come_on

New Member

Download miễn phí Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May 10





- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm đơn chiếc như làm cầu, làm đường.Còn nếu sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoàn thành hay từng loại sản phẩm.

- Căn cứ vào đặc điểm của qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm: Đối với qui trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm của qui trình đó tạo ra.Còn nếu đó là qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn chế biến thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất.

- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định cho doanh nghiệp về khả năng, trình độ quản lý hạch toán của các nhà quản trị.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


à giá thành hạ nhất.
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo tiêu thức này thì giá thành được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp xác định trước khi tiến hành sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm.
-Giá thành thực tế: Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo tiêu thức này thì giá thành được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, là căn cứ để xác định giá vốn hàng hoá và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ ( hay giá thành đầy đủ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cũng là căn cứ để xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bán hàng
1.2.3 Đối tượng tính giá thành
ở mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành, cụ thể là:
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm đơn chiếc như làm cầu, làm đường...Còn nếu sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoàn thành hay từng loại sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm của qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm: Đối với qui trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm của qui trình đó tạo ra.Còn nếu đó là qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn chế biến thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định cho doanh nghiệp về khả năng, trình độ quản lý hạch toán của các nhà quản trị.
1.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.2.4.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn)
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ,...), đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ trong tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo.
Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp hợp lý.
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:
Z = C + Dđk – Dck
Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau: z = Z
Q
Trong đó:
Z : Tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành
z : Giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành
C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng
Dđk, Dck : Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
Q : Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm dở dang hay có nhưng ít và ổn định thì không cần tính chi phí của sản phẩm dở dang. Khi đó, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
1.2.4.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Đây là phương pháp được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm phức tạp, tổ chức sản xuất theo từng sản phẩm hay hàng loạt sản phẩm theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng còn kỳ tính giá thành chính là kỳ sản xuất.
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm nhưng lại có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các chi phí sản xuất chi ra ở trong tháng báo cáo ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành xong trong kỳ đó.
1.2.4.3 Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX sản phẩm phụ
Trong trường hợp, cùng mọt quy trình công nghệ ngoài sản phẩm chính thu được còn có cả sản phẩm phụ thì để tính được giá thành sản phẩm chúng ta phải loại trừ khỏi tổng chi phí cả quy trình số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ. Phần chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường được tính theo giá thành.
Công thức tính tổng giá thành như sau:
S giá thành SP = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD cuối kỳ - CPSX SPP
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ được tính theo công thức:
CP SX SPP
Tỷ trọng CPSX SPP =
S CPSX
Để đơn giản bớt khới lượng tính toán CPSXSPP có thể tí h vào chi phí NVLTT
Tính giá thành sản phẩm theo hệ số
Trong trương hợp này toàn bộ CPSX được tập hợp chung cho toàn quy trình công nghệ. Để tính được giá thành từng loại sản phẩm phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định của từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước sau:
Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ:
Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế của SP i x Hệ số quy đổi SP i
Tính hệ số phân bổ của từng loại sản phẩm:
Sản lượng quy dổi SPi
Hệ số phân bổ SP i =
Tổng sản lượng quy đổi
Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm( theo từng khoản mục):
Tổng giá thành SPi = ( SPLD đk + SPSX tk - SPLD ck) x Hệ số phân bổ SPi
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Nếu sản phẩm xuất ra là nhóm sản phẩm cùng loại nhưng với các quy cách , kích cỡ, phẩm cấp khác nhau thì nên áp dụng phương pháp tỷ lệ:
SPLD đk+CPSX tk-SPLD ck
Tỷ lệ giá thành =
( theo từng khoản mục) Tiêu chuẩn phân bổ
Thực chất của phương pháp tỷ lệ là biến dạng của phương pháp hệ số
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá bán thành phẩm
Theo phương pháp này ta phải xác định được giá thành NTP bước trước và chi phí về NTP bước trước chuyển sang bước sau cùng với các chi phí khác của bước sau, cứ như vậy lần lượt tuần tự cho tới khi tính được giá thành phẩm. Có thể khái quát bằng sơ đồ như sau: Sơ đồ 7: Phụ lục 5
Việc kết chuyển tuần tự chi phí theo sơ đồ trên có thể theo con số tổng cộng ( theo giá thành NTP) hay theo từng khoản mục tính riêng trong giá thành . Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp thì sau khi tính giá thành SP ta phải hoàn nguyên ngược ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top