Aalam

New Member

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2005





Lời mở đầu 1

Chương một: Sự cần thiết xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản 3

I/ Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế - xã hội. 3

1. Đặc điểm của ngành thuỷ sản: 3

2. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế xã hội. 4

2.1. Phát triển ngành thuỷ sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 5

2.2. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. 7

2.3. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc tạo công ăn việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo. 8

2.4. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc cung cấp dinh dưỡng. 8

II/ Sự cần thiết xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản 9

1. Vai trò của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. 9

2. ý nghĩa của kế hoạch 5 phát triển ngành thuỷ sản. 12

3. Những đặc điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản. 13

III/ Tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá: 15

1. Điều kiện tự nhiên: 15

2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản: 15

2.1. Nguồn lợi hải sản: 15

2.2. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản: 16

3. Tình hình kinh tế xã hội: 16

3.1. Dân cư vùng biển: 16

3.2. Dân trí: 17

3.3. Cơ sở hạ tầng ngành thủy sản: 17

4. Thuận tiện và khó khăn của những điều kiện trên với sự phát triển của ngành:

4.1. Thuận lợi của những điều kiện trên với sự phát triển của ngành:

4.2. Khó khăn của những điều kiện trên với sự phát triển ngành

Chương hai: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá 18

I/ Đóng góp của ngành Thuỷ sản đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá: 18

1. Về tốc độ tăng trưởng: 18

2. Về chuyên dịch cơ cấu: 21

3. Đóng góp của ngành với nền kinh tế chung của tỉnh: 22

II/ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá. 24

1. Quá trình phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá: 24

2. Đánh giá thực hiện kế hoạch 1996 - 2000 ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá: 25

2.1. Thực trạng khai thác hải sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001- 2005: 25

2.2. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trong kế hoạch 1996 - 2000: 27

2.3. Tình hình chế biến thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2000 tỉnh thanh hoá. 31

2.4. Công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm 33

3. Các yếu tố tác động đến thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản Thanh Hoá. 36

3.1. Vốn đầu tư : 36

3.3. Lao động và công tác đào tạo lao động cho ngành Thuỷ sản : 41

3.4. Thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển ngành thuỷ sản. 43

4. Đánh giá chung về thực hiện kế hoạch phát triển của ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 1996 - 2000: 4

Chương Ba: Xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 2001- 2005 46

I/ Những căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thủy sản Thanh Hoá. 46

1. Những cơ hội và thách thức cho phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá thời kỳ 2001- 2005. 46

1.1. Những cơ hội cho phát triển thuỷ sản Thanh hoá: 46

1.2. Những thách thức đối với phát triển thuỷ sản Thanh hoá. 48

2. Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành thuỷ sản Thanh hoá. 49

2.1. Những thuận lợi cho phát triển thuỷ sản thanh hoá: 49

2.2. Những khó khăn cho phát triển thuỷ sản Thanh hoá 49

3. Các chủ trương, chính sách làm cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá. 50

II. Kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001-2005. 51

1. Những định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 2001-2005. 51

1.1. Quan điểm phát triển ngành thuỷ sản ở Việt Nam. 51

1.2. Phương hướng phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 2001-2005. 51

2. Kế hoạch khai thác hải sản thời kỳ 201- 2005. 53

2.1. Dự kiến phát triển khai thác đến năm 2005. 53

2.2. Các biện pháp để đạt mục tiêu kế hoạch. 55

3. Kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 2001- 2005: 56

3.1. Nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ. 56

3.2. Nuôi nước ngọt. 57

4. Kế hoạch phát triển chế biến sản phẩm thuỷ sản: 57

4.1. Chế biến nội địa : 58

4.2. Chế biến xuất khẩu : 59

5. Kế hoạch tiêu thụ và mở rộng thị trường. 59

5.1. Dự báo thị trường thuỷ sản thời kỳ 2001 - 2005 : 59

5.2. Các biện pháp nhằm tiêu thụ và mở rộng thị trường thuỷ sản ở Thanh Hoá. 61

6. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển thuỷ sản: 61

III/ Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát ngành thuỷ sản thanh hoá 62

1. Giải pháp huy động vốn cho phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 2001-2005. 62

2. Giải pháp đổi mới công nghệ. 63

3. Giải pháp đào tạo lao động cho phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá. 64

4. Giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển ngành thuỷ sản. 65

5. Giải pháp cơ cấu lại và phát triển các lĩnh vực sản xuất nghề cá: 66

6. Giải pháp liên kết giữa sản xuất và chế biến. 67

7. Bố trí xắp xếp lại hệ thống các đơn vị trong ngành theo hướng tinh giản đủ khả năng công tác và phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 67

IV/ Một số kiến nghị nhằm thực hiện kế hoạch phát triển thuỷ sản thanh hoá: 68

 

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 71

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


mưa lớn nên mức độ rủi ro rất lớn cùng với sự thiếu quy hoạch đồng bộ trong việc xây dựng hệ thống kênh mương. Do đó không chủ động trong việc nuôi trồng và đang còn phụ thuộc vào thiên nhiên dẫn đến làm giảm sản lượng, thậm chí mất trắng
Biểu 10 : Một số chỉ tiêu chủ yếu về NTTS
Chỉ tiêu
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
1. Diện tích
- Ao, đầm lợ
- Đầm, phà, vịnh
Tổng DT nước lợ chia ra
- DT có khả năng nuôi tôm
- DT nuôi cá
- DT nuôi đặc sản
- DT nuôi rau câu
2. Sản lượng nuôi trồng
- Tôm nguyên liệu
ha
-
-
-
-
-
-
tấn
-
6.800
5.800
1.000
4.000
500
200
1.100
4.000
150
7.000
6.000
1.000
4.000
500
200
1.100
4.800
280
7.080
6.080
1.000
5.000
200
200
680
4.800
400
7.120
6.120
1.000
5.000
200
200
720
5.000
400
7.800
6.500
1.300
5.500
200
200
600
6.000
500
Nguồn:Sở thuỷ sản Thanh Hoá
Để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản thì Thanh Hóa cũng có sự đầu tư vào phát triển sản xuất và cung ứng giống đặc biệt là giống tôm. Hiện tại có 3 trại sản xuất tôm giống.
+ Trại Hải Bình - Tĩnh Gia công suất 3 triệu con/năm.
+ Trại Sầm Sơn công suất 3 triệu con/năm
+ Trại Hoằng Thanh - Hoằng Hóa công suất 10 triệu con/năm
Tổng công suất toàn ngành là 16 triệu con/năm. Đối tượng cho đẻ là tôm sú, tôm he, gần đây là tôm càng xanh đang được sự quan tâm thu hút của thị trường, kể cả thị trường các tỉnh phía bắc.
Tuy nhiên khả năng sản xuất giống tại chỗ chỉ đạt 20 - 30% nhu cầu giống, số còn lại ngành phải tổ chức chỉ đạo đi mua từ tỉnh ngoài về thuần hóa để bán cho nhân dân. Hình thức nuôi nâng dần từ quảng canh, quảng canh cải tiến lên bán thâm canh và thâm canh (đang ở dạng mô hình). Năng suất đạt từ 150kg lên 500 kg/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 700 - 800 kg/ha/vụ.
Cùng với phong trào nuôi tôm sú, nhân dân đang phát triển mạnh nuôi các đặc sản như cua biển, sá song, cá mực, nổi trội hơn là rau câu và ngao.
- Rau câu đạt 800 - 1000 tấn/năm.
- Nuôi ngao đạt từ 1.500 - 2000 tấn/năm, sản lượng bình quâ 10 tấn/ha.
2.2.2. Nuôi thuỷ sản nước ngọt :
Tiếp tục được giữ vững những mô hình nuôi thích hợp : Nuôi cá lồng, nuôi cá ruộng trũng, tận dụng các ao hồ và nuôi các loại đặc sản kết hợp VAC. Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu vẫn là phục vụ nhu cầu nội địa, cải thiện dinh dưỡng các bữa ăn như cá chép, trắm, trôi, mè, rô phi ... các giống có giá trị hàng hóa cao phục vụ cho xuất khẩu và thị trường nội địa cao cấp như cá rô phi đơn tính, cá chép lai 3 máu, cá qủa, cá chim trắng, lươn, ếch, ba ba ... sản lượng chưa nhiều.
Các trại sản xuất giống trong ngành đã và đang triển khai đầu tư nâng cấp để thực hiện chức năng giữ gen và thuần chủng đàn cá giống gốc, tạo giống mới cung cấp cho nhu cầu của nhân dân. Khuyến khích nghề nuôi nước ngọt lên các vùng trung du và miền núi, trên nguyên tắc bảo về môi trường sinh thái, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư bằng chương trình nuôi trồng thuỷ sản, cải tiến nhiều hình thức nuôi đặc biệt là kết hợp với kinh tế VAC. Do đó sản lượng và năng suất cá ngày càng tăng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ cho xuất khẩu.
Biểu 11 : Một số chỉ tiêu nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Chỉ tiêu
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
1. Năng suất
2. Sản lượng
3. Diện tích
T/ha
Tấn
Ha
0.69
5.500
8.500
0.69
5.900
8.500
0.71
6.000
8.500
0.76
6.500
8.500
0.82
7.000
8.500
Nguồn: Sở thuỷ sản Thanh Hoá
Tóm lại chương trình nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua đã phát triển cả 3 vùng : Nước ngọt, mặn, lợ với tốc độ khá nhanh cả về diện tích và sản lượng. Đã đóng góp một phần vào chuyển đổi cơ cấu ngành, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm cùng kiệt cho các vùng nông thôn và địa phương có nghề cá trong tỉnh. Nhưng còn có sự hạn chế trong công tác quy hoạch đồng bộ cho phát triển lâu dài ngành nuôi trồng thuỷ sản.
2.2.3. Công tác khuyến ngư, công tác quản lý chất lượng giống và các dịch vụ như thuốc phòng trị bệnh, thức ăn công nghiệp cho tôm cá ... cũng được các ngành quan tâm chỉ đạo, bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ trên thời gian qua hoạt động có chất lượng và hiệu qủa.
Trung tâm khuyến ngư đã làm tốt nhiệm vụ chuyển giao công nghệ nuôi trồng thuỷ sản xuống đến dân trên cả 3 vùng nước . Đã xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ cho người dân nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh.
2.3. Tình hình chế biến thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2000 tỉnh thanh hoá.
a-Thực trạng chế biến xuất khẩu :
Toàn ngành có 3 cơ sở chế biến xuất khẩu (Công ty XKTS Thanh Hóa, Xí nghiệp Đông Lạnh Hoằng Trường. Công ty TĐSXK Tĩnh Gia) về cơ sở vật chất kỹ thuật đã xuống cấp, thiết bị công nghệ lạc hậu, vốn hoạt động thíêu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dạng sản phẩm thô, sản phẩm thông thường truyền thống là hải sản đông lạnh BLOCK giá trị thấp, SXKD thua lỗ, kéo dài nhiều năm. Sản lượng hàng năm đạt 700 - 800 tấn tương ứng bình quân đạt 2,7 triệu USD/năm ( giá trị XK chính ngạch ). Từ năm 1999 được sự quan tâm của tỉnh ở 2 cơ sở chế biến ( Công ty XNK thủy sản và XN Đông lạnh Hoằng Trường ) đã từng bước nâng cấp nhà xưởng, đổi mới thiết bị công nghệ bằng sự cố gắng nỗ lực cao của cán bộ công nhân viên chức tình hình sản xuất kinh doanh được cải thiện và phát triển. Làm ăn bước đầu có lãi, việc làm và thu nhập của người lao động ngày càng tăng ( đặc biệt công ty XNK Thủy sản ). Kết quả sản xuất đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch năm, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 1999 đạt 3,358 triệu USD, năm 2000 đạt 5 triệu USD ( kế hoạch giao 1,3 triệu USD ). Trong chế biến xuất khẩu thì xuất tiểu ngạch đang chiếm tỷ trọng lớn 70 - 75% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Các đơn vị chế biến xuất khẩu ở Thanh Hoá chủ yếu là xuất khẩu ủy thác, cơ sở vật chất thiết bị nhà xưởng chưa đủ yêu cầu cần được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn giá trị cao.
b-Thực trạng chế biến nội địa :
Có xu thế phát triển ổn định, đáp ứng nhanh hơn nhu cầu của xã hội và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm chính là nước mắm, mắm chươm, hải sản khô, cá tươi sống, và ướp đá các loại. Phần lớn các sản phẩm này được chế biến thủ công truyền thống ở các làng nghề ven biển nên chất lượng và giá trị không cao, các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, phân tán nên hiệu quả chế biến thấp. Chính vì thế mà từ năm 1998 ngành thủy sản đã tập trung chỉ đạo chế biến hải sản theo hướng phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, gắn đánh bắt với dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay đã có 6 hợp tác xã và tổ hợp chế biến thủy sản được đầu tư bằng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước ( gần 1 tỷ đồng ) và nhiều cơ sở tư nhân, ngày càng tạo ra thế chủ động, kinh doanh đa dạng, tăng hiệu quả và giá trị của hàng hoá thủy sản. Nhờ có sự đầu tư chú trọng phát triển chế biến thuỷ sản mà sản lượng hải sản chế biến ngày càng tăng, nâng cao giá trị hàng thủy sản tạo thêm ngoại tệ cho đất nước. Mặt khác chế biến hải sản góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân đặc biệt là nhân dân vùng biển cụ thể giai

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top