuất một số kiến nghị với mong
muốn góp phần giải quyết các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện các quan hệ ủy
quyền; sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để ngày một hoàn thiện
hơn.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu:
Tác giả luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp luật có liên quan đến việc ủy
quyền, hợp đồng ủy quyền của Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới.
- Phạm vi nghiên cứu:
Ủy quyền là một vấn đề rất rộng vì nó bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực pháp
luật không chỉ dân sự mà còn trong các lĩnh vực nhƣ kinh doanh thƣơng mại, lao
động, hành chính, hình sự… và ở nhiều khía cạnh tiếp cận khác nhau (có khi chỉ có
luật nội dung, có khi chỉ có luật hình thức hay cả hai nguồn luật này đều điều
chỉnh). Do vậy, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu về các quy định về nội
dung, hình thức của hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan; các trƣờng hợp hay sử dụng hợp đồng ủy
quyền trong thực tiễn cuộc sống và các vƣớng mắc khi sử dụng hợp đồng ủy quyền

tại Việt Nam hiện nay; trong tƣơng quan so sánh với pháp luật nƣớc ngoài để đề
xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định về hợp đồng ủy quyền của pháp luật Việt
Nam mà thôi.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu đề tài của luận văn tác giả đã dựa trên các quan điểm
của Đảng, của Nhà nƣớc về hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phân tích, so
sánh, tổng hợp… khi nghiên cứu đề tài.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn đƣa ra một số kiến nghị bổ
sung và sửa đổi một số quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến vấn đề ủy
quyền nói chung và hợp đồng ủy quyền nói riêng. Điều đó sẽ giúp hoàn thiện pháp
luật Việt Nam hơn và pháp luật Việt Nam tiến gần đến những chuẩn mực chung của
pháp luật thế giới.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn đƣợc thể hiện
trong ba chƣơng với nội dung nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Lý luận chung về hợp đồng ủy quyền.
- Chƣơng 2: Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam trong tƣơng quan so
sánh với pháp luật nƣớc ngoài.
- Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

honpham

New Member
Re: Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài : Luận văn ThS. Luật : 60 38 60

link hỏng rồi ad ơi. Cho em link mới
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top