magic_thichyeu_lovely
New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Khảo sát thực trạng Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện nay :Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 02 40
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2014
Chủ đề: Ngôn ngữ học
Tiếng Víệt
Từ điển đồng nghĩa
Từ điển
Miêu tả: 143 tr. + Đĩa mềm
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................. 12
1.1.Nghĩa của từ và hiện tượng đồng nghĩa................................................. 12
1.1.1. Nghĩa của từ ................................................................................... 12
1.1.2. Trường nghĩa.................................................................................. 16
1.1.3. Hiện tượng đồng nghĩa................................................................... 19
1.2. Từ điển từ đồng nghĩa........................................................................... 33
1.2.1. Từ điển học và từ điển từ đồng nghĩa ............................................ 33
1.2.2. Khái niệm bảng từ và các đơn vị từ ngữ trong bảng từ ................. 37
1.2.3. Khái niệm và đặc điểm của định nghĩa .......................................... 42
1.2.4. Khái niệm và đặc điểm của ví dụ................................................... 47
1.3. Tiểu kết ................................................................................................. 49
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA MỘT SỐ TỪ ĐIỂN
ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT ..................................................................... 51
2.1. Đối tượng và cách khảo sát ..................................................... 51
2.1.1. Đối tượng khảo sát ......................................................................... 51
2.1.2. cách khảo sát ..................................................................... 51
2.2. Phân tích kết quả khảo sát .................................................................... 52
2.2.1. Ý tưởng lập bảng từ và các từ ngữ trong bảng từ .......................... 52
2.2.2. Cấu trúc vĩ mô của từ điển ............................................................. 54
2.3. Nhận xét................................................................................................ 67
2.3.1. Cấu trúc vi mô ................................................................................ 67
2.3.2. Nhận xét ......................................................................................... 70
2.4. Tiểu kết ................................................................................................. 76
CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VI MÔ CỦA MỘT SỐ TỪ ĐIỂN
ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT ..................................................................... 78
3.1. Đối tượng và cách tiến hành khảo sát...................................... 78
3.1.1. Khái quát về đối tượng khảo sát..................................................... 78
3.1.2. cách tiến hành khảo sát ..................................................... 78
3.2. Kết quả khảo sát.................................................................................... 78
3.2.1. Quan điểm của người biên soạn về cách giải nghĩa từ .................. 78
3.2.2. Cấu trúc vi mô của từ điển ............................................................. 80
3.3. Nhận xét.............................................................................................. 106
3.3.1. Cấu trúc vi mô .............................................................................. 106
3.3.2. Ý kiến nhận xét ............................................................................ 108
3.4. Tiểu kết ............................................................................................... 109
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114
PHỤ LỤC..................................................................................................... 120
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ điển học ở Việt Nam có thể được coi là một ngành học còn khá non trẻ.
Lần đầu tiên thuật ngữ “từ điển học” được chính thức đề cập là vào năm 1993
trong bài viết của Hoàng Phê và Nguyễn Ngọc Trâm. Hai tác giả đã nhận xét:
“Cho đến nay chúng ta chưa xây dựng được một giáo trình từ điển học và
cũng chưa tổng kết kinh nghiệm công tác từ điển ở nước ta” [22; tr.13].
Đến năm 1997, công trình Một số vấn đề từ điển học ra đời được coi là
mốc quan trọng đầu tiên của lý thuyết từ điển học ở nước ta. Tuy nhiên, các
nhà từ điển học cũng nhận định: “Từ điển học ở Việt Nam mới chỉ hình thành.
Chúng ta có một số nghiên cứu và kinh nghiệm được công bố rải rác, song
vẫn thiếu một công trình từ điển học thực sự. Tập bài “Một số vấn đề từ điển
học” là một cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu này (…) Nhưng hạn chế của
cuốn sách này là chưa trình bày được đầy đủ, toàn diện những vấn đề cơ bản
của từ điển học. Chúng tui mới chỉ khảo sát những vấn đề thuộc từ điển ngôn
ngữ, mà trong từ điển ngôn ngữ lại chú mục vào từ điển giải thích” [46, tr.6].
Năm 2008, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam được thành lập
và cho ra mắt Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (2009), từ đó những
nghiên cứu về từ điển học đã trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực từ điển ngôn ngữ, và hẹp hơn là trong lĩnh vực từ điển giải
thích, không phải mọi vấn đề đều đã được giải quyết một cách thấu đáo. Các
tác giả đi trước hầu như mới chỉ quan tâm đến các kiểu từ điển giải thích như:
từ điển thành ngữ - tục ngữ, từ điển phương ngữ, từ điển ngôn ngữ tác phẩm,
tác giả, từ điển từ láy, từ điển từ cổ,v.v. mà chưa quan tâm nhiều đến từ điển
đồng nghĩa.
Như đã biết, ngôn ngữ vốn là một hệ thống phức tạp, bao gồm các phương
tiện biểu hiện, bằng cách này hay cách khác, ít nhiều có sự tương ứng với
nhau, và trong quá trình phát triển, chúng trở nên đồng nghĩa với nhau. Để có
được sự phù hợp giữa hình thức và nội dung cần diễn đạt khi sử dụng ngôn
ngữ, chúng ta cần nắm được vốn từ vựng cùng với các đặc điểm ý nghĩa
cũng như khả năng kết hợp của từ ngữ này với các từ ngữ khác tạo thành
những dãy đồng nghĩa. Các từ ngữ trong dãy đồng nghĩa thường có thể thay
thế được cho nhau trong những bối cảnh ngôn ngữ cụ thể. Sự thay thế ấy nếu
được sử dụng một cách chính xác, rõ ràng thì sẽ tránh được tình trạng lặp đi
lặp lại nhiều lần một đơn vị ngôn ngữ, gây ra cảm giác nhàm chán và nghèo
nàn về từ ngữ.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, trên thị trường chỉ lẻ tẻ xuất
hiện những cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, mà chủ yếu dành cho học
sinh, như: Từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa tiếng Việt (dùng trong nhà trường)
(Hồng Đức, 2008, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh), Từ điển đồng
nghĩa - trái nghĩa tiếng Việt (dùng trong cho học sinh) (Nguyễn Quốc Khánh,
Trần Trọng Dương, Đình Phúc, Minh Châu, 2011, NXB Từ điển Bách khoa),
Từ điển đồng nghĩa - trái nghĩa tiếng Việt (Dành cho học sinh) (Bùi Việt
Phương, Đỗ Anh Vũ, Ánh Ngọc, 2010, NXB Từ điển Bách khoa),v.v. Bên
cạnh đó là sự xuất hiện của một số từ điển đồng nghĩa nhưng dưới dạng song
ngữ như Anh – Việt, Hoa – Việt,v.v. chẳng hạn Từ điển đồng nghĩa phản
nghĩa Hoa - Việt (Nguyễn Hữu Trí, 2001, NXB Thống kê), Từ điển đồng
nghĩa và trái nghĩa Anh - Việt (Ngọc Châu – Minh Châu, 2010, NXB TP Hồ
Chí Minh),v.v. Tuy nhiên, chất lượng của những cuốn từ điển như vậy hầu
như chưa được kiểm chứng.
Dựa trên thực tế đó, chúng tui quyết định lựa chọn đề tài “Khảo sát thực
trạng từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình. Với đề tài này, chúng tui sẽ tiến hành khảo sát thực trạng một số từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt đang lưu hành trên thị trường nhằm bước đầu đưa ra
nhận định đánh giá về những thành công và hạn chế trong việc biên soạn từ
điển đồng nghĩa tiếng Việt.
1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Việc nghiên cứu lý thuyết từ điển đồng nghĩa đã và đang được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, chẳng hạn phương pháp xác lập cấu trúc dãy đồng
nghĩa trong biên soạn từ điển, phương pháp giải thích và tìm sự khu biệt ngữ
nghĩa các từ đồng nghĩa, v.v. Mỗi từ điển đồng nghĩa có những tiêu chí riêng
trong việc lựa chọn, thu thập, sắp xếp và trình bày bảng mục từ, cách đưa
thông tin vào cấu trúc vi mô, v.v. Nghiên cứu của chúng tui tiếp thu những
thành tựu mang tính lý luận của từ điển học thế giới, và trên cơ sở đó, áp dụng
vào việc khảo sát các từ điển đồng nghĩa ở nước ta để tìm hiểu cách lập dãy
đồng nghĩa và giải thích tìm sự khu biệt ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa.
Trước nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt hiện nay, nghiên
cứu của chúng tui góp phần xây dựng một hướng đi mới trong biên soạn các
cuốn từ điển đồng nghĩa, nhằm nâng cao vai trò của chúng như những công
cụ tiện lợi giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ thêm phần phong phú, giúp cho
học sinh dễ dàng nắm bắt nghĩa của từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ.
2. Lịch sử nghiên cứu vần đề
Trong ngôn ngữ học, từ đồng nghĩa (synonym) là hiện tượng từ vựng
thuộc loại “kinh điển” và rất cơ bản. Trên thế giới, từ điển học nghiên cứu về
từ đồng nghĩa có lịch sử chưa dài nhưng đã đạt được một số thành tựu quan
trọng. Về mặt lý thuyết, thành tựu đó thể hiện ở số lượng khá lớn những bài
nghiên cứu trên các tạp chí kỷ yếu chuyên ngành về từ điển học. Về mặt thực
tiễn, đó là sự ra đời của các cuốn từ điển đồng nghĩa . Điều này thể hiện đặc
trưng riêng của ngành từ điển học là sự liên hệ chặt chẽ giữa “lý thuyết” và
“thực hành”. Alain Rey đã viết: “(…) trong lĩnh vực này, người ta thậm chí
không thể nghĩ đến “thực hành” mà không đặt vào nó một “hạt giống lý
thuyết”. Và “điều đó làm cho những người thực hành nhất trong những
người thực hành lại là những nhà lý thuyết không thể phủ nhận được” [Alain
Rey, 2009].
Về tình hình biên soạn từ điển đồng nghĩa, trên thế giới, những cuốn từ
điển đồng nghĩa đầu tiên được biên soạn cách đây vài trăm năm. Mỗi quốc gia
đều xuất bản các loại từ điển đồng nghĩa được biên soạn theo các cách thức
khác nhau – hay chỉ lập danh sách các từ, hay vừa có danh sách từ, vừa có
lời định nghĩa chỉ ra sự giống và khác nhau về ngữ nghĩa của các đơn vị cùng
các thí dụ minh họa được lấy từ các tác phẩm văn chương nổi tiếng. Năm
1978, George Miller và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Princeton bắt
đầu phát triển một cơ sở ngữ liệu với các mối quan hệ khái niệm, được coi là
sự thể hiện (hiện thực hóa) một mô hình của vốn từ vựng nội tâm (mental
lexicon). Cơ sở ngữ liệu này, gọi là WrodNet, đã được tổ chức xung quanh ý
niệm mà một tập hợp các từ đồng nghĩa (gọi là synet) thể hiện với các mối
quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng [Vossen Piek, 2002].
Ở Việt Nam, vấn đề hiện tượng đồng nghĩa, từ đồng nghĩa chỉ thực sự
được bàn tới từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Nó được trình bày
khái lược trong cuốn giáo trình “Khái luận ngôn ngữ học” (Tổ Ngôn ngữ học
Trường ĐHTH HN, 1960). Trong giáo trình, các tác giả mới chỉ đưa ra định
nghĩa, phân loại và nêu ra nguồn gốc của các từ đồng nghĩa. Về sau này, các
nhà ngôn ngữ học khác cũng bàn nhiều đến lý luận từ đồng nghĩa, đó là
những vấn đề cụ thể như: khái niệm từ đồng nghĩa, cách thức phân biệt từ
đồng nghĩa tiếng Việt, phương pháp xác định từ trung tâm trong nhóm đồng
nghĩa, hay vấn đề phân loại và xác định nguồn gốc của từ đồng nghĩa. Có thể
kể đến công trình của một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu
trong Giáo trình Việt ngữ (tập II, 1962), Trường từ vựng và hiện tượng đồng
nghĩa trái nghĩa, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Cơ sở ngữ nghĩa học
từ vựng (1987); Nguyễn Văn Tu trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại (1968),
Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (1976), Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng
Việt (1982); Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng tiếng Việt (1978), Từ vựng
học tiếng Việt (1985); Nguyễn Trung Thuần trong Thử tìm hiểu từ trung tâm
và nhóm từ đồng nghĩa (Ngôn ngữ, số 2, 1983), Nguyễn Đức Tồn trong Từ
đồng nghĩa tiếng Việt (2006), Đỗ Việt Hùng trong Giáo trình từ vựng học
tiếng Việt (2011), v.v.
Ở Việt Nam, cho tới nay đã có một số cuốn từ điển đồng nghĩa được biên
soạn như: Long Điền Nguyễn Văn Minh, Việt ngữ tinh nghĩa từ điển (xuất
bản năm 1951, tái bản năm 1998); Nguyễn Văn Tu, Từ điển từ đồng nghĩa
tiếng Việt (xuất bản năm 1982, tái bản nhiều lần); Hoàng Phê, Hoàng Văn
Hành, Đào Thản, Sổ tay dùng từ (xuất bản năm 1980); Dương Kỳ Đức, Vũ
Quang Hào, Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa tiếng Việt (xuất bản năm 1992);
Trương Chính, Giải thích các từ gần âm gần nghĩa dề nhầm lẫn (xuất bản
năm 1997). v.v. Đây là nguồn tư liệu khảo sát tương đối phong phú cho đề tài
nghiên cứu của chúng tôi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tui chọn từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào thực tiễn biên soạn từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt ở nước ta hiện nay, luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan trong
phạm vi bốn cuốn từ điển:
- Long Điền, Nguyễn Văn Minh, Việt ngữ tinh nghĩa từ điển, xuất bản năm
1951, tái bản năm 1998. Cuốn từ điển này gồm 300 nhóm từ đồng nghĩa tiếng
Việt.
- Dương Kỳ Đức (chủ biên), Vũ Quang Hào, Từ điển trái nghĩa – đồng
nghĩa tiếng Việt, xuất bản năm 1992. Từ điển này thu thập những từ vừa có
quan hệ trái nghĩa, vừa có quan hệ đồng nghĩa nên cả cuốn sách bao gồm tập
hợp của 3.000 mục từ, trong đó có 267 nhóm từ đồng nghĩa.
- Nguyễn Văn Tu, Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, xuất bản năm 1982,
tái bản nhiều lần. Cuốn từ điển này cung cấp 750 nhóm từ đồng nghĩa.
- Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hoàng Phê, Đào Thản, Sổ tay dùng từ tiếng
Việt, xuất bản năm 1980. Cuốn từ điển này bao gồm 137 nhóm từ đồng nghĩa.
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là góp phần chuẩn bị nền tảng cơ sở lý thuyết và
thực tiễn cho việc biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt. Vì vậy luận văn
cần hoàn thành tốt những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xác lập cơ sở lý luận về từ điển học nói chung và từ điển đồng
nghĩa nói riêng, đồng thời tìm hiểu các vấn đề lí thuyết liên quan đến nghĩa
của từ và hiện tượng đồng nghĩa như: các khái niệm về nghĩa của từ, trường
nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa, phương pháp xác lập cấu trúc dãy đồng nghĩa
trong biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt,v.v.
Thứ hai, khảo sát và đánh giá một số từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện
nay, làm rõ những vấn đề còn tồn tại hay chưa được đề cập, đưa ra một số
nhận xét về việc biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt. Vì vậy, chúng tui lấy nguồn tư liệu để khảo sát và phân tích từ: i)
sách và tài liệu mang tính chất lí luận về từ điển từ đồng nghĩa, ii) từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt.
Chúng tui sử dụng kết hợp và linh hoạt nhiều thủ pháp, thao tác nghiên
cứu nhằm thực hiện các nhiệm vụ một cách khách quan, triệt để và sâu sắc.
Để giải quyết nhiệm vụ thứ nhất, chúng tui sử dụng phương pháp miêu tả
nhằm tìm hiểu và tổng hợp hệ thống lý luận trong các tài liệu nghiên cứu về
từ đồng nghĩa, từ điển, cách xử lý cấu trúc vĩ mô và vi mô trong các cuốn từ
điển của nước ngoài, các nghiên cứu của các nhà Việt ngữ. Cụ thể là: i) xác
định nội hàm các khái niệm từ, nghĩa của từ, nét nghĩa, ii) khái niệm trường
nghĩa và sự phân loại trường nghĩa, iii) hiện tượng đồng nghĩa. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đề cập tới: i) các khái niệm từ điển học, từ điển đồng nghĩa,
ii) khái niệm bảng từ và các đơn vị từ ngữ được đưa vào bảng từ, iii) khái
niệm và các đặc điểm của định nghĩa, iv) khái niệm và các đặc điểm của ví
dụ.
Với nhiệm vụ nghiên cứu thứ hai, chúng tui sử dụng phương pháp miêu tả
kết hợp với các thủ pháp thống kê, phân loại,v.v. để khảo sát các từ điển từ
đồng nghĩa tiếng Việt đã được công bố1. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi
tiến hành phân tích, đánh giá các vấn đề: i) ý tưởng của các soạn giả về cách
lập bảng từ và giải nghĩa từ, ii) cấu trúc vĩ mô của từ điển, iii) cấu trúc vi mô
của từ điển. Đặc biệt, chúng tui kết hợp phương pháp miêu tả (phân tích, đánh
giá) với phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ hơn những vấn đề còn
tồn tại trong xử lí các bộ phận của cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển đồng
nghĩa tiếng Việt.
Ngoài ra, chúng tui còn sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa để
tìm ra những sự giống nhau và khác nhau giữa các từ trong dãy đồng nghĩa
được chọn khảo sát. Chúng tui cũng tham khảo các tiêu chí đánh giá, kĩ
thuật và thủ pháp từ điển học trong việc xác lập mục từ, định nghĩa,v.v.
nhằm đưa ra những nhận xét khách quan về mô hình từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt.
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục , Luận văn được bố cục thành ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Khảo sát cấu trúc vĩ mô của một số từ điển đồng nghĩa tiếng
Việt
Chương 3. Khảo sát cấu trúc vi mô của một số từ điển đồng nghĩa tiếng
Việt.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Nghĩa của từ và hiện tƣợng đồng nghĩa
1.1.1. Nghĩa của từ
1.1.1.1. Từ tiếng Việt
F. De. Saussre nhận xét: “…Ngôn ngữ có tính chất kỳ lạ và đáng kinh
ngạc là không có những thực thể thoạt nhìn có thể thấy ngay được, thế nhưng
người ta vẫn biết chắc là nó tồn tại, chính sự giao lưu giữa những thực thể đó
tạo thành ngôn ngữ”, trong số những thực thể đó có cái mà ngôn ngữ học vẫn
gọi là từ [24, tr.10].
Định nghĩa phổ biến hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho là
phù hợp với từ như sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn
chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để đặt câu” [6, tr.1072].
Từ tiếng Việt là một đơn vị thuộc hệ thống các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt.
Qua các công trình khảo sát về từ tiếng Việt, chúng tui thấy có một số nhận
định về đặc điểm của từ được nhiều người đồng tình như sau:
- Từ tiếng Việt không biến đổi về hình thức ngữ âm theo các nghĩa tương
liên trong câu.
- Ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết nên hình thức ngữ âm
chuẩn của từ tiếng Việt được hiện thực hóa bằng những dấu hiệu ngoài từ.
- Các đặc điểm nói trên có quan hệ trực tiếp đến từ ngữ nghĩa được hiện
thực hóa trong tâm thức người Việt.
- Dấu hiệu đặc trưng của từ là tính hệ thống, hoàn chỉnh, có thể phân
chia thành các bộ phận và có khả năng tái hiện dễ dàng trong lời nói. [8]
Từ những đặc điểm trên của từ tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã rút ra định
nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa
cho hết kiếp còn gì là thân (K). Rằng tui đã có lòng chờ, mất công mười mấy
năm thừa ở đây (K). Nằm chờ sung rụng (T.ng).
- Chờ khách đến hãy mở cửa.
Đợi (…).
VD: Sông sâu nước đục lờ đờ, cắm sào đợi nước bao giờ cho trong (C.d).
Đứng đây quyết đợi một thì, đợi chàng tất phải có khi gặp chàng (C.d). Nhạn
về biển bắc nhạn ơi, bao thủa nhạn rồi để én đợi trông (C.d). Lỡ chân chót đã
vào đây, khóa buồng xuân để đợi ngày đào non (K). Chừng giang sơn còn đợi
ai đây, hay tạo hóa sẽ rat ay sắp đặt (Chu Mạnh Trinh “Phong cảnh Hương
Sơn”). Xuân noãn nhất gia đào lý hạnh, tuế hàn tam hữu trúc, tùng, mai, sử
kinh anh rán giồi mài, lòng em chỉ quyết đợi hoài duyên anh (C.d). Những là
nấn ná đợi tin, nắng mưa đã biết mấy phen đổi đời (K). Ta đợi tắt mảnh mặt
trời gay gắt, để chiếm lấy phần tối tăm bí mật (Thế Lữ “Nhớ rừng”).
Đợi khách đến đủ là ăn.
Chờ đợi (…).
VD: Chỉ e đường xá một mình, ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày (K). Quyết
lòng chờ đợi danh nho, có đâu lấy đứa đui mù thế nay (L.v.t). Xã hội trông
mong vào các cậu, chờ đợi ở các cậu, hôm nay các cậu còn là học trò, ngày
mai các cậu là dân nước (Ng.Bá Học).
Đợi chờ (…).
VD: Nó đang đợi chờ anh đấy. Sinh đà ra ý đợi chờ, cách tường lên tiến xa
đưa ướm lòng (K). Ruộng ai thì nấy đắp bờ, duyên ai nấy gặp đợi chờ uổng
công (C.d).
[51, tr.376 - 379]
Từ điển HVH:
Chờ (…): chờ cơ hội, ăn chực nằm chờ.
Chờ anh chờ ngẩn chờ ngơ,
Chờ hết mùa mận, mùa mơ, mùa đào.
Từ điển HVH:
Dãy đồng nghĩa Giản dị, giản đơn, đơn giản:
Giản dị thường dùng để nói về lối sống, tác phong, lời nói, cách ăn
mặc,v.v… với nghĩa là không cầu kỳ, không phiền phức, giảm đến mức tối
thiểu những cái gì không cần thiết.
Giản đơn có nghĩa là không gồm nhiều thành phần, nhiều mặt, không
phức tạp, rắc rối.
Giản đơn còn có thể nói là đơn giản. Thật ra thì trước kia dùng đơn giản
nhiều hơn, gần đây mới có xu hướng dùng giản đơn (theo cách nói trong tiếng
Hán). Nhưng giản đơn không thay hoàn toàn cho đơn giản, phạm vi sử dụng
của giản đơn và đơn giản không hoàn toàn giống nhau. Trong khoa học, nhất
là khoa học tự nhiên và kỹ thuật, quen dùng đơn giản, ít dùng giản đơn.
[52, tr.145]
Từ điển NVT:
Giản dị không đòi hỏi gì nhiều, dễ dàng, dễ gần người ta.
Đơn giản giản dị, không đòi hỏi nhiều, không phức tạp.
Đơn sơ không kĩ, qua loa, không nhiều.
[53, tr.148]
2. Ví dụ
a. Các nhóm đồng nghĩa có số lượng nhiều nhất trong mỗi cuốn từ điển
Từ điển DKĐ:
Dãy đồng nghĩa với 72 từ chỉ sự buồn
Buồn, ai oán, ảm đạm, ảo não, âu sầu, bi, bi ai, bi đát, bi lụy, bi thảm, bi
thiết, bi thương, bi tráng, bùi ngùi, buồn bã, buồn bực, buồn chán, buồn
phiền, buồn rầu, buồn rượi, buồn tẻ, buồn teo, buồn tênh, buồn thảm, buồn
thiu, buồn tình, buồn tủi, buồn xo, chán ngắt, lâm li, lo buồn, lo phiền, não
(hiếm), não nề, não nùng, não nuột, phiền, phiền lòng, phiền muộn, phiền não
(cũ), rầu, rầu rĩ, sầu, sầu bi, sầu muộn, sầu não, sầu thảm, sầu tư, tẻ, tẻ ngắt,
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2014
Chủ đề: Ngôn ngữ học
Tiếng Víệt
Từ điển đồng nghĩa
Từ điển
Miêu tả: 143 tr. + Đĩa mềm
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................. 12
1.1.Nghĩa của từ và hiện tượng đồng nghĩa................................................. 12
1.1.1. Nghĩa của từ ................................................................................... 12
1.1.2. Trường nghĩa.................................................................................. 16
1.1.3. Hiện tượng đồng nghĩa................................................................... 19
1.2. Từ điển từ đồng nghĩa........................................................................... 33
1.2.1. Từ điển học và từ điển từ đồng nghĩa ............................................ 33
1.2.2. Khái niệm bảng từ và các đơn vị từ ngữ trong bảng từ ................. 37
1.2.3. Khái niệm và đặc điểm của định nghĩa .......................................... 42
1.2.4. Khái niệm và đặc điểm của ví dụ................................................... 47
1.3. Tiểu kết ................................................................................................. 49
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA MỘT SỐ TỪ ĐIỂN
ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT ..................................................................... 51
2.1. Đối tượng và cách khảo sát ..................................................... 51
2.1.1. Đối tượng khảo sát ......................................................................... 51
2.1.2. cách khảo sát ..................................................................... 51
2.2. Phân tích kết quả khảo sát .................................................................... 52
2.2.1. Ý tưởng lập bảng từ và các từ ngữ trong bảng từ .......................... 52
2.2.2. Cấu trúc vĩ mô của từ điển ............................................................. 54
2.3. Nhận xét................................................................................................ 67
2.3.1. Cấu trúc vi mô ................................................................................ 67
2.3.2. Nhận xét ......................................................................................... 70
2.4. Tiểu kết ................................................................................................. 76
CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VI MÔ CỦA MỘT SỐ TỪ ĐIỂN
ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT ..................................................................... 78
3.1. Đối tượng và cách tiến hành khảo sát...................................... 78
3.1.1. Khái quát về đối tượng khảo sát..................................................... 78
3.1.2. cách tiến hành khảo sát ..................................................... 78
3.2. Kết quả khảo sát.................................................................................... 78
3.2.1. Quan điểm của người biên soạn về cách giải nghĩa từ .................. 78
3.2.2. Cấu trúc vi mô của từ điển ............................................................. 80
3.3. Nhận xét.............................................................................................. 106
3.3.1. Cấu trúc vi mô .............................................................................. 106
3.3.2. Ý kiến nhận xét ............................................................................ 108
3.4. Tiểu kết ............................................................................................... 109
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114
PHỤ LỤC..................................................................................................... 120
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ điển học ở Việt Nam có thể được coi là một ngành học còn khá non trẻ.
Lần đầu tiên thuật ngữ “từ điển học” được chính thức đề cập là vào năm 1993
trong bài viết của Hoàng Phê và Nguyễn Ngọc Trâm. Hai tác giả đã nhận xét:
“Cho đến nay chúng ta chưa xây dựng được một giáo trình từ điển học và
cũng chưa tổng kết kinh nghiệm công tác từ điển ở nước ta” [22; tr.13].
Đến năm 1997, công trình Một số vấn đề từ điển học ra đời được coi là
mốc quan trọng đầu tiên của lý thuyết từ điển học ở nước ta. Tuy nhiên, các
nhà từ điển học cũng nhận định: “Từ điển học ở Việt Nam mới chỉ hình thành.
Chúng ta có một số nghiên cứu và kinh nghiệm được công bố rải rác, song
vẫn thiếu một công trình từ điển học thực sự. Tập bài “Một số vấn đề từ điển
học” là một cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu này (…) Nhưng hạn chế của
cuốn sách này là chưa trình bày được đầy đủ, toàn diện những vấn đề cơ bản
của từ điển học. Chúng tui mới chỉ khảo sát những vấn đề thuộc từ điển ngôn
ngữ, mà trong từ điển ngôn ngữ lại chú mục vào từ điển giải thích” [46, tr.6].
Năm 2008, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam được thành lập
và cho ra mắt Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (2009), từ đó những
nghiên cứu về từ điển học đã trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực từ điển ngôn ngữ, và hẹp hơn là trong lĩnh vực từ điển giải
thích, không phải mọi vấn đề đều đã được giải quyết một cách thấu đáo. Các
tác giả đi trước hầu như mới chỉ quan tâm đến các kiểu từ điển giải thích như:
từ điển thành ngữ - tục ngữ, từ điển phương ngữ, từ điển ngôn ngữ tác phẩm,
tác giả, từ điển từ láy, từ điển từ cổ,v.v. mà chưa quan tâm nhiều đến từ điển
đồng nghĩa.
Như đã biết, ngôn ngữ vốn là một hệ thống phức tạp, bao gồm các phương
tiện biểu hiện, bằng cách này hay cách khác, ít nhiều có sự tương ứng với
nhau, và trong quá trình phát triển, chúng trở nên đồng nghĩa với nhau. Để có
được sự phù hợp giữa hình thức và nội dung cần diễn đạt khi sử dụng ngôn
ngữ, chúng ta cần nắm được vốn từ vựng cùng với các đặc điểm ý nghĩa
cũng như khả năng kết hợp của từ ngữ này với các từ ngữ khác tạo thành
những dãy đồng nghĩa. Các từ ngữ trong dãy đồng nghĩa thường có thể thay
thế được cho nhau trong những bối cảnh ngôn ngữ cụ thể. Sự thay thế ấy nếu
được sử dụng một cách chính xác, rõ ràng thì sẽ tránh được tình trạng lặp đi
lặp lại nhiều lần một đơn vị ngôn ngữ, gây ra cảm giác nhàm chán và nghèo
nàn về từ ngữ.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, trên thị trường chỉ lẻ tẻ xuất
hiện những cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, mà chủ yếu dành cho học
sinh, như: Từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa tiếng Việt (dùng trong nhà trường)
(Hồng Đức, 2008, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh), Từ điển đồng
nghĩa - trái nghĩa tiếng Việt (dùng trong cho học sinh) (Nguyễn Quốc Khánh,
Trần Trọng Dương, Đình Phúc, Minh Châu, 2011, NXB Từ điển Bách khoa),
Từ điển đồng nghĩa - trái nghĩa tiếng Việt (Dành cho học sinh) (Bùi Việt
Phương, Đỗ Anh Vũ, Ánh Ngọc, 2010, NXB Từ điển Bách khoa),v.v. Bên
cạnh đó là sự xuất hiện của một số từ điển đồng nghĩa nhưng dưới dạng song
ngữ như Anh – Việt, Hoa – Việt,v.v. chẳng hạn Từ điển đồng nghĩa phản
nghĩa Hoa - Việt (Nguyễn Hữu Trí, 2001, NXB Thống kê), Từ điển đồng
nghĩa và trái nghĩa Anh - Việt (Ngọc Châu – Minh Châu, 2010, NXB TP Hồ
Chí Minh),v.v. Tuy nhiên, chất lượng của những cuốn từ điển như vậy hầu
như chưa được kiểm chứng.
Dựa trên thực tế đó, chúng tui quyết định lựa chọn đề tài “Khảo sát thực
trạng từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình. Với đề tài này, chúng tui sẽ tiến hành khảo sát thực trạng một số từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt đang lưu hành trên thị trường nhằm bước đầu đưa ra
nhận định đánh giá về những thành công và hạn chế trong việc biên soạn từ
điển đồng nghĩa tiếng Việt.
1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Việc nghiên cứu lý thuyết từ điển đồng nghĩa đã và đang được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, chẳng hạn phương pháp xác lập cấu trúc dãy đồng
nghĩa trong biên soạn từ điển, phương pháp giải thích và tìm sự khu biệt ngữ
nghĩa các từ đồng nghĩa, v.v. Mỗi từ điển đồng nghĩa có những tiêu chí riêng
trong việc lựa chọn, thu thập, sắp xếp và trình bày bảng mục từ, cách đưa
thông tin vào cấu trúc vi mô, v.v. Nghiên cứu của chúng tui tiếp thu những
thành tựu mang tính lý luận của từ điển học thế giới, và trên cơ sở đó, áp dụng
vào việc khảo sát các từ điển đồng nghĩa ở nước ta để tìm hiểu cách lập dãy
đồng nghĩa và giải thích tìm sự khu biệt ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa.
Trước nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt hiện nay, nghiên
cứu của chúng tui góp phần xây dựng một hướng đi mới trong biên soạn các
cuốn từ điển đồng nghĩa, nhằm nâng cao vai trò của chúng như những công
cụ tiện lợi giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ thêm phần phong phú, giúp cho
học sinh dễ dàng nắm bắt nghĩa của từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ.
2. Lịch sử nghiên cứu vần đề
Trong ngôn ngữ học, từ đồng nghĩa (synonym) là hiện tượng từ vựng
thuộc loại “kinh điển” và rất cơ bản. Trên thế giới, từ điển học nghiên cứu về
từ đồng nghĩa có lịch sử chưa dài nhưng đã đạt được một số thành tựu quan
trọng. Về mặt lý thuyết, thành tựu đó thể hiện ở số lượng khá lớn những bài
nghiên cứu trên các tạp chí kỷ yếu chuyên ngành về từ điển học. Về mặt thực
tiễn, đó là sự ra đời của các cuốn từ điển đồng nghĩa . Điều này thể hiện đặc
trưng riêng của ngành từ điển học là sự liên hệ chặt chẽ giữa “lý thuyết” và
“thực hành”. Alain Rey đã viết: “(…) trong lĩnh vực này, người ta thậm chí
không thể nghĩ đến “thực hành” mà không đặt vào nó một “hạt giống lý
thuyết”. Và “điều đó làm cho những người thực hành nhất trong những
người thực hành lại là những nhà lý thuyết không thể phủ nhận được” [Alain
Rey, 2009].
Về tình hình biên soạn từ điển đồng nghĩa, trên thế giới, những cuốn từ
điển đồng nghĩa đầu tiên được biên soạn cách đây vài trăm năm. Mỗi quốc gia
đều xuất bản các loại từ điển đồng nghĩa được biên soạn theo các cách thức
khác nhau – hay chỉ lập danh sách các từ, hay vừa có danh sách từ, vừa có
lời định nghĩa chỉ ra sự giống và khác nhau về ngữ nghĩa của các đơn vị cùng
các thí dụ minh họa được lấy từ các tác phẩm văn chương nổi tiếng. Năm
1978, George Miller và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Princeton bắt
đầu phát triển một cơ sở ngữ liệu với các mối quan hệ khái niệm, được coi là
sự thể hiện (hiện thực hóa) một mô hình của vốn từ vựng nội tâm (mental
lexicon). Cơ sở ngữ liệu này, gọi là WrodNet, đã được tổ chức xung quanh ý
niệm mà một tập hợp các từ đồng nghĩa (gọi là synet) thể hiện với các mối
quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng [Vossen Piek, 2002].
Ở Việt Nam, vấn đề hiện tượng đồng nghĩa, từ đồng nghĩa chỉ thực sự
được bàn tới từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Nó được trình bày
khái lược trong cuốn giáo trình “Khái luận ngôn ngữ học” (Tổ Ngôn ngữ học
Trường ĐHTH HN, 1960). Trong giáo trình, các tác giả mới chỉ đưa ra định
nghĩa, phân loại và nêu ra nguồn gốc của các từ đồng nghĩa. Về sau này, các
nhà ngôn ngữ học khác cũng bàn nhiều đến lý luận từ đồng nghĩa, đó là
những vấn đề cụ thể như: khái niệm từ đồng nghĩa, cách thức phân biệt từ
đồng nghĩa tiếng Việt, phương pháp xác định từ trung tâm trong nhóm đồng
nghĩa, hay vấn đề phân loại và xác định nguồn gốc của từ đồng nghĩa. Có thể
kể đến công trình của một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu
trong Giáo trình Việt ngữ (tập II, 1962), Trường từ vựng và hiện tượng đồng
nghĩa trái nghĩa, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Cơ sở ngữ nghĩa học
từ vựng (1987); Nguyễn Văn Tu trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại (1968),
Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (1976), Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng
Việt (1982); Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng tiếng Việt (1978), Từ vựng
học tiếng Việt (1985); Nguyễn Trung Thuần trong Thử tìm hiểu từ trung tâm
và nhóm từ đồng nghĩa (Ngôn ngữ, số 2, 1983), Nguyễn Đức Tồn trong Từ
đồng nghĩa tiếng Việt (2006), Đỗ Việt Hùng trong Giáo trình từ vựng học
tiếng Việt (2011), v.v.
Ở Việt Nam, cho tới nay đã có một số cuốn từ điển đồng nghĩa được biên
soạn như: Long Điền Nguyễn Văn Minh, Việt ngữ tinh nghĩa từ điển (xuất
bản năm 1951, tái bản năm 1998); Nguyễn Văn Tu, Từ điển từ đồng nghĩa
tiếng Việt (xuất bản năm 1982, tái bản nhiều lần); Hoàng Phê, Hoàng Văn
Hành, Đào Thản, Sổ tay dùng từ (xuất bản năm 1980); Dương Kỳ Đức, Vũ
Quang Hào, Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa tiếng Việt (xuất bản năm 1992);
Trương Chính, Giải thích các từ gần âm gần nghĩa dề nhầm lẫn (xuất bản
năm 1997). v.v. Đây là nguồn tư liệu khảo sát tương đối phong phú cho đề tài
nghiên cứu của chúng tôi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tui chọn từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào thực tiễn biên soạn từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt ở nước ta hiện nay, luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan trong
phạm vi bốn cuốn từ điển:
- Long Điền, Nguyễn Văn Minh, Việt ngữ tinh nghĩa từ điển, xuất bản năm
1951, tái bản năm 1998. Cuốn từ điển này gồm 300 nhóm từ đồng nghĩa tiếng
Việt.
- Dương Kỳ Đức (chủ biên), Vũ Quang Hào, Từ điển trái nghĩa – đồng
nghĩa tiếng Việt, xuất bản năm 1992. Từ điển này thu thập những từ vừa có
quan hệ trái nghĩa, vừa có quan hệ đồng nghĩa nên cả cuốn sách bao gồm tập
hợp của 3.000 mục từ, trong đó có 267 nhóm từ đồng nghĩa.
- Nguyễn Văn Tu, Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, xuất bản năm 1982,
tái bản nhiều lần. Cuốn từ điển này cung cấp 750 nhóm từ đồng nghĩa.
- Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hoàng Phê, Đào Thản, Sổ tay dùng từ tiếng
Việt, xuất bản năm 1980. Cuốn từ điển này bao gồm 137 nhóm từ đồng nghĩa.
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là góp phần chuẩn bị nền tảng cơ sở lý thuyết và
thực tiễn cho việc biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt. Vì vậy luận văn
cần hoàn thành tốt những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xác lập cơ sở lý luận về từ điển học nói chung và từ điển đồng
nghĩa nói riêng, đồng thời tìm hiểu các vấn đề lí thuyết liên quan đến nghĩa
của từ và hiện tượng đồng nghĩa như: các khái niệm về nghĩa của từ, trường
nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa, phương pháp xác lập cấu trúc dãy đồng nghĩa
trong biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt,v.v.
Thứ hai, khảo sát và đánh giá một số từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện
nay, làm rõ những vấn đề còn tồn tại hay chưa được đề cập, đưa ra một số
nhận xét về việc biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt. Vì vậy, chúng tui lấy nguồn tư liệu để khảo sát và phân tích từ: i)
sách và tài liệu mang tính chất lí luận về từ điển từ đồng nghĩa, ii) từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt.
Chúng tui sử dụng kết hợp và linh hoạt nhiều thủ pháp, thao tác nghiên
cứu nhằm thực hiện các nhiệm vụ một cách khách quan, triệt để và sâu sắc.
Để giải quyết nhiệm vụ thứ nhất, chúng tui sử dụng phương pháp miêu tả
nhằm tìm hiểu và tổng hợp hệ thống lý luận trong các tài liệu nghiên cứu về
từ đồng nghĩa, từ điển, cách xử lý cấu trúc vĩ mô và vi mô trong các cuốn từ
điển của nước ngoài, các nghiên cứu của các nhà Việt ngữ. Cụ thể là: i) xác
định nội hàm các khái niệm từ, nghĩa của từ, nét nghĩa, ii) khái niệm trường
nghĩa và sự phân loại trường nghĩa, iii) hiện tượng đồng nghĩa. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đề cập tới: i) các khái niệm từ điển học, từ điển đồng nghĩa,
ii) khái niệm bảng từ và các đơn vị từ ngữ được đưa vào bảng từ, iii) khái
niệm và các đặc điểm của định nghĩa, iv) khái niệm và các đặc điểm của ví
dụ.
Với nhiệm vụ nghiên cứu thứ hai, chúng tui sử dụng phương pháp miêu tả
kết hợp với các thủ pháp thống kê, phân loại,v.v. để khảo sát các từ điển từ
đồng nghĩa tiếng Việt đã được công bố1. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi
tiến hành phân tích, đánh giá các vấn đề: i) ý tưởng của các soạn giả về cách
lập bảng từ và giải nghĩa từ, ii) cấu trúc vĩ mô của từ điển, iii) cấu trúc vi mô
của từ điển. Đặc biệt, chúng tui kết hợp phương pháp miêu tả (phân tích, đánh
giá) với phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ hơn những vấn đề còn
tồn tại trong xử lí các bộ phận của cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển đồng
nghĩa tiếng Việt.
Ngoài ra, chúng tui còn sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa để
tìm ra những sự giống nhau và khác nhau giữa các từ trong dãy đồng nghĩa
được chọn khảo sát. Chúng tui cũng tham khảo các tiêu chí đánh giá, kĩ
thuật và thủ pháp từ điển học trong việc xác lập mục từ, định nghĩa,v.v.
nhằm đưa ra những nhận xét khách quan về mô hình từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt.
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục , Luận văn được bố cục thành ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Khảo sát cấu trúc vĩ mô của một số từ điển đồng nghĩa tiếng
Việt
Chương 3. Khảo sát cấu trúc vi mô của một số từ điển đồng nghĩa tiếng
Việt.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Nghĩa của từ và hiện tƣợng đồng nghĩa
1.1.1. Nghĩa của từ
1.1.1.1. Từ tiếng Việt
F. De. Saussre nhận xét: “…Ngôn ngữ có tính chất kỳ lạ và đáng kinh
ngạc là không có những thực thể thoạt nhìn có thể thấy ngay được, thế nhưng
người ta vẫn biết chắc là nó tồn tại, chính sự giao lưu giữa những thực thể đó
tạo thành ngôn ngữ”, trong số những thực thể đó có cái mà ngôn ngữ học vẫn
gọi là từ [24, tr.10].
Định nghĩa phổ biến hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho là
phù hợp với từ như sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn
chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để đặt câu” [6, tr.1072].
Từ tiếng Việt là một đơn vị thuộc hệ thống các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt.
Qua các công trình khảo sát về từ tiếng Việt, chúng tui thấy có một số nhận
định về đặc điểm của từ được nhiều người đồng tình như sau:
- Từ tiếng Việt không biến đổi về hình thức ngữ âm theo các nghĩa tương
liên trong câu.
- Ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết nên hình thức ngữ âm
chuẩn của từ tiếng Việt được hiện thực hóa bằng những dấu hiệu ngoài từ.
- Các đặc điểm nói trên có quan hệ trực tiếp đến từ ngữ nghĩa được hiện
thực hóa trong tâm thức người Việt.
- Dấu hiệu đặc trưng của từ là tính hệ thống, hoàn chỉnh, có thể phân
chia thành các bộ phận và có khả năng tái hiện dễ dàng trong lời nói. [8]
Từ những đặc điểm trên của từ tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã rút ra định
nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa
cho hết kiếp còn gì là thân (K). Rằng tui đã có lòng chờ, mất công mười mấy
năm thừa ở đây (K). Nằm chờ sung rụng (T.ng).
- Chờ khách đến hãy mở cửa.
Đợi (…).
VD: Sông sâu nước đục lờ đờ, cắm sào đợi nước bao giờ cho trong (C.d).
Đứng đây quyết đợi một thì, đợi chàng tất phải có khi gặp chàng (C.d). Nhạn
về biển bắc nhạn ơi, bao thủa nhạn rồi để én đợi trông (C.d). Lỡ chân chót đã
vào đây, khóa buồng xuân để đợi ngày đào non (K). Chừng giang sơn còn đợi
ai đây, hay tạo hóa sẽ rat ay sắp đặt (Chu Mạnh Trinh “Phong cảnh Hương
Sơn”). Xuân noãn nhất gia đào lý hạnh, tuế hàn tam hữu trúc, tùng, mai, sử
kinh anh rán giồi mài, lòng em chỉ quyết đợi hoài duyên anh (C.d). Những là
nấn ná đợi tin, nắng mưa đã biết mấy phen đổi đời (K). Ta đợi tắt mảnh mặt
trời gay gắt, để chiếm lấy phần tối tăm bí mật (Thế Lữ “Nhớ rừng”).
Đợi khách đến đủ là ăn.
Chờ đợi (…).
VD: Chỉ e đường xá một mình, ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày (K). Quyết
lòng chờ đợi danh nho, có đâu lấy đứa đui mù thế nay (L.v.t). Xã hội trông
mong vào các cậu, chờ đợi ở các cậu, hôm nay các cậu còn là học trò, ngày
mai các cậu là dân nước (Ng.Bá Học).
Đợi chờ (…).
VD: Nó đang đợi chờ anh đấy. Sinh đà ra ý đợi chờ, cách tường lên tiến xa
đưa ướm lòng (K). Ruộng ai thì nấy đắp bờ, duyên ai nấy gặp đợi chờ uổng
công (C.d).
[51, tr.376 - 379]
Từ điển HVH:
Chờ (…): chờ cơ hội, ăn chực nằm chờ.
Chờ anh chờ ngẩn chờ ngơ,
Chờ hết mùa mận, mùa mơ, mùa đào.
Từ điển HVH:
Dãy đồng nghĩa Giản dị, giản đơn, đơn giản:
Giản dị thường dùng để nói về lối sống, tác phong, lời nói, cách ăn
mặc,v.v… với nghĩa là không cầu kỳ, không phiền phức, giảm đến mức tối
thiểu những cái gì không cần thiết.
Giản đơn có nghĩa là không gồm nhiều thành phần, nhiều mặt, không
phức tạp, rắc rối.
Giản đơn còn có thể nói là đơn giản. Thật ra thì trước kia dùng đơn giản
nhiều hơn, gần đây mới có xu hướng dùng giản đơn (theo cách nói trong tiếng
Hán). Nhưng giản đơn không thay hoàn toàn cho đơn giản, phạm vi sử dụng
của giản đơn và đơn giản không hoàn toàn giống nhau. Trong khoa học, nhất
là khoa học tự nhiên và kỹ thuật, quen dùng đơn giản, ít dùng giản đơn.
[52, tr.145]
Từ điển NVT:
Giản dị không đòi hỏi gì nhiều, dễ dàng, dễ gần người ta.
Đơn giản giản dị, không đòi hỏi nhiều, không phức tạp.
Đơn sơ không kĩ, qua loa, không nhiều.
[53, tr.148]
2. Ví dụ
a. Các nhóm đồng nghĩa có số lượng nhiều nhất trong mỗi cuốn từ điển
Từ điển DKĐ:
Dãy đồng nghĩa với 72 từ chỉ sự buồn
Buồn, ai oán, ảm đạm, ảo não, âu sầu, bi, bi ai, bi đát, bi lụy, bi thảm, bi
thiết, bi thương, bi tráng, bùi ngùi, buồn bã, buồn bực, buồn chán, buồn
phiền, buồn rầu, buồn rượi, buồn tẻ, buồn teo, buồn tênh, buồn thảm, buồn
thiu, buồn tình, buồn tủi, buồn xo, chán ngắt, lâm li, lo buồn, lo phiền, não
(hiếm), não nề, não nùng, não nuột, phiền, phiền lòng, phiền muộn, phiền não
(cũ), rầu, rầu rĩ, sầu, sầu bi, sầu muộn, sầu não, sầu thảm, sầu tư, tẻ, tẻ ngắt,
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: