ammay_ngu

New Member
Kế toán xuất nhập khẩu là công việc phức tạp với hàng tá các nghiệp vụ phát sinh. Để trợ giúp các bạn trong quá trình làm kế toán xuất nhập khẩu, hocketoantonghop.org xin đưa ra một vài câu hỏi thường gặp trong quá trình làm và cách xử lý chúng.


Câu hỏi 1: Các trường hợp được phép bán hàng giữ trong kho ngoại quan vào nội địa

HỎI: Một doanh nghiệp Việt Nam gửi hàng trong kho ngoại quan, nay doanh nghiệp muốn bán một phần lô hàng cho khách hàng ở Việt Nam có được không? Cần làm những thủ tủc gì để nhập hàng từ kho ngoại quan vào nội địa?

TRẢ LỜI:

Điểm 5.2, phần VII, mục 2 Thông tư số 112/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính có quy định về việc hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau: hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b, khoản 2, điều 26 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005; hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế; hàng hoá là máy móc thiết bị thuê của nước ngoài khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo; trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Hải quan nơi có kho ngoại quan chấp nhận, hàng hoá đã xuất khẩu gửi kho ngoại quan được làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.

Nếu hàng hóa giữ trong kho ngoại quan của công ty thuộc các trường hợp trên thì được phép bán một phần vào nội địa theo đúng quy định. Chủ hàng hay thay mặt hợp **** của chủ hàng phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đưa vào nội địa như thủ tục nhập hàng hoá từ nước ngoài theo đúng quy định của từng loại hình nhập khẩu tương ứng.

Câu hỏi 2: Từ chối cấp C/O

HỎI: Theo qui định hiện hành, tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O cho người đề nghị cấp C/O trong những trường hợp nào?

TRẢ LỜI:

Thông tư số 07/2006/TT-BTM (17/4/2006) của Bộ Thương mại hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP (20/2/2006) quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa thì tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O trong các trường hợp sau:

Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Khoản 1, Mục II của Thông tư này.

Bộ hồ sơ xin cấp C/O không chính xác, không đầy đủ như quy định tại Khoản 2, Mục II của Thông tư này.

Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Mục II của Thông tư này.

Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung.

Xuất trình bộ hồ sơ cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;

Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, bị tẩy xóa nhiều, mờ không đọc được hay được in bằng nhiều màu mực.

Có căn cứ hợp **** chứng minh sản phẩm không có xuất xứ Việt Nam hay người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm;

Khi từ chối cấp C/O, tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối.

Câu hỏi 3: Hàng “tạm xuất – tái nhập” được miễn thuế xuất, nhập khẩu

HỎI: Công ty tui có dự án đầu tư ở nước ngoài, hiện cần mang máy móc thiết bị ra nước ngoài để thi công. Xin hỏi, công ty sẽ phải làm thủ tục hải quan cho các máy móc thiết bị này theo dạng “tạm xuất – tái nhập” có đúng không? Hàng “tạm xuất – tái nhập” thì có phải đóng thuế xuất nhập khẩu không?

TRẢ LỜI:

Căn cứ quy định tại điểm XIV, mục 2, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thì hàng hoá là máy móc thiết bị tạm xuất tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

Loại hình tờ khai là loại hình “tạm xuất – tái nhập”. Khi kê khai chi tiết trên tờ khai, phần tên hàng hóa, công ty phải kê khai đầy đủ, chi tiết các thông số kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị. Đối với xe ô tô phải ghi đầy đủ số khung, số máy… để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu khi tạm xuất cũng như khi tái nhập.Đối với hàng hóa “tạm xuất – tái nhập” để thi công công trình tại nước ngoài, theo quy định tại điểm 1.1, mục I, phần D Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Trong thời hạn tối đa không quá 90 ngày sau khi kết thúc công việc tại nước ngoài theo quy định, công ty phải khai báo và làm thủ tục tái nhập các máy móc, thiết bị đó về Việt Nam.

Câu hỏi 4: Nhập hàng đã xuất đến cảng trung chuyển về như thế nào?

HỎI: Công ty chúng tui đang có 01 lô hàng xuất khẩu đến Serbia qua cảng trung chuyển Singapore, khách hàng từ chối nhận hàng do lỗi in ấn bao bì, vì thế chúng tui phải nhập khẩu hàng về Việt Nam khi hàng đến cảng trung chuyển:

- Hàng hóa nhập khẩu (Theo hình thức tái nhập) từ cảng trung chuyển Singapore về Việt Nam, sau đó tái xuất được miễn thuế nhập khẩu (Tái nhập) 26% phải không. Thuế VAT 5% được hoàn lại sau khi thanh lý tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Tái nhập) phải không ?

- Thủ tục Hải quan: Bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu (tái nhập) bao gồm những chứng từ gì ? Cần chuẩn bị những chứng từ gì trước khi hàng hóa nhập khẩu đến cảng TP.HCM, Việt Nam ?

TRẢ LỜI:

1. Căn cứ Điểm 1.2c Mục III Phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC (9/4/2007) của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ như sau: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng”.Căn cứ hướng dẫn nêu trên, hàng hoá bán ra thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, hàng hoá bán ra không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Như vậy, công ty xuất khẩu hàng hoá, bị khách hàng nước ngoài trả lại, nếu hàng hoá bị trả lại được tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì công ty được kê khai để khấu trừ hay hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của số hàng hoá xuất khẩu bị trả lại theo hướng dẫn tại Điểm l Mục I Phần D Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính. Công ty không được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của lô hàng xuất khẩu bị trả lại đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá theo hướng dẫn tại Điểm 1b Mục I Phần D Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007.

2. Căn cứ Điểm 7.1, 7.2 Mục I Phần E Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn thi hành Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu:

- Hàng hoá được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế xuất khẩu;

- Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hay sử dụng ở nước ngoài;

- Hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó.

Hồ sơ xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm:

- Công văn yêu cầu xét hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, trong đó nêu rõ lý do phải nhập khẩu trở lại Việt Nam và cam đoan hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hay sử dụng ở nước ngoài;

- Thông báo của khách hàng nước ngoài hay thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng hoá trả lại;

- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và bộ chứng từ của lô hàng xuất khẩu;

- Chứng từ nộp thuế xuất khẩu;

- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trở lại, có ghi rõ số hàng hoá này trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoá cụ thể của cơ quan hải quan, xác nhận là hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá do phải căn cứ vào kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay của tổ chức giám định theo qui định của Luật hải quan thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại có đúng là lô hàng đã xuất khẩu hay không;

- Chứng từ thanh toán hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trừ trường hợp chưa thanh toán);

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu (nếu là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác).

Câu hỏi 5: Xuất khẩu sản phẩm gỗ có nguồn gốc nhập khẩu

Hỏi: Sản phẩm gỗ nhập khẩu sau đó được xuất khẩu, nếu mặt hàng thuộc diện có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu doanh nghiệp có phải nộp thuế hay không? Trường hợp này thủ tục hồ sơ như thế nào?

Trả lời:

Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thống nhất thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu như sau: Sản phẩm gỗ nhập khẩu sau đó xuất khẩu (bao gồm nhập khẩu tái xuất khẩu, và sản phẩm gỗ sản xuất từ gỗ nhập khẩu) không phải nộp thuế xuất khẩu khi xuất khẩu, nếu mặt hàng có thuế xuất khẩu.

Về hồ sơ thủ tục:

Đối với hàng hóa nhập khẩu tái xuất khẩu (hàng xuất khẩu đúng là hàng nhập khẩu chưa qua chế biến, sản xuất tại Việt Nam); thực hiện như hàng hóa kinh doanh tạm nhập- tái xuất, ngoài ra phải có thêm giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu (giấy xác nhận của kiểm lâm về nguồn gốc gỗ nhập khẩu).

Đối với hàng hóa sản xuất từ gỗ nhập khẩu thực hiện như hàng hóa nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký sản xuất hàng xuất khẩu ngay từ khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu, ngoài ra phải có thêm giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu (giấy xác nhận của kiểm lâm về nguồn gốc gỗ nhập khẩu).

Chi tiết bài viết các bạn có thể xem tại :
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn Luận văn Kinh tế 0
R Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì Luận văn Kinh tế 0
D Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hàn Việt Hải Luận văn Kinh tế 0
D Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương Nông Lâm Thủy sản 0
M Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty CP xây dựng số 5 - Tổng công ty CP xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty CP sản xuất và kinh doanh máy văn phòng Việt Luận văn Kinh tế 0
R Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty CP Mặt Trời Vàng Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP VIMECO Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở Công ty May Đức Giang Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top