Artair

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tổng quan cơ sở lý luận về vấn đề hứng thú học tập môn giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQP - AN). Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn GDQP – AN của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN). Phân tích một số yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng trên. Đưa ra một số nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp đối với nhà trường nói chung và nhóm giải pháp đối với riêng khoa GDQP – AN nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDQP – AN của sinh viên trường ĐHSPHN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, học tập là một
đòi hỏi đối với với mỗi người. Với học sinh – sinh viên thì học tập lại càng
quan trọng hơn, bởi đây là một nhiệm vụ chính. Trên thực tế không phải ai
cũng xác định được rõ nhiệm vụ này. Đối với sinh viên, hứng thú học tập có
vai trò rất quan trọng, nó giúp cho quá trình học tập một cách tích cực, tự
giác và sáng tạo. Nếu không có hứng thú học tập, hoạt động học sẽ trở nên
căng thẳng, nhàm chán, mệt mỏi và không đạt được kết quả cao. Sự sáng
tạo có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc chủ động tìm tòi, sưu
tầm thêm tài liệu tham khảo, để mở rộng và đào sâu tri thức tiến tới việc tìm
tòi ứng dụng tri thức vào trong cuộc sống. Như vậy hứng thú học tập của
sinh viên là điều kiện tất yếu để mỗi sinh viên phát huy vai trò tính tích cực
tự giác và sáng tạo của mình trong quá trình học tập. A.N. Lêonchiep đã
viết: “Hứng thú như là một mô hình có cấu tạo các thuật toán kích thích học
sinh khắc phục khó khăn để biến cái không thích thành hứng thú”(A.N.
Lêonchiep, 1989). Chính vì thế, chúng ta thấy rằng hứng thú học tập có vai
trò rất quan trọng đối với quá trình nhận thức của người học, nó ảnh hưởng
to lớn đến kết quả học tập của họ. Do vậy, việc giảng dạy trong các trường
Đại học phải làm sao gây được cho người học có hứng thú với môn học ở
mức cần thiết, đặc biệt trong các trường Sư phạm với chức năng đào tạo đội
ngũ giáo viên - người thầy cho xã hội có đủ trình độ chuyên môn vững vàng
cũng như về nghiệp vụ đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, thì việc
nâng cao hứng thú đối với môn học lại càng trở nên cấp thiết hơn.
Hứng thú học tập của sinh viên với các môn học nói chung và môn Giáo
dục quốc phòng- an ninh (GDQP-AN) nói riêng là rất quan trọng, nó góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua môn học này tạo điều kiện cho sinh
viên có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện năng lực thực tế để
sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đề ra đó là :
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, Giáo dục
quốc phòng - an ninh là môn học có chỉ thị của Bộ Chính trị chỉ đạo, môn học
duy nhất được luật pháp quy định (Giáo trình GDQP, 2005).
Theo chúng tui tìm hiểu, hiện nay phần lớn sinh viên trường Đại học
Sư phạm Hà Nội không muốn học môn Giáo dục quốc phòng-An ninh, thậm
chí còn có nhiều sinh viên có thái độ không coi trọng môn học này làm ảnh
hưởng đến quá trình học tập của bản thân họ. Vì vậy nghiên cứu : “Hứng
thú học tập môn Giáo dục quốc phòng - an ninh của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội” nhằm phát hiện ra thực trạng hứng thú học tập của
sinh viên đối với môn học này và đề xuất những biện pháp góp phần làm
nâng cao chất lượng đào tạo nói chung của khoa Giáo dục quốc phòng là
một việc làm rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hứng thú học tập môn GDQP-AN của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) nhằm đưa ra những kiến nghị góp phần
nâng cao hứng thú học tập của sinh viên đối với môn GDQP-AN, và nâng
cao chất lượng đào tạo của khoa Giáo dục Quốc phòng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn GDQP-AN của sinh
viên trường ĐHSPHN thông qua các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi học
tập và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
4.2. Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn GDQP-AN của sinh viên
trường ĐHSPHN
4.3. Phân tích một số yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng trên
4.4. Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDQP
AN của sinh viên trường ĐHSPHN
5. Khách thể nghiên cứu
100 sinh viên khoa Toán - Tin
100 sinh viên khoa Ngữ văn
100 sinh viên khoa Giáo dục Quốc phòng
10 giảng viên giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng
Tổng cộng: 310 khách thể
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hứng thú học tập môn GDQP-AN của sinh viên
khoa Toán - Tin, khoa Ngữ văn và khoa Giáo dục quốc phòng trường
ĐHSPHN thông qua các mặt:
- Nhận thức của sinh viên với môn GDQP-AN
- Cảm xúc của sinh viên với môn GDQP-AN
- Hành vi của sinh viên với môn GDQP-AN
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Chúng tui cho rằng hiện nay sinh viên trường ĐHSPHN có hứng
thú học tập môn GDQP-AN nhưng ở mức độ chưa cao. Các nguyên nhân
chính dẫn đến thực trạng trên là động cơ học môn GDQP-AN của sinh viên
chưa đúng đắn và giảng viên chưa đổi mới phương pháp giảng dạy.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
8.2. Phương pháp quan sát
8.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.5. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu
8.6. Phương pháp thống kê toán học

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top