Kể lại câu chuyện nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

tui tên là An – đrây – ca, năm nay tui lên chín tuổi. tui sống cùng với mẹ và ông. Ông tui năm nay đã chín mươi sáu tuổi, nên ông tui rất yếu.Một hôm, tui đang chơi ở ngoài sân thì chợt nhiên tui nghe thấy ông nói với với mẹ là: “ Bố khó thở quá ”. Mẹ liền bảo tui đi ra hiệu thuốc để mua thuốc về cho ông. Đang trên đường đi đến hiệu thuốc, thì tui gặp một đám bạn đang chơi đá bóng, rủ tui cùng chơi. Chơi được một lúc thì tui chợt nhớ ra lời mẹ dặn tui là phải mua thuốc về cho ông, tui liền chạy một mạch đến cửa hàng bán thuốc, mua xong tui lại chạy thẳng về nhà. Bước vào cổng nhà tui chợt nghe thấy tiếng khóc của mẹ. tui chạy ngay vào phòng ông nằm thì thấy mẹ đang ngồi khóc nấc lên. Hóa ra ông đã qua đời, chỉ vì tui mải chơi bóng, mua thuôc về chậm mà ông qua đời. tui khóc nức nở và kể hết mọi chuyệnEm Nguyễn Ngọc Anh - Lớp 4B - Tiểu học La Thành*



Bài làm 2





Xin chào! tui là An-đrây-ca, chắc hẳn các bạn đều đã từng mắc lỗi. tui cũng vậy, tui đã từng mắc một sai lầm lớn mà cho đến bây giờ khi tui đã lớn tui vẫn luôn tự dằn vặt mình, tui xin kể lại câu chuyện đó:

năm đó, tui lên chín tuổi, tui sống với mẹ và ông.



Ông tui đã 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông bỗng nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm”. Mẹ liền bảo tui đi mua thuốc cho ông. Nhưng dọc đường, tui bỗng gặp mấy đứa bạn thân đang chơi bóng đá rủ nhập cuộc. Vốn ham chơi, tui bèn nhận lời ngay. Chơi một lúc, tui mới nhớ lời mẹ dặn, tui bèn chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.



Khi bước vào phòng ông nằm tui hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời: “Chỉ tại mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông mất”. tui oà khóc và kể mọi chuyện cho mẹ nghe. Tưởng rằng mẹ sẽ mắng tôi, nhưng nào ngờ mẹ lại an ủi tui bằng giọng ân cần và dịu dàng:



- Không, con không có lỗi trong chuyện này, ông đã mất từ khi con vừa mới ra khỏi nhà.



Nhưng tui không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tui ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo do tay ông tui vun trồng. Mãi sau này, tui vẫn luôn tự dằn vặt: ” Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa” .



Sau lần này, tui thấy mình còn ham chơi nên đã làm người thân là ông của tui đã ra đi. tui mong rằng, các bạn sẽ không như tui để bị mất người thân của mình.



Phan Huyền Cầm- 4G - Tiểu học Cát Linh*



Bài làm 3



tui là An-đrây-ca một câu bé đã mắc phải một lỗi sai cả cuộc đời. Câu chuyện ấy là thế này:



Năm tui lên 9 tuổi thì ông tui đã hơn 95 tuổi rồi nên rất yếu. Một lần, khi tui đang chơi ở ngoài vườn thì mẹ gọi tui vào và nói:



- Ông con khó thở lắm, con chạy đi mua thuốc cho ông ngay nhé!



Nghe vậy, tui vội vã cầm tiền đi ngay. Giữa đường tui gặp một bọn bạn đang chơi đá bóng. Thấy tôi, bọn nó rủ nhập cuộc. tui đồng ý. Lát sau, tui mới nhớ đến lới mẹ dặn và liền chạy một mạch đến cửa hàng, mua thuốc về nhà.



Bước vào phòng ông nằm, tui thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. tui oà khóc và quỳ xuống bên giường ông, kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ vỗ về an ủi tôi:



- Con không có lỗi. Ông đã qua đời khi con vừa ra khỏi nhà.



Nhưng tui không nghĩ vậy. Cho đến lớn, tui vẫn luôn cho rằng “Nếu mình mua thuốc về kịp thì ông sẽ sống thêm ít năm nữa”. Qua câu chuyện trên, tui khuyên các bạn đừng mải chơi mà quên lời mẹ dặn. tui mong rằng: không bạn nào sẽ như tôi.





Nguyễn Thuý Anh- 4G - Tiểu học Cát Linh*
 

missu_mrhieu

New Member
Đề bài: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca em đã được học bằng lời của nhân vật chính An-đrây-ca.



Yêu cầu



- Thể loại: Kể lại câu chuyện đã đọc đã nghe.

- Nội dung: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.

- Trọng tâm: Kể theo lời của nhân vật An-đrây-ca.



Dàn ý



Mở bài: Mãi sau này, khi đã lớn, An-đrây-ca vẫn không sao quên được cái chết của ông.



Thân bài:



- An-đrây-ca lên 9 tuổi sống cùng mẹ và ông 96 tuổi.

- Một chiều mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông.

- Bạn rủ chơi bóng. An-đrây-ca chơi bóng xong mới nhớ việc mua thuốc cho ông.

- Mua thuốc về thì ông đã mất.

- An-đrây-ca kể mọi chuyện với mẹ nhưng mẹ nói An-đrây-ca không có lỗi.



Kết bài



Mặc dù mẹ không trách nhưng An-đrây-ca vẫn luôn tự dằn vặt.



Bài viết



tui đã lớn và ông chết cũng đã lâu rồi, nhưng tui vẫn luôn tự dằn vặt về cái chết của ông.



Khi đó, tui mới 9 tuổi, còn nhỏ lắm, chỉ mải chơi. tui sống cùng với mẹ và ông. Một buổi chiều, tui đang ngồi chơi trong nhà thì mẹ đưa tiền bảo tui đi mua thuốc cho ông. tui vội vàng cầm tiền chạy đi ngay. Dọc đường, tui gặp Khôi, Vượng, Trung, Lanh, Hiếu, Phượng và Hết đang đá bóng. các bạn rủ tui tham gia cho đủ mỗi bên bốn người. tui ngập ngừng một chút rồi tắc lưỡi nhận lời. Bụng bảo dạ chỉ chơi năm phút rồi đi mua thuốc ngay. Năm phút, rồi mười phút, mười lăm phút...trái bóng vẫn lăn đều đều trên đường phố. Đến khi tui sực nhớ ra nhiệm vụ thì có lẽ cũng đến nửa tiếng rồi. tui vội chào các bạn và vội vã chạy ngay ra hiệu thuốc. Rồi cắm đầu cắm cổ chạy ngay về nhà. tui thở không ra hơi, cầm thuốc đâm bổ chạy vào phòng ông. Trước mắt tui là cảnh ông nằm ngay đơ trên giường, mẹ tui quỳ bên chân giường đang khóc. Mẹ khóc nấc lên từng cơn. Ông chỉ có một mình mẹ tui là con. Bao lâu nay ông vẫn sống cùng mẹ con tôi. Nghĩ đến đấy, trong lòng tui có một tình cảm mãnh liệt trào dâng khiến tui như người mất hồn. tui vội chạy ngay đến bên ông, quỳ xuống và không sao cầm được tiếng khóc. tui cầm cả gói thuốc giúi vào tay ông, miệng gào lên: "Thuốc của ông đây mà! Ông uống thuốc đi rồi ở với chúng con!" Mẹ tui thấy vậy vội chạy đến bên tôi, vỗ về: "Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu! Con nín đi!"



tui gục đầu vào lòng mẹ và vừa khóc vừa thú tội với mẹ:



- Chỉ vì con mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết!



Mẹ tui an ủi:



- Con không có lỗi. Ông đã mất ngay từ lúc con vừa ra khỏi nhà.



Mặc dù mẹ tui đã nói như vậy nhưng trong tui vẫn luôn dấy lên một cảm nghĩ ân hận về việc mải mê đá bóng đã không mua thuốc về ngay cho ông. Đêm hôm đó, tui ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Và tui đã nguyện sẽ chăm sóc cây táo của ông cho thật tốt.



Cây táo nay đã cao to, cho nhiều trái ngon ngọt. Mỗi lần đứng nhìn cây táo, mỗi lần ăn trái táo, tui lại nhớ đến ông, nhớ đến lỗi lầm của những ngày ấu thơ, mải chơi quên việc mẹ dặn.



Nhận xét



Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật chính của câu chuyện. Trong văn bản gốc, câu chuyện được kể theo lời của người dẫn chuyện - một nhân vật bên ngoài câu chuyện. Việc chuyển đổi lời kể, vai kể trong bài viết này đã được thực hiện ở mấy biểu hiện sau. Một là cách xưng hô. Người kể xưng "tôi". Hai là người kể đã nói rõ được cái tâm trạng của nhân vật "tôi" trong một số hoàn cảnh mà ở văn bản gốc không có. Như tình tiết An-đrây-ca mua thuốc về thì ông chết, văn bản gốc kể: Bước vào phòng ông nằm, em thoảng thốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. "Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuôc về chậm mà ông chết". An-đrây-ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe".



Bài viết đã kể thêm được một số chi tiết làm rõ tâm trạng của nhân vật "tôi" khi đó.



Đây là cảnh nhà khi An-đrây-ca mang thuốc về chậm:



Trước mắt tui là cảnh ông nằm ngay đơ trên giường, mẹ tui quỳ bên chân giường đang khóc. Mẹ khóc nấc lên từng cơn.



Còn đây là tâm trạng và hành động của An-đrây-ca trong hoàn cảnh đó:



Ông chỉ có một mình mẹ tui là con. Bao lâu nay ông vẫn sống cùng mẹ con tôi. Nghĩ đến đấy, trong lòng tui có một tình cảm mãnh liệt trào dâng khiến tui như người mất hồn. tui vội chạy ngay đến bên ông, quỳ xuống và không sao cầm được tiếng khóc. tui cầm cả gói thuốc giúi vào tay ông, miệng gào lên: "Thuốc của ông đây mà! Ông uống thuốc đi rồi ở với chúng con!"



Cái kết luận của bài viết cũng làm rõ được sự dằn vặt của nhân vật An-đrây-ca. Đó là chi tiết mà văn bản gốc không có.



Theo Vũ Khắc Tuân*
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top