tinh_le65

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Làm rõ sự phát triển của hợp tác quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng trong thời gian qua. Đánh giá kết quả và hạn chế của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hợp tác Tiểu vùng. Đề xuất các định hướng và giải pháp về phát triển hợp tác Tiểu vùng nói chung, của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC QUỐC
TẾ TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG .............................................................13
1.1 Một số đặc điểm chính của Tiểu vùng...........................................13
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên......................................................................13
1.1.2 Đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ..............................15
1.2 Sự hình thành và phát triển của hợp tác quốc tế GMS ..................17
1.2.1 Nhu cầu và lợi ích hợp tác của các bên......................................17
1.2.2 Xu thế toàn cầu hóa và hợp tác hội nhập khu vực.....................19
1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác quốc tế GMS ...24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TIỂU VÙNG
MEKONG MỞ RỘNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM.........................38
2.1 Thực trạng hợp tác quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng ..............38
2.1.1 Thực trạng hợp tác quốc tế Tiểu vùng .......................................38
2.1.2 Quan điểm, chính sách và sự hợp tác của các nước lớn đối với
Tiểu vùng ...................................................................................................51
2.1.3 Thành tựu và hạn chế trong hợp tác quốc tế Tiểu vùng.............61
2.2 Sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác quốc tế GMS ................71
2.2.1 Tầm quan trọng của hợp tác Tiểu vùng đối với Việt Nam ........71
2.2.2 Khả năng hợp tác Tiểu vùng của Việt Nam...............................72
2.2.3 Sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng .................74
2.2.4 Hạn chế của Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng .......................82
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG, GỢI
Ý GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM ..........................................................................85
3.1 Các yếu tố mới tác động đến hợp tác quốc tế GMS ......................85
3.1.1 Các yếu tố quốc tế......................................................................85
3.1.2 Các yếu tố nội vùng ...................................................................87
3.2 Dự báo triển vọng hợp tác GMS....................................................90
3.3 Định hướng hợp tác GMS..............................................................91
3.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác GMS................95
3.4.1 Nâng cao tính liên kết, phối hợp, đồng bộ trong định hướng và
triển khai giữa các nước GMS ..........................................................................95
3.4.2 Hình thành cơ chế huy động vốn chủ động, khuyến khích thu
hút đầu tư tư nhân và nước ngoài......................................................................96
3.4.3 Tăng tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn tài chính..............97
3.4.4 Xây dựng và triển khai thực hiện quy chế điều phối và quản lý
các hành lang kinh tế trong GMS. ....................................................................98
3.4.5 Tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế với các nước lớn, tổ
chức quốc tế. ..................................................................................................98
3.4.6 Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong việc
thực hiện các cam kết quốc gia về hợp tác GMS..............................................99
3.4.7 Phối hợp hiệu quả giữa Chương trình GMS với các liên minh,
các đối tác chiến lược và các cơ chế hợp tác khác............................................99
3.5 Gợi ý về giải pháp cho Việt Nam ................................................100
KẾT LUẬN............................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................106
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với một vùng lãnh thổ khá rộng lớn 2,6 triệu km2, dân số khoảng 300 triệu
người gồm 5 nước (Thái Lan, Mianma, Campuchia, Lào, Việt Nam) và 2 tỉnh của
Trung Quốc (Vân Nam và Quảng Tây), Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) thực sự
là khu vực khá đặc biệt ở nhiều phương diện. Đây là vùng đất ẩn chứa nhiều tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng về văn hoá, có khá nhiều điều kiện thuận lợi, song
cũng đang tồn tại không ít khó khăn trong quá trình phát triển hiện nay cũng như
tương lai. Việc hợp tác cùng phát triển không chỉ trở thành nhu cầu tất yếu của các
nước, các địa phương trong Tiểu vùng mà GMS còn là khu vực thu hút sự quan tâm
của các nước lớn, các tổ chức quốc tế. Trong đó, sáng kiến hợp tác quốc tế Tiểu
vùng do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) khởi xướng từ năm 1992 đã được thực
hiện và thu được những kết quả nhất định. Cho đến tận bây giờ ADB thực sự là một
đối tác chủ yếu khởi động, đồng hành, hỗ trợ phát triển GMS. Với vị trí chiến lược
và vai trò to lớn trong hợp tác và phát triển khu vực, GMS nhận được rất nhiều sự
quan tâm của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, … và nhiều nước trên toàn thế giới
như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, các nước Bắc Âu….
Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác kinh tế khu vực ngày
càng tăng cao, GMS cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Vấn đề đặt
ra là cần đánh giá đầy đủ tiềm năng và trở ngại trong việc hợp tác Tiểu vùng,
xác định nội dung và các hình thức hợp tác hiệu quả; Xây dựng các định hướng và
giải pháp hữu hiệu để phát triển Tiểu vùng hiện nay và trong thời gian tới. Đặc biệt,
việc Việt Nam - một thành viên của GMS đã, đang và sẽ tham gia các hoạt động của
Tiểu vùng như thế nào? Đó là những vấn đề lớn cần nghiên cứu đầy đủ từ các khía
cạnh, các cấp độ khác nhau và đây cũng chính là những nhiệm vụ đang đặt ra đối
với nhiều ngành khoa học. Với cách tiếp cận đó, rõ ràng, việc làm rõ thực trạng hợp
tác quốc tế trong GMS, sự tham gia của các nước trong khu vực và các nước khác là
hết sức cần thiết. Với tư cách là một thành viên của GMS, Việt Nam ngày càng có
vai trò quan trọng và đang tích cực thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế trong
Tiểu vùng. Vậy, sự tham gia của Việt Nam vào hợp tác quốc tế GMS như thế nào?
Lựa chọn các giải pháp nào để hợp tác mang lại hiệu quả cao nhất? Đây là những
vấn đề rất cấp thiết đòi hỏi phải có sự nghiên cứu đầy đủ. Xuất phát từ thực tế và sự
cần thiết phải làm rõ một số nội dung đang đặt ra nói trên, từ cách tiếp cận của khoa
học quan hệ quốc tế, tác giả đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu của luận văn: “Hợp tác
quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tham gia của Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Sáng kiến Hợp tác GMS được đánh giá là một trong những dự án hợp tác
khu vực đạt được nhiều thành công nhất so với những dự án cùng thời kỳ. Sự ra đời
và phát triển của GMS đã nhận được sự quan tâm không chỉ từ lãnh đạo các nước
trong vùng, các đối tác lớn của khu vực và thế giới mà còn của các nhà nghiên cứu,
các học giả trong và ngoài GMS.
Nhiều công trình nghiên cứu chung về GMS như: Hành lang kinh tế Đông
Tây, nghiên cứu về Kế hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiểu vùng, nghiên cứu các
chiến lược cho các lĩnh vực hợp tác Tiểu vùng như giao thông, điện, môi trường, du
lịch… đã làm rõ những tiềm năng, cơ hội và nội dung hợp tác trong khu vực. Ngoài
ra, các nhà nghiên cứu trong khu vực và quốc tế đã đóng góp nhiều sáng kiến có giá
trị thông qua các cuộc hội thảo quốc tế về GMS như: Hội thảo quốc tế do ADB tổ
chức tại Nhật Bản, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc…
Đặc biệt nội dung hợp tác quốc tế là một chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của
các học giả trong và ngoài nước. Điều này thể hiện qua các công trình đã được công
bố ở nước ngoài và ở Việt Nam.
Ở nước ngoài:
Các hướng nghiên cứu chính tập trung vào việc phân tích tình hình chính trị,
kinh tế của từng nước trong bối cảnh riêng và các tác động đến kế hoạch phát triển
kinh tế khu vực thông qua Tiểu vùng Mekong mở rộng.
Một số công trình tiêu biểu sau:
- Basic framework of ASEAN – Mekong Basin Development Cooperation
(ASEAN Economic Bulletin, 1996).
- Revolution, Reform and Regionalism in Southeast Asia: Cambodia, Laos
and Vietnam (Tác giả Ronald Bruce St.John, Nhà xuất bản Routledge, 2008).
- The strategic significance of the Mekong (Contemporary Southeast Asia,
2000).
Ở Việt Nam:
Thời gian qua, nghiên cứu GMS nói chung, hợp tác quốc tế trong khu vực
nói riêng cũng là một chủ đề được bàn luận khá sôi nổi. Các hướng nghiên cứu
chính cụ thể là: (1) Tập trung làm rõ thực trạng hợp tác Tiểu vùng trước đây, hiện
nay và triển vọng trong thời gian tới. (2) Làm rõ sự tham gia của Việt Nam thông
qua việc phân tích thực trạng hợp tác và đưa ra các giải pháp kiến nghị. (3) Phân
tích vai trò của các nước lớn, các tổ chức quốc tế trong việc đẩy mạnh sự hợp tác
Tiểu vùng.
Nội dung của các hướng nghiên cứu trên đã thể hiện khá rõ trong một số
công trình tiêu biểu sau:
- Nghiên cứu chung về GMS có Luận án Tiến sĩ của Hoàng Viết Khang
“Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp”
năm 2009; Tác giả Nguyễn Trần Quế với cuốn sách “Hợp tác phát triển Tiểu vùng
Mekong mở rộng – Hiện tại và tương lai” xuất bản năm 2007; Đề tài nghiên cứu
của Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại năm 2005 “Một số giải pháp
nhằm phát triển thương mại của Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mekong”.
- Phân tích các nội dung hợp tác ở các lĩnh vực cụ thể nhiều công trình có giá
trị đã được công bố như: “Hợp tác GMS trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các
hành lang kinh tế: Trường hợp hành lang kinh tế Đông-Tây và Côn Minh-Lào Cai
Hà Nội-Hải Phòng” của TS. Nguyễn Hồng Nhung năm 2006; Công trình của
PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm “Trung Quốc với việc tham gia Hợp tác Tiểu vùng Mekong
mở rộng” năm 2005.
Mặc dù hợp tác GMS đã được quan tâm và nghiên cứu khá sâu sắc ở một số
lĩnh vực, song xem xét đánh giá một cách toàn diện hợp tác quốc tế và nhất là sự
tham gia của Việt Nam, đặc biệt là thời gian gần đây, vẫn còn thiếu vắng các công
trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện. Trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực
đã và đang có nhiều biến đổi khá bất ngờ, rất cần có các nghiên cứu cập nhật về
GMS nói chung, hợp tác quốc tế nói riêng. Vì thế, việc đi sâu tìm hiểu phân tích nội
dung này là hết sức cần thiết không chỉ về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế, nhất là
đối với Việt Nam .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích sự phát triển của Tiểu vùng Mekong mở rộng, luận văn
cố gắng làm rõ thực trạng hợp tác quốc tế của khu vực này và sự tham gia của Việt
Nam trong GMS hiện nay và trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ sự phát triển của hợp tác quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng trong
thời gian qua.
- Đánh giá kết quả và hạn chế của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết
hợp tác Tiểu vùng.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp về phát triển hợp tác Tiểu vùng nói
chung, của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích thực trạng hợp tác quốc tế trong Tiểu vùng Mekong mở rộng trên
các lĩnh vực, hình thức cụ thể và sự tham gia của Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hợp tác quốc tế của Tiểu vùng là một vấn đề rất rộng lớn. Trong khuôn khổ
của một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ lựa chọn những nội dung chủ yếu nhất và sẽ
xem xét phân tích ở hai góc độ: Hợp tác quốc tế của chính các nước trong vùng và
của Tiểu vùng với các nước, các tổ chức quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh. Các tư liệu và dữ liệu sử dụng cho luận văn chủ yếu là
những ấn phẩm đã được công bố, các văn bản hợp tác và các báo cáo tham luận
trong các cuộc hội thảo về GMS trong và ngoài nước. Ngoài ra, tác giả đã tiếp xúc
và trao đổi với một số chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản về vấn đề này (phương
pháp phỏng vấn).
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Góp phần đánh giá đầy đủ hơn thực trạng hợp tác quốc tế Tiểu vùng và sự
tham gia của Việt Nam.
- Phân tích và cố gắng làm rõ các định hướng và giải pháp phát triển hợp tác
quốc tế Tiểu vùng nói chung và của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.
- Những giải pháp đặt ra cho Việt Nam để việc hợp tác có hiệu quả cao nhất.
7. Bố cục của luận văn
Chương 1. Sự hình thành và phát triển của Hợp tác quốc tế Tiểu vùng
Mekong mở rộng.
Chương 2. Thực trạng hợp tác quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng và sự
tham gia của Việt Nam.
Chương 3. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy Hợp tác
quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng, gợi ý giải pháp cho Việt Nam.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Ebook Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế (Phần 2) - Đặng Đình Quý (chủ biên) Luận văn Luật 0
A biện phát hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế Coalimex Luận văn Kinh tế 0
P Hoàn thiện chiến lược Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản tại công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế - Coalimex Luận văn Kinh tế 0
M và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Trung tâm lữ hành và hợp tác quốc tế HanoiFestival Luận văn Kinh tế 0
S Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia TP HCM Luận văn Sư phạm 3
F Giải pháp nguồn vốn ODA có hoàn lại của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut Luận văn Kinh tế 0
V Hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động ( Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top