haivan13_6

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định : Luận văn ThS. Tâm lý học: 60 31 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2007
Chủ đề: Hứng thú nghề nghiệp
Nghề điều dưỡng
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Tâm lý học
Miêu tả: 123 tr. + Đĩa mềm + Tóm tắt
Điều tra thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trên các chỉ số: Nhận thức về giá trị nghề nghiệp, cảm xúc với nghề nghiệp và một số môn học cơ bản, hành động tích cực của sinh viên trong hoạt động học tập, tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên
Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài 8
2.Đối tượng nghiên cứu 9
3.Mục đích nghiên cứu 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5.Phạm vi nghiên cứu 10
6. Khách thể nghiên cứu 10
7. Giả thuyết khoa học 10
8.Phương pháp nghiên cứu 11
ch-¬ng 1: c¬ së lý luËn
1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 12
1.1.Nghiên cứu vấn đề ở các nước trên thế giới 12
1.2.Nghiên cứu về hứng thú ở Việt Nam 13
2. Một số kháI niệm cơ bản 16
2.1.Khái niệm hứng thú 16
2.1.1.Những quan điểm khác nhau về hứng thú 16
2.1.2.Khái niệm hứng thú 22
2.1.3.Phân loại hứng thú 22
2.2. Khái niệm nghề 25
2.2.1.Khái niệm nghề nghiệp 25
2.2.2.Khái niệm nghề điều dưỡng 27
2.2.2.1.Sơ lược lịch sử nghề điều dưỡng 27
2.2.2.2.Khái niệm nghề điều dưỡng 33
2.2.2.3.Những phẩm chất tâm lý cần thiết ở người điều dưỡng 37
2.3. Khái niệm hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên 39
2.3.1. Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm của SV 39
2.3.2.Khái niệm hứng thú nghề 40
2.3.3.Khái niệm hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên 42
2.3.4.Biểu hiện hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên 43
2.3.5.Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển hứng thú nghề
điều dưỡng của sinh viên
44
ch-¬ng 2: tæ chøc nghiªn cøu
1.Vài nét giới thiệu về nhà trường và khách thể nghiên cứu 47
2.Các phương pháp nghiên cứu 52
3.Tiến trình nghiên cứu 54
4.Cách thức xử lý số liệu 55
ch-¬ng 3: kÕt qu¶ nghiªn cøu
1.Kết quả khảo sát thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của SV 58
1.1.Hứng thú nghề điều dưỡng của SV biểu hiện qua nhận thức 58
1.1.1.Nhận thức của SV về giá trị của nghề điều dưỡng 59
1.1.2.Nhận thức của SV về bản chất nghề điều dưỡng 62
1.1.3.Nhận thức của SV về tầm quan trọng của các phẩm chất tâm lý 66
1.1.4.Nhận thức của SV về tầm quan trọng của các môn học 70
1.1.5.Tổng hợp mức độ hứng thú biểu hiện qua nhận thức 74
1.2.Hứng thú nghề điều dưỡng của SV biểu hiện qua cảm xúc 76
1.2.1.Cảm xúc của SV đối với một số nghề phổ biến 77
1.2.2.Cảm xúc nghề điều dưỡng của SV khi nhập học 78
1.2.3.Cảm xúc nghề điều dưỡng hiện tại của SV 81
1.2.4.Cảm xúc của SV đối với môn học 88
1.2.5.Tổng hợp mức độ hứng thú thể hiện qua cảm xúc 91
1.3.Hứng thú nghề điều dưỡng của SV biểu hiện qua hành vi 92
1.3.1.Những biểu hiện hành vi trước khi học trường ĐHĐD 93
1.3.2.Những biểu hiện hành vi trong học lý thuyết 94
1.3.3.Những biểu hiện hành vi trong học thực hành 100
1.3.4.Tổng hợp mức độ hứng thú biểu hiện qua hành vi 104
1.4.Tổng hợp mức độ phát triển hứng thú nghề điều dưỡng của SV 106
2.2.Nguyên nhân ảnh hưởng tới hứng thú nghề điều dưỡng. 108
2.2.1.Nguyên nhân chủ quan 108
2.2.2.Nguyên nhân khách quan 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
Tμi liÖu tham kh¶o 121
Phô lôc
phÇn thø nhÊt
nh÷ng vÊn ®Ò chung
1. Lý do chọn đề tài
Một người dù có đầu óc thông minh đến đâu, dù có nghị lực phi thường đến mấy nhưng nếu
không có sự say mê thích thú với công việc mình làm, với ngành nghề mà mình đang theo đuổi thì họ
không thể tìm được niềm vui trong công việc ấy và lẽ dĩ nhiên họ cũng sẽ không đạt được kết quả xuất
sắc trong công việc. Cụ thể, khi có hứng thú với một đối tượng, một ngành nghề nhất định thì sẽ tạo cho
con người một trạng thái tình cảm dễ chịu và niềm say mê trong hoạt động; ngược lại, khi phải làm việc
mà không có lòng đam mê thì con người sẽ cảm giác công việc luôn là một gánh nặng, là một sự nhàm
chán lặp đi lặp lại.
Phát triển hứng thú nghề nghiệp dưới góc độ tâm lý học là một trong những vấn đề bức xúc được
nhiều trường đại học quan tâm. Trong khoa học Tâm lý, hứng thú nghề nghiệp là vấn đề được rất nhiều
nhà tâm lý học ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu, bởi lẽ nó là một trong những động lực quan trọng
cho sự phát triển của con người, thúc đẩy con người phát triển năng lực sáng tạo, giúp cho con người tìm
thấy được hạnh phúc khi được làm việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích. Tuy vậy, những nghiên cứu cụ
thể về hứng thú nghề điều dưỡng đến nay vẫn chưa được đề cập tới.
Hứng thú nghề nghiệp của cán bộ điều dưỡng là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến hiệu
quả công việc. Bởi lẽ, đối tượng phục vụ trực tiếp của người điều dưỡng chính là người bệnh; công việc
của người điều dưỡng diễn ra trong sự giao lưu trực tiếp với bệnh tật và nỗi đau của người bệnh, thậm chí
phải đối diện với những phản ứng khác nhau của người bệnh và người nhà của họ...vì vậy, nếu như không
có hứng thú nghề nghiệp thì người cán bộ điều dưỡng không thể vượt qua khỏi những khó khăn, cám dỗ
và lẽ tất nhiên hiệu quả công việc sẽ không cao.
Tuy hứng thú đối với nghề điều dưỡng có vai trò rất quan trọng nhưng thực tế có nhiều sinh viên
học ngành điều dưỡng lại không xuất phát từ hứng thú đối với nghề mà do nhiều lý do khác. Điều này
không chỉ ảnh hưởng tới thái độ của sinh viên trong quá trình học tập mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá
trình công tác sau này. Hiện nay sinh viên trường ĐH Điều dưỡng yêu nghề ở mức độ nào, biểu hiện ra
sao, những nguyên nhân nào chi phối biểu hiện đó và có thể tác động như thế nào để bồi dưỡng hứng thú
nghề nghiệp cho sinh viên? Với lý do về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tui lựa chọn đề tài “Hứng
thú nghề điều dưỡng của sinh viên Trường Đại học điều dưỡng Nam Định” làm đề tài nghiên cứu của
luận văn tốt nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định
3. Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định,
phân tích các nguyên nhân của thực trạng và trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị sư phạm nhằm nâng
cao hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1.Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
4.2. Điều tra thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên Trường ĐH Điều Dưỡng Nam
Định qua đó đưa ra mức độ hứng thú nghề điều dưỡng của họ. Hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên
thể hiện trên các chỉ số sau:
- Nhận thức của sinh viên về giá trị, bản chất của nghề điều dưỡng; nhận thức về tầm quan trọng
của các phẩm chất tâm lý cần thiết và một số môn học cơ bản trong chương trình đào tạo.
- Cảm xúc của sinh viên với nghề điều dưỡng và một số môn học cơ bản
trong chương trình đào tạo.
- Hành động tích cực của sinh viên trong hoạt động học tập tại trường Đại học Điều dưỡng điều
dưỡng.
4.3.Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên.
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú nghề của SV.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Hứng thú đối với nghề Điều dưỡng là vấn đề rất lớn và phức tạp. Do điều kiện và khả năng
nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên
Trường ĐH Điều Dưỡng Nam Định.
Do thực tế không có khả năng nghiên cứu trên diện rộng nên chúng tui chỉ tập trung nghiên cứu ở
các em sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ 3 thuộc hệ đào tạo chính quy của Trường ĐH
Điều dưỡng Nam Định.
6. Khách thể nghiên cứu.
- Khách thể chính: Gồm 250 SV hệ cao đẳng và đại học, trong đó có 150 sinh viên hệ cao đẳng và
100 sinh viên hệ đại học
- Khách thể phụ:30 giảng viên của Trường ĐHĐDNĐ (gồm những giáo viên chủ nhiệm của các
lớp được điều tra và một số giáo viên giảng dạy những môn chuyên ngành).
7. Giả thuyết khoa học.
Phần lớn sinh viên Trường ĐHĐD Nam Định có mức độ hứng thú nghề
chưa cao. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên
nhưng nguyên nhân chủ quan cơ bản là do động cơ theo học tại trường còn chưa đủ
sức thúc đẩy sinh viên có thái độ tích cực với nghề; còn nguyên nhân khách quan
chủ yếu là phương pháp giảng dạy của giáo viên còn chưa lôi cuốn mạnh sinh viên
với nghề này

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trong học tập Luận văn Sư phạm 0
D TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 Luận văn Sư phạm 0
A Hứng thú học tập môn giáo dục quốc phòng-an ninh của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tâm lý học đại cương 2
L Hứng thú học tập các môn cơ sở của sinh viên Khoa sư phạm kỹ thuật Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bắc Gi Tâm lý học đại cương 0
M Hứng thú của sinh viên đối với môn học tư tưởng Hồ Chí Minh Tâm lý học đại cương 0
T Nghiên cứu hứng thú học các môn tâm lý học của sinh viên khoa Công tác xã hội trường đại học Lao độn Tâm lý học đại cương 0
P Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên trường ĐHDL Đông Đô Tâm lý học đại cương 0
C Kích thích hứng thú học tiếng Pháp cho học sinh lớp một bằng trò chơi. Luận văn ThS. Ngôn ngữ học Công nghệ thông tin 0
K tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top