Theo mình ở một thị trường kinh doanh nhỏ lẻ như Việt Nam thì ta dễ nhận thấy đa số người bán không phải là nhà sản xuất hay đơn vị phân phối chính. Chủ yếu vẫn là phải qua một số trung gian cá nhân (hay công ty) có điều kiện mua được sản phẩm với giá rẻ hơn giá niêm yết và bán lại cho người dùng cuối cùng. Trong trường hợp này, các sản phẩm được bày bán thường là các thương hiệu dễ nhận biết, do đó chức năng quảng cáo sản phẩm không đóng vai trò đáng kể gì. Nói cách khác, đây là một kênh bán.
Đối với một số sản phẩm đang sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp như Avon, Amway hay Oriflame thì có thể sử dụng Groupon. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Groupon không nói lên được gì nhiều về thông tin rõ hơn của sản phẩm dịch vụ, không có tính thuyết phục, và không hiệu quả bằng chuyện sử dụng các biện pháp direct-marketing và chuyên viên bán hàng. Do đó, đối với các sản phẩm đòi hỏi người tiêu dùng phải hiểu rõ thông tin trước khi sử dụng thì chuyện giới thiệu sản phẩm mới thông qua Groupon là không hợp lý. Do đó, Groupon hay nhommua chỉ nên sử dụng như một kênh bán hàng.
Đối với các deals trên Groupon có tính chất đặc thù như vé tàu, vé máy bay, khách sạn thì để xác định chuyện sử dụng Groupon là kênh marketing hay kênh bán còn tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và thời (gian) gian bán hàng. Ví dụ: Các hãng bay thường công bố các hạng vé máy bay giá rẻ vì họ thà chấp nhận bán giá rẻ hơn là để mất hết lợi nhuận tiềm năng trên các chỗ ngồi trống trong một chuyến bay. Điều này đặc biệt đúng khi vào mùa thấp điểm. Bạn có thể thắc mắc là: Các deals ở Groupon thường bán với số lượng ít chứ có bán với số lượng cả trăm ngàn đâu? À, bạn nên biết là các hãng bay luôn có các deals vé rẻ quanh năm, nếu xét mỗi tuyến đường bay là một sản phẩm thì bạn sẽ thấy rằng số lượng các deals vé rẻ / sản phẩm là không nhiều. Do đó, xem xét về mặt dài hạn, đây là hoạt động bán hàng để đảm bảo tính thanh khoản cho phù hợp với tình hình tài chính của hãng.
Trong trường hợp một số sản phẩm dịch vụ khác như nhà hàng. Bạn có thể lập luận rằng: Thời gian đầu, các nhà hàng có thể dùng Groupon để quảng bá để viral, WOM, etc... Nhưng bạn hãy quay trở lại nguyên tắc ở (c): Các nhà hàng cũng như hãng bay, thà chấp nhận bán khuyến mãi để tận dụng tối đa công suất phục vụ của nhà hàng, hơn là để mất hết lợi nhuận tiềm năng ở các bàn trống chỗ. Đây là một kênh bán.
Trong trường hợp: thông tin về sản phẩm giảm giá thường được phát ở dạng newsletter, đăng tin trên báo / internet, WOM... Khi đó, Groupon xóa đi khoảng cách giữa các hoạt động này. Nghĩa là sẽ giảm đi chi phí tiếp thị. Đây có thể xemcoi nhưmột hình thức quảng bá chi phí thấp. Nhưng bắt buộc người mua phải mua hàng trên GroupOn thì khi đó GroupOn mới có lãi (Groupon chỉ là trung gian thương mại, kiếm trước từ commission từ người bán). Khi đó, đây có thể xem như một kênh quảng bá.
Nói như vậy, không có nghĩa là các mô hình như Groupon không có tác dụng quảng bá. Tác dụng quảng bá luôn tồn tại song song với hoạt động bán hàng, nhưng không vì thế mà được xemcoi nhưmột kênh quảng bá.
(Nguồn: tổng hợp)