daigai

Well-Known Member
Văn tự sự

I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.

II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

Bài văn mẫu cho các bạn: :write:

Trong lớp tui thuộc một trong số con nhà giàu, với tui mọi thứ đều dễ dàng muốn áo quần mới
tui chỉ cần nói một tiếng là bố mẹ lập tức mua cho, muốn có tiền mua sách mẹ cũng cho ngay, tóm
lại tui chẳng bao giờ thiếu bất cứ thứ gì. Và cũng bởi quá đầy đủ nên tui chẳng bao giờ để ý đến nỗi
khó khăn của các bạn xung quanh. Cũng vì bản tính ích kỉ đó mà tui đã gây ra một sai lầm mà đến
tận bây giờ nghĩ lại tui vẫn cảm giác ân hận.
tui vốn là tổ trưởng của tổ 1, nên tui phải thường xuyên báo cáo tình hình của lớp mình với cô
giáo chủ nhiệm: nào ai đi muộn, nào ai ăn mặc không đúng quy định? Và điều đó ảnh hưởng đến kết
quả thi đua của toàn lớp. Tổ tui luôn dẫn đầu trong việc thực hiện nội quy, tổ tui luôn được bầu là tổ
xuất sắc.
Vào đầu học kì hai, lớp tui có một bạn mới chuyển về tên là Nam, Nam mới chuyển về khu tui
ở. Vừa bước vào lớp tui đã phì cười khi thấy Nam ăn mặc vô cùng tuềnh toàng, áo còn có mảnh vá.
Buổi đầu vào lớp cô giáo phân công Nam về tổ của tôi, dù chẳng nói ra nhưng tui không mấy hài
lòng vì tui cảm giác Nam sẽ làm xấu đi bộ mặt sáng sủa của tổ tôi.
Tổ tui vốn thường dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua, ấy vậy mà chỉ sau một thời gian Nam
đã mấy lần làm ảnh hưởng đến thành tích của tổ tôi. Lần thì Nam đi học muộn, lần thì không mặc
đồng phục,? Và cho đến một lần, buổi sáng hôm ấy chúng tui đến lớp và ngồi bàn với nhau xem có
cách nào khắc phục được tình trạng của tổ không. Lúc đó tui lên tiếng:
1 Tất cả là do bạn Nam làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của tổ mình, bạn ấy chuyên đi
muộn, vi phạm nội quy của lớp. Theo tớ bạn ấy không xứng đáng làm thành viên tổ mình.
Đúng lúc đó Nam xuất hiện và có lẽ bạn đã nghe thấy lời nói của tôi, tui cũng hơi ngại nhưng
tui tự nghĩ: ?Mặc kệ! Nói cho mà biết?.
Trước sự phản ứng gay gắt của nhiều bạn tỏ ra không đồng tình nhưng tui vẫn khăng khăng
giữ ý kiến của mình. ãong đó, quay sang Nam tui tiếp:
1 Này tớ nói cho bạn biết, bạn làm ảnh hưởng đến tổ quá nhiều đấy!
Nói xong câu đó tui chợt nhận ra mình đã quá lời. Nam im lặng cúi đầu, không nói đi nói lại
câu nào. Vừa lúc đó cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Cô đưa ánh mắt về phía Nam và nói:
1 Trong lớp mình có bạn Nam hoàn cảnh vô cùng khó khăn, các em phải giúp đỡ bạn nhé! Bố
bạn ấy mất sớm nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ bạn ấy phải bán hàng rong để kiếm sống và nuôi bạn đi
học. Thế nhưng dạo này mẹ bạn ấy lại bị ốm phải nằm viện nên Nam đã có vài buổi đi học muộn.
Các em hãy thông cảm cho bạn!
Suốt cả buổi học hôm đó, tui ân hận và chỉ mong đến cuối buổi học để nói lời xin lỗi Nam.
Nhưng buổi học đó Nam phải nghỉ giữa chừng vì mẹ bạn ấy lại phải cấp cứu.
Sau đó bạn chuyển về quê học, thế là tui vẫn không kịp nói ra lời xin lỗi với Nam. tui mong
rằng sau này sẽ có dịp về quê thăm bạn, và có lẽ lúc đó bạn đã tha lỗi cho tôi. Và đây cũng là một
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top