trang_lovely_kt8689
New Member
Bài 4 : Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hay ở nơi khác.
Bài làm
Đi tắm biển Đồ Sơn
Trước khi anh Hùng được sang Thụy Điển học đại học Lâm nghiệp, bố em đã tổ chức cho cả gia đình đi th quan và tắm biển Đồ Sơn . Tỉnh Hòa Bình quê em có sông Đà và nhà máy thủy điện, có Tu Vũ, dốc Cun, Kim Bôi…rất nổi tiếng, được nhiều người ở xa biết đến. Mẹ em, anh Hùng, em và bé Ngọc thì chưa biết biển như thế nào, nên ai cũng háo hức. Bố bảo : “ Biển rộng mênh mông, nước biển mặn, trên biển có nhiều đảo nhô cao như núi, biển có nhiều tôm cá, ngọc trai, san hô. Cá voi bằng cái nhà ta. Cá mập dữ hơn cọp. Rắn biển có đàn đông đến vài trăm con…”. Nghe bố nói, bé Ngọc cứ ôm chặt lấy mẹ. Nó nhát gan lắm.
Đi ô tô từ sáng sớm, qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương thì đến thành phố Hải Phòng. Con đường Năm, đường Cầu Rào. Đồ Sơn phẳng lì có hai làn xe chạy xuôi ngược. Đúng 10 giờ, cả gia đình đã đến bãi biển Đồ Sơn.
Sau khi thuê phòng trọ, thu xếp chỗ nghỉ ngơi, bố mẹ dẫn hai con đi xem bãi biển. Mặt biển mênh mông , bao la. Ở cuối chân trời, những cánh buồm nâu, buồm trắng, những tàu đánh cá ẩn hiện to bằng ngón tay, mờ dần rồi mất hút. Nước biển xanh biếc, lặng gió nên sóng nhẹ từng lớp từng lớp đuổi theo nhau liếm lên bãi cát. Tiếng sóng rì rào, rì rầm vọng lên trầm hùng. Đồ Sơn được quây lại 9 ngọn núi tạo thành một bán đảo. Phía xa mờ là đảo Cát Bà, nghe bố nói có nhiều cảnh đẹp, có rừng nguyên sinh - rừng cấm quốc gia với nhiều loài chim, loài thú quý hiếm. Chếch về phía đông nam là đảo Hòn Dấu, nơi có ngọn hải đăng. Vẻ đẹp của Đồ Sơn là những đồi thông xanh biêng biếc, tiếng thông reo vi vu êm đềm hòa cùng tiếng sóng biển.
Nắng mưa chói chang. Gió biển mát rượi. Khu Một, bãi biển thoai thoải, có nhiều cây dừa cao vút. Khu Hai, có nhiều khách sạn, nhiều biệt thự xinh đẹp ẩn hiện dưới tán cây xanh. Khu Ba có khách sạn Vạn Hòa và nhiều nhà hàng sang trọng- khu du lịch giải trí quốc tế. Đây còn giữ lại một số di tích lịch sử của “Đoàn tàu không số” của Hải quân anh hùng thời đánh Mĩ. Mẹ chỉ về một ngôi biệt thự màu vàng trên đồi thông và bảo đó là nhà nghỉ mát của vua Bảo Đại trước năm 1945.
Mãi đến chiều, bố mẹ mới thuê phao tắm, bố và em Ngọc một phao, em và mẹ một phao, anh Hùng một phao. Anh Hùng khỏe và bơi giỏi, anh đã bơi ra thật xa. Bố mẹ, em và Ngọc tắm gần bờ, sóng biển đu đưa đôi chân như quả lắc. Em lấy tay chấm nước biển đặt vào miệng và cảm nhận vị mằn mặn của biển.
Sáng sớm và xế chiều, bãi biển Đồ Sơn lúc nào cũng đông nghịt người tắm mát. Có nhiều người ngoại quốc. Nhiều trẻ em, nhiều học sinh. Nhiều đứa bé bơi rất giỏi.
Lần đầu tiên em mới nhìn thấy chim hải âu, to gấp đôi chim bồ câu, long mốc xám. Hai ba con , năm bảy con, xòe rộng đôi cánh lượn sát trên mặt biển, như đưa võng để bắt mồi. Con chim hiền lành, cần mẫn, thỉnh thoảng lại cất tiếng kêu “ chéc chéc” gọi bạn. Em đã thuộc câu dao nói về con dã tràng từ hồi học lớp Ba, hôm nay mới nhìn thấy con vật bé nhỏ, màu đỏ sẫm nhanh nhẹn này. Vừa đi tìm vỏ ốc biển, em vừa nhẩm lại bài ca:
“Dã tràng xe cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!”.
Chỗ cho thuê phao bơi, người ra vào tấp nập. Nhiều chỗ bày ghế cho thuê ngồi ngắm biển. Nhiều cô gái và em bé đi bán quà rong , bán hàng lưu niệm. Anh Hùng mua cho em Ngọc một cành san hô rất đẹp.
Sáng hôm sau, bố thức cả nhà dậy sớm , đi ra bãi biển ngồi chờ ngắm cảnh rạng đông. Chân trời đỏ rực, mặt trời to như một chiếc nong lớn nhô dần lên ngấn biển xanh. Một cảnh tượng vô cùng chói lọi. Hàng trăm hàng nghìn con hải âu từ đâu bay túa ra kêu râm ran. Gió biển mát rượi. Thuyền đánh cá , thuyền câu lố nhố xa gần. Độ 7 giờ sáng, người đi tắm biển đã đứng đầy bãi biển, mép biển. Có đến mấy nghìn người.
Độ 10 giờ, cả nhà đã đi xe ô tô buýt vào nội thành Hải Phòng. Ăn cơm trưa xong, bố bảo đường còn xa phải về sớm. Thế mà hơn 5 giờ chiều, cả nhà mới về đến nhà.
Mẹ nói khi nào anh Hùng đi học về, bé Ngọc lên lớp 6 , cả nhà ta lại đi Đồ Sơn hay Hạ Long. Nước da hai chị em như đen lại. Em mới hiểu thế nào là vị biển và càng thấm thía câu nói dân gian : “Đi một ngày đàng, học một sang khôn”.
Quách Kim Giang , Lớp 5A
Trường Tiểu học Cù Chính Lan – Hòa Bình
Bài làm
Đi tắm biển Đồ Sơn
Trước khi anh Hùng được sang Thụy Điển học đại học Lâm nghiệp, bố em đã tổ chức cho cả gia đình đi th quan và tắm biển Đồ Sơn . Tỉnh Hòa Bình quê em có sông Đà và nhà máy thủy điện, có Tu Vũ, dốc Cun, Kim Bôi…rất nổi tiếng, được nhiều người ở xa biết đến. Mẹ em, anh Hùng, em và bé Ngọc thì chưa biết biển như thế nào, nên ai cũng háo hức. Bố bảo : “ Biển rộng mênh mông, nước biển mặn, trên biển có nhiều đảo nhô cao như núi, biển có nhiều tôm cá, ngọc trai, san hô. Cá voi bằng cái nhà ta. Cá mập dữ hơn cọp. Rắn biển có đàn đông đến vài trăm con…”. Nghe bố nói, bé Ngọc cứ ôm chặt lấy mẹ. Nó nhát gan lắm.
Đi ô tô từ sáng sớm, qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương thì đến thành phố Hải Phòng. Con đường Năm, đường Cầu Rào. Đồ Sơn phẳng lì có hai làn xe chạy xuôi ngược. Đúng 10 giờ, cả gia đình đã đến bãi biển Đồ Sơn.
Sau khi thuê phòng trọ, thu xếp chỗ nghỉ ngơi, bố mẹ dẫn hai con đi xem bãi biển. Mặt biển mênh mông , bao la. Ở cuối chân trời, những cánh buồm nâu, buồm trắng, những tàu đánh cá ẩn hiện to bằng ngón tay, mờ dần rồi mất hút. Nước biển xanh biếc, lặng gió nên sóng nhẹ từng lớp từng lớp đuổi theo nhau liếm lên bãi cát. Tiếng sóng rì rào, rì rầm vọng lên trầm hùng. Đồ Sơn được quây lại 9 ngọn núi tạo thành một bán đảo. Phía xa mờ là đảo Cát Bà, nghe bố nói có nhiều cảnh đẹp, có rừng nguyên sinh - rừng cấm quốc gia với nhiều loài chim, loài thú quý hiếm. Chếch về phía đông nam là đảo Hòn Dấu, nơi có ngọn hải đăng. Vẻ đẹp của Đồ Sơn là những đồi thông xanh biêng biếc, tiếng thông reo vi vu êm đềm hòa cùng tiếng sóng biển.
Nắng mưa chói chang. Gió biển mát rượi. Khu Một, bãi biển thoai thoải, có nhiều cây dừa cao vút. Khu Hai, có nhiều khách sạn, nhiều biệt thự xinh đẹp ẩn hiện dưới tán cây xanh. Khu Ba có khách sạn Vạn Hòa và nhiều nhà hàng sang trọng- khu du lịch giải trí quốc tế. Đây còn giữ lại một số di tích lịch sử của “Đoàn tàu không số” của Hải quân anh hùng thời đánh Mĩ. Mẹ chỉ về một ngôi biệt thự màu vàng trên đồi thông và bảo đó là nhà nghỉ mát của vua Bảo Đại trước năm 1945.
Mãi đến chiều, bố mẹ mới thuê phao tắm, bố và em Ngọc một phao, em và mẹ một phao, anh Hùng một phao. Anh Hùng khỏe và bơi giỏi, anh đã bơi ra thật xa. Bố mẹ, em và Ngọc tắm gần bờ, sóng biển đu đưa đôi chân như quả lắc. Em lấy tay chấm nước biển đặt vào miệng và cảm nhận vị mằn mặn của biển.
Sáng sớm và xế chiều, bãi biển Đồ Sơn lúc nào cũng đông nghịt người tắm mát. Có nhiều người ngoại quốc. Nhiều trẻ em, nhiều học sinh. Nhiều đứa bé bơi rất giỏi.
Lần đầu tiên em mới nhìn thấy chim hải âu, to gấp đôi chim bồ câu, long mốc xám. Hai ba con , năm bảy con, xòe rộng đôi cánh lượn sát trên mặt biển, như đưa võng để bắt mồi. Con chim hiền lành, cần mẫn, thỉnh thoảng lại cất tiếng kêu “ chéc chéc” gọi bạn. Em đã thuộc câu dao nói về con dã tràng từ hồi học lớp Ba, hôm nay mới nhìn thấy con vật bé nhỏ, màu đỏ sẫm nhanh nhẹn này. Vừa đi tìm vỏ ốc biển, em vừa nhẩm lại bài ca:
“Dã tràng xe cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!”.
Chỗ cho thuê phao bơi, người ra vào tấp nập. Nhiều chỗ bày ghế cho thuê ngồi ngắm biển. Nhiều cô gái và em bé đi bán quà rong , bán hàng lưu niệm. Anh Hùng mua cho em Ngọc một cành san hô rất đẹp.
Sáng hôm sau, bố thức cả nhà dậy sớm , đi ra bãi biển ngồi chờ ngắm cảnh rạng đông. Chân trời đỏ rực, mặt trời to như một chiếc nong lớn nhô dần lên ngấn biển xanh. Một cảnh tượng vô cùng chói lọi. Hàng trăm hàng nghìn con hải âu từ đâu bay túa ra kêu râm ran. Gió biển mát rượi. Thuyền đánh cá , thuyền câu lố nhố xa gần. Độ 7 giờ sáng, người đi tắm biển đã đứng đầy bãi biển, mép biển. Có đến mấy nghìn người.
Độ 10 giờ, cả nhà đã đi xe ô tô buýt vào nội thành Hải Phòng. Ăn cơm trưa xong, bố bảo đường còn xa phải về sớm. Thế mà hơn 5 giờ chiều, cả nhà mới về đến nhà.
Mẹ nói khi nào anh Hùng đi học về, bé Ngọc lên lớp 6 , cả nhà ta lại đi Đồ Sơn hay Hạ Long. Nước da hai chị em như đen lại. Em mới hiểu thế nào là vị biển và càng thấm thía câu nói dân gian : “Đi một ngày đàng, học một sang khôn”.
Quách Kim Giang , Lớp 5A
Trường Tiểu học Cù Chính Lan – Hòa Bình