Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Trình bày những vấn đề cơ bản nhất về khủng bố và hợp tác quốc tế về chống khủng bố, trong đó có nêu ra định nghĩa khủng bố, hợp tác chống khủng bố; đặc trưng của khủng bố; các nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế về chống khủng bố. Trình bày cơ sở pháp lý song phương, khu vực, liên khu vực và toàn cầu về hợp tác chống khủng bố. Trình bày thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp tác chống khủng bố và kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHỦNG
BỐ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ
5
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về khủng bố 5
1.1.1. Khái niệm khủng bố 5
1.1.1.1. Quan điểm về khủng bố dưới góc độ khoa học pháp lý 6
1.1.1.2. Định nghĩa khủng bố theo pháp luật quốc gia và các điều ước
quốc tế
11
1.1.1.3. Một số đặc trưng của tội phạm khủng bố 18
1.1.2. Lịch sử phát triển của khủng bố 25
1.2. Hợp tác quốc tế về chống khủng bố 27
1.2.1 Khái niệm hợp tác quốc tế về chống khủng bố 27
1.2.2. Lịch sử hình thành, phát triển của hợp tác quốc tế về chống khủng
bố và pháp luật quốc tế về hợp tác chống khủng bố
29
1.2.3. Các hình thức hợp tác quốc tế về chống khủng bố 34
1.2.4. Các nguyên tắc hợp tác quốc tế về chống khủng bố 37
1.2.4.1. Hợp tác chống khủng bố và các quyền cơ bản của con người 38
1.2.4.2. Hợp tác chống khủng bố và vấn đề lợi ích quốc gia 42
1.2.4.3. Hợp tác chống khủng bố và vấn đề quyền tài phán quốc gia 44
1.2.4.4. Hợp tác chống khủng bố và lợi ích của bên thứ ba 45
Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG
KHỦNG BỐ
47
2.1. Cơ sở pháp lý toàn cầu về hợp tác chống khủng bố 47
2.1.1. Hợp tác quốc tế về chống khủng bố trong các điều ước quốc tế
phổ cập
47
2.1.1.1. Các quy định về hợp tác ngăn ngừa khủng bố 50
2.1.1.2. Các quy định về hợp tác trừng trị khủng bố 54
2.1.2. Hợp tác quốc tế về chống khủng bố trong các nghị quyết của các
cơ quan Liên hợp quốc
60
2.2. Cơ sở pháp lý liên khu vực về hợp tác chống khủng bố 65
2.2.1. Hợp tác chống khủng bố giữa ASEAN và EU 65
2.2.2. Hợp tác chống khủng bố giữa một số khu vực khác trên thế giới 70
2.3. Cơ sở pháp lý khu vực về hợp tác chống khủng bố 72
2.3.1. Các điều ước khu vực Đông Nam Á về hợp tác chống khủng bố 72
2.3.2. Các điều ước khu vực Nam Á về hợp tác chống khủng bố 80
2.3.3. Các điều ước của Liên minh châu Âu về hợp tác chống khủng bố 87
2.4. Hợp tác chống khủng bố trên cơ sở các điều ước song phương 94
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH
CHỐNG KHỦNG BỐ Ở VIỆT NAM
100
3.1. Pháp luật Việt Nam về chống khủng bố và hợp tác chống khủng bố 100
3.1.1. Khái quát hệ thống các văn pháp luật của Việt Nam về chống
khủng bố
100
3.1.2. Cơ sở pháp lý hợp tác chống khủng bố theo quy định của pháp
luật Việt Nam
102
3.2. Hợp tác khu vực và quốc tế về chống khủng bố 112
3.2.1 Hợp tác song phương về chống khủng bố 112
3.2.1.1 Hợp tác song phương về tương trợ tư pháp và dẫn độ 113
3.2.1.2 Hợp tác song phương về phòng chống tội phạm 116
3.2.2 Hợp tác khu vực về chống khủng bố 118
3.2.3 Hợp tác đa phương và toàn cầu về chống khủng bố 120
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh đấu tranh chống khủng bố ở Việt Nam 122
KẾT LUẬN 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

Tội phạm khủng bố đang ngày càng lan rộng và không có giới hạn quốc gia
là một trong những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với hoà bình và an ninh quốc
tế. Có thể nói chưa bao giờ các quốc gia, cộng đồng quốc tế lại quan tâm và lên án
mạnh mẽ tội phạm khủng bố như hiện nay. Yêu cầu chống khủng bố làm cho nhiều
nước trước đây vốn có những bất đồng trong việc giải quyết xung đột nội bộ nay có
thể hợp tác với nhau trong cuộc đấu tranh chống khủng bố. Trước sự phát triển của
khủng bố và những hậu quả nặng nề do khủng bố gây ra, cộng đồng quốc tế đã có
nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này. Hiện nay, pháp luật
quốc tế về chống khủng bố đã có 14 điều ước đa phương thuộc khuôn khổ Liên hợp
quốc, 9 điều ước khu vực và rất nhiều điều ước quốc tế song phương… Tuy nhiên,
khái niệm khủng bố, hợp tác chống khủng bố; phạm vi hợp tác chống khủng bố; các
nguyên tắc hợp tác chống khủng bố, nghĩa vụ của các chủ thể luật quốc tế trong hợp
tác chống khủng bố… hiện nay chưa được quy định đầy đủ trong luật quốc tế. Đề
tài luận văn được thực hiện nhằm đưa ra khái niệm cơ bản nhất về khủng bố, hợp
tác quốc tế về chống khủng bố; các nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế về chống
khủng bố; tập hợp và hệ thống cơ sở pháp lý quốc tế, khu vực và song phương về
hợp tác chống khủng bố. Đây là những vấn đề có tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu
quả đấu tranh chống khủng bố quốc tế, đồng thời hạn chế cách hành xử tuỳ tiện của
các quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố. Việc làm rõ các khía cạnh pháp lý
về hợp tác chống khủng bố sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quốc tế
về chống khủng bố, đưa pháp luật về chống khủng bố vào đời sống pháp lý quốc tế,
hạn chế và góp phần triệt tiêu tội phạm khủng bố.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của 8 điều ước quốc tế và khoảng 20
hiệp định song phương có liên quan đến chống khủng bố. Tuy nhiên, pháp luật về
chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay còn một số điểm chưa tương thích với pháp
luật quốc tế. Việt Nam chưa có một đạo luật chuyên biệt điều chỉnh vấn đề chống khủng bố. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng cơ sở pháp lý về hợp tác chống khủng
bố và đề ra một số giải pháp đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố là việc làm cần thiết
hiện nay để nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống loại tội phạm nguy hiểm
này. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hợp tác quốc tế về
chống khủng bố và liên hệ thực tiễn Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về chống khủng bố không nhiều và chưa
bài bản. Ở cấp độ luận văn có đề tài của các tác giả: Nguyễn Long: “Pháp luật quốc
tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Vũ Ngọc Dương: “Pháp
luật Quốc tế về chống khủng bố và việc hoàn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam.” Ở cấp
độ đề tài nghiên cứu khoa học, có đề tài cấp Đại học Quốc gia do tác giả Lê Văn Bính
làm chủ nhiệm đề tài: “Khủng bố và vai trò của luật quốc tế hiện đại trong đấu tranh
chống khủng bố”. Ngoài ra, còn một số sách tham khảo, chuyên khảo giới thiệu các
công ước quốc tế về chống khủng bố hay đề cập đến tội phạm khủng bố; một số bài
viết tại các hội thảo, tạp chí về vấn đề này như: “Khủng bố và chống khủng bố với
vấn đề an ninh quốc tế” do tác giả Nguyễn Văn Dân chủ biên; “Chủ nghĩa khủng bố
toàn cầu - Vấn đề và cách tiếp cận” của tác giả Lại Văn Toàn; “Hoàn thiện pháp
luật về đấu tranh chống khủng bố ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Hiệu…
Trên thế giới cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả về
khủng bố như Boaz Ganor, Alan Smith, Bruce Hoffman… tuy nhiên các nghiên
cứu chỉ tập trung phân tích nguyên nhân làm phát sinh khủng bố, các mặt chính trị
- xã hội xung quanh nó và một số khía cạnh pháp lý của tội phạm khủng bố.
Những nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về hợp tác quốc tế chống khủng bố
hầu như không có.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài đề cập vấn đề khá thời sự, thu hút sự quan tâm rộng rãi của các quốc
gia và cộng đồng quốc tế là hợp tác quốc tế về chống khủng bố nhằm trả lời các câu
hỏi: Thế nào là khủng bố, hợp tác quốc tế về chống khủng bố? Nội dung và các nguyên
tắc hợp tác quốc tế về chống khủng bố? Cơ sở pháp lý quốc tế, khu vực và song phương về hợp tác quốc tế chống khủng bố? Đề tài đi sâu vào kiến giải những vấn đề
trên, qua đó góp phần trong việc hình thành chính sách và thái độ tích cực, trách
nhiệm, khách quan, khoa học trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về chống khủng bố.
Bên cạnh đó, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng hợp tác quốc tế về
chống khủng bố ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về vấn đề này qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh
chống khủng bố giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các
khía cạnh pháp lý xung quanh vấn đề hợp tác quốc tế về chống khủng bố với nguồn
chủ yếu là các điều ước quốc tế về chống khủng bố và các quy định của pháp luật
Việt Nam về vấn đề này.
Đề tài nghiên cứu về hợp tác quốc tế chống khủng bố trong phạm vi các quy
định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Các vấn đề như: hợp tác chống
khủng bố giữa các cơ quan trong một quốc gia; thực tiễn hợp tác thực thi các quy
định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố không được đi sâu nghiên cứu. Bên
cạnh đó, trong việc nghiên cứu cơ sở pháp lý song phương và khu vực về hợp tác
chống khủng bố, đề tài chỉ nghiên cứu ở những khu vực và những quan hệ hợp tác
song mang tính điển hình.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp
phân tích, so sánh, liệt kê, tổng hợp dựa trên nền tảng là phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật để làm rõ đối tượng nghiên
cứu đã đặt ra.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay chưa có nhiều công
trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề này đặc biệt là các nghiên cứu về
hợp tác chống khủng bố. Việc thực hiện đề tài này vì vậy sẽ mở ra những nghiên
cứu tiếp theo sâu sắc hơn, mở ra một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu về
khủng bố và chống khủng bố. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của đề tài sẽ trả lời các câu hỏi: Khái niệm khủng bố? Khái niệm hợp tác chống khủng bố? Những nội
dung nào được xem là hợp tác chống khủng bố? Hợp tác chống khủng bố được
thực hiện dưới hình thức nào? Các nguyên tắc hợp tác chống khủng bố? Cơ sở
pháp lý quốc tế cho hợp tác chống khủng bố?.. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên
cứu bước đầu với kết quả còn khiêm tốn. Qua việc thực hiện đề tài này tác giả hy
vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, sâu hơn, rộng
hơn, toàn diện hơn về vấn đề còn ít được quan tâm nhưng có vai trò quan trọng
cuộc chiến chống khủng bố.
Luận văn cũng phân tích và nêu ra thực trạng và các giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Việt Nam
trong đấu tranh chống khủng bố.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Trình bày những vấn đề cơ bản nhất về khủng bố và hợp tác
quốc tế về chống khủng bố, trong đó có nêu ra định nghĩa khủng bố, hợp tác
chống khủng bố; đặc trưng của khủng bố; các nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc
tế về chống khủng bố.
Chương 2: Trình bày cơ sở pháp lý song phương, khu vực, liên khu vực và
toàn cầu về hợp tác chống khủng bố.
Chương 3: Trình bày thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp tác chống khủng
bố và kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố. Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHỦNG BỐ
VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về khủng bố
1.1.1. Khái niệm khủng bố
Khủng bố là loại tội phạm không mới, trái lại nó đã tồn tại rất lâu trong lịch
sử loài người. Ngay từ khi xuất hiện chữ viết để lưu giữ thông tin người ta đã thấy
có những ghi chép về khủng bố. Cùng với sự phát triển của nhân loại khủng bố đã
có sự phát triển mạnh mẽ, từ chỗ chỉ đe doạ an ninh của một quốc gia, khủng bố đã
trở thành vấn đề quốc tế từ những năm 60 của thế kỷ XX. Cuộc tấn công vào Trung
tâm thương mại thế giới và Lầu năm góc (Mỹ) ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã cho cả
thế giới thấy quy mô, tính chất xuyên quốc gia của khủng bố. Ngày nay các cuộc
tấn công khủng bố có thể thực hiện bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi nào và bất cứ ai trong
chúng ta cũng đều có thể trở thành nạn nhân của khủng bố. Thuật ngữ khủng bố đã
trở thành một trong những thuật ngữ thịnh hành nhất trên báo chí và dư luận quốc
tế. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, “hầu hết các hội nghị quốc tế kể cả hội nghị về
kinh tế và thương mại đều có đề mục bàn về chủ nghĩa khủng bố trong chương trình
nghị sự…” [12, 19]. Có thể nói khủng bố là một trong những mối đe doạ nghiêm
trọng nhất đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Việc sau sự kiện ngày 11 tháng 9 có
rất nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức, trong đó chống khủng bố là một trong
những vấn đề được đưa lên bàn nghị sự đã thể hiện sự quan tâm và lo ngại sâu sắc
của cộng đồng quốc tế trước nạn khủng bố. Điều này đã phần nào thể thiện thái độ
và mong muốn hợp tác giữa các quốc gia trong việc loại trừ loại tội phạm nguy
hiểm này ra khỏi đời sống quốc tế.
Ở cấp độ hợp tác toàn cầu “năm 1972 vấn đề chống khủng lần đầu tiên đã
được đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng khoá 27 của Liên hợp quốc…
kể từ đó hầu như hàng năm, đề mục chống khủng bố quốc tế luôn được Đại hội
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn Việt Nam : Luận văn ThS. Luật:

link bị hỏng
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Ebook Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế (Phần 2) - Đặng Đình Quý (chủ biên) Luận văn Luật 0
A biện phát hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế Coalimex Luận văn Kinh tế 0
P Hoàn thiện chiến lược Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản tại công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế - Coalimex Luận văn Kinh tế 0
M và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Trung tâm lữ hành và hợp tác quốc tế HanoiFestival Luận văn Kinh tế 0
S Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia TP HCM Luận văn Sư phạm 3
F Giải pháp nguồn vốn ODA có hoàn lại của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Hợp tác kinh tế của Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut Luận văn Kinh tế 0
V Hợp tác kinh tế Việt Nam - Asean và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động ( Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top