ken_88

New Member
Tiết canh vịt là món ăn được khá nhiều người yêu thích nhưng vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên rất nhiều người đã chọn cách làm tại nhà cho “ngon”. Vậy nếu bạn cũng là tín đò của món này hay muốn làm cho ai đó thưởng thức thì hãy học cách làm sau nhé!Trước tiên bạn nên chuẩn bị vài đĩa loại có độ sau vừa phải, dao phải sắc để cắt tiết và dao sắc có độ nặng để băm nhỏ nguyên liệu. Thớt sạch, chắc chắn, không dùng loại thớt có mùn.Chọn vịt cỏ có lông ngũ sắc, tuy nhỏ con nhưng để làm tiết canh thì rất ngon. Không chọn loại vịt còn non nhiều lông măng khó làm, gây tốn thời gian. Nếu không kiếm được vịt cỏ thì tạm dùng vịt xiêm hay còn gọi là con ngan. Vịt xiêm tuy không thơm ngon bằng vịt cỏ nhưng lại có nhiều thịt.

Rau đi kèm:
Húng láng, ngò, ngò gai, tía tô, kinh giới, chanh, ớt, lạc rang(đậu phộng), hành củ, hành tây, hành lá, gừng, tiêu, dấm ăn, bánh đa ( bánh tráng nướng giòn).Chế biến nước mắm:
Đây là nước mắm để ăn với tiết canh- Hành củ xắt mỏng, ngâm dấm độ 3 tiếng cho dòn.
- Hành tây xắt mỏng
- Ớt và gừng giã nhuyễn
Cả ba thứ trộn đều, sau gia giảm thêm mắm, đường, dấm ăn và nước lọc. Chú ý cho tỷ lệ đường, nước mắm tùy theo khẩu vị của người dùng. Vị quá ngọt hay mặn có thể làm một số người ăn mất ngon hay ngược lại.Cách làm :
1-Chuẩn bị chén để hãm tiết vịt. Mỗi con vịt dùng mỗi chén khác nhau.Dung dịch hãm gồm “3 muỗng nước, 2 muỗng mắm”, nếu muốn chắc ăn thì cho khoảng 2 phần rưỡi mắm, nhưng sau này “đánh” ra đĩa sẽ lâu đông hơn. Nếu làm vịt xiêm thì tăng khối lượng hỗn hợp nước và mắm lên một chút. Công thức tuy đơn giản như vậy nhưng cũng phải tùy vào độ mặn, nhạt của nước mắm mà gia giảm vì nước mắm mỗi nơi mỗi khác. Điều này lại phụ thuộc vào cảm nhận của từng người chớ không thể cân đo đong đếm được, cho nên phải thực hành thật nhiều mới quen được.2-Cắt tiết vịt nên chọn động mạch cổ, gần tai theo nguyên tắc “trống bên trái, mái bên phải”. Cắt cẩn thận, không để phạm phải cuống họng mà dây đờm dãi làm mất vệ sinh. Cũng vì lý do trên mà không nên sử dụng cách chặt mỏ hay cắt cánh để lấy tiết.3-Bỏ đi một ít tiết đầu và cuối. Nên chuẩn bị sẵn một cái chén để đựng tiết này, sau đem luộc cùng với lòng vịt. Trong khi tiết đang chảy, nhẹ nhàng dùng đũa khuấy đều tiết với dung dịch hãm, đồng thời vớt sạch lông vịt rơi vào chén; sau đó, đem để nơi thoáng mát, cố định. Tuyệt đối tránh di chuyển, rung lắc làm “động” tiết trong chén. Sau thời gian độ chừng nửa tiếng, nếu thấy có một lớp mỏng huyết tương xuất hiện trên bề mặt chén là có thể yên tâm được rồi.4-Lòng, mề, tim, gan, tiết được đem luộc với nồi nước xáo vịt. Xin nhắc lại là nhớ đừng nêm muối hay bột canh vì cần lấy nước xáo này để làm tiết canh, nếu có muối sẽ làm tiết khó đông. Tới đây là công đoạn làm nhân tiết canh. Các thành phần gồm:
a) Đậu phụng rang giã nhỏ thành miếng cỡ một phần tư.
b) Tiết luộc, lòng, mề xắt hạt lựu
c) Thịt lườn xắt hạt lựu. Trong con vịt thì thịt ở phần này là ngon nhất, làm như vầy là có phần ưu ái món tiết canh mà hắt hủi món thịt vịt!
d) Miếng sụn lườn và cổ băm thiệt nhuyễn. Chú ý băm cho kỹ, khi ăn tiết canh có cảm giác “lựt xựt” ngon miệng hay không là ở công đoạn này.e) Băm nhỏ rau thơm: húng, tía tô, kinh giới.
Tất cả đem trộn đều, cho thêm một chút tiêu, bột ngọt rồi đem rải đều lên các đĩa.5- Có bao nhiêu chén tiết canh thì chuẩn bị bấy nhiêu tô nước xáo để nguội, tuy nhiên, lượng nước trong tô chỉ độ một chén mà thôi, tức là đủ cho hai dĩa tiết canh. Nhẹ nhàng đổ chén tiết canh đã hãm vào tô, dùng muỗng quậy đều rồi đổ ra đĩa đã sắp sẵn ở bước 4 . Khi quậy nên vừa phải không được chậm quá, mà cũng không được nhanh quá; vì lúc này, phản ứng “đông cứng” đang hình thành; mọi vận động thái quá sẽ làm tăng tốc phản ứng này, không chừng tiết đông ngay trên tô mà không kịp đổ ra đĩa. Nếu làm một lúc 3-4 con vịt, số lượng tiết canh nhiều thì nên chia ra 2-3 lần để làm chớ đừng làm một lần, tiết canh rất dễ bị đông.6-Sau cùng, gan, tim xắt mỏng cùng với ngò xắp lên trên mặt đĩa. Để yên chừng nửa tiếng cho tiết đông hẳn rồi mới bưng ra bàn ăn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top