Xever

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn và mục đích
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ XIX, Trung Hoa đã giật mình thức tỉnh trước sự xâm lược của
các nước phương Tây. Tiếng súng của cuộc chiến tranh thuốc phiện đã mở
đầu thời kỳ cận đại Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy cũng như báo hiệu, cảnh
tỉnh Trung Quốc phải chuyển mình, thay đổi. Đó là thời kỳ mà các đế quốc tư
bản phương Tây dùng những vũ khí tân tiến cuốn các nước lạc hậu trên thế
giới vào cơn lốc của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhận ra chính sự lạc hậu, thua
kém, Trung Quốc với công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng nền kinh tế, hiện
đại hóa trên cơ sở phát huy văn hóa truyền thống đã làm cả thế giới ngạc
nhiên.
Quá trình nhận thức được về việc cần mở cửa học tập chủ nghĩa tư bản
phương Tây, nhận ra sức mạnh của con đường phát triển của công thương
nghiệp tư bản là một quãng đường lịch sử lâu dài. Để có được kết quả vượt
bậc ấy, những nhân sĩ yêu nước, những nhà chính trị, nhà cải cách Trung
Quốc đã phải trăn trở đưa ra nhiều biện pháp giải quyết vấn đề thời đại, để
đưa Trung Quốc vượt qua chặng đường gian nan với máu bùn, cùng kiệt hèn và
bị sỉ nhục thoát khỏi sự lạc hậu, ách thống trị của thực dân phương Tây [25,
tr.430]. Sau những năm cải cách mở cửa, Trung Quốc trên cơ sở phát huy văn
hóa truyền thống, đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo quốc gia.
Có thể nói, khi nghiên cứu về thời cận đại Trung Quốc, bất luận từ góc
độ sử học hay góc độ ngôn ngữ học, văn hóa học… nghiên cứu những thay
đổi, chuyển biến của Trung Quốc từ truyền thống đến hiện đại, hay nghiên
cứu ngôn ngữ Trung Quốc thời cận đại,... đều là vấn đề nghiên cứu hết sức
hấp dẫn. Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về từ ngữ trên các văn bản thời kỳ này. Vì vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ
cận đại Trung Quốc là rất cần thiết. Luận văn chọn đề tài: Khảo sát từ ngữ
chính trị, xã hội trên một số văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại
Trung Quốc (phong trào Duy Tân Mậu Tuất và phong trào Tân văn hóa) làm
đề tài nghiên cứu. Bởi ngôn ngữ thời cận đại cũng sản sinh ra nhiều từ ngữ
mới, thuật ngữ mới. Trong đó, hệ thống từ ngữ chính trị - xã hội đã đi vào đời
sống, góp phần làm phong phú ngôn ngữ Hán và chiếm một vị trí trong hệ
ngôn ngữ này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thời cận đại Trung Quốc với những biến chuyển lịch sử đã có sự xuất
hiện của những nhà yêu nước, những trí thức với những tư tưởng mới, quan
niệm mới nhằm thay đổi thời cuộc. Những sự biến đổi ấy được phản ánh
trong nhiều tác phẩm, nhiều văn bản được diễn tả bằng lớp từ ngữ mới, cách
diễn đạt mới, thể hiện những tư tưởng mới về chính trị, xã hội. Vì vậy, mục
đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát từ ngữ chính trị, xã hội trên một số
văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại Trung Quốc (phong trào Duy Tân
Mậu Tuất và phong trào Tân văn hóa) để thấy những thay đổi trong xã hội
Trung Quốc như thế nào? Bởi thuật ngữ chính trị, xã hội là một lĩnh vực đặc
biệt, luôn phản ánh sâu sắc diện mạo chính trị của một quốc gia, đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân. Qua nghiên cứu, khảo sát những từ ngữ chính trị,
xã hội trên một số văn bản của thời cận đại Trung Quốc không chỉ giúp chúng
ta hiểu được ý nghĩa lịch sử, những chuyển biến trong nhận thức, hành động,
xu hướng của thời đại mà còn góp phần làm rõ hơn những đặc điểm ngôn ngữ
thời kỳ này của Trung Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiếng Hán là thứ tiếng lâu đời được dùng phổ biến ở Trung Quốc và có
tầm ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực như trong đó có Việt Nam.
Hơn 1000 năm, dưới sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc,
Việt Nam sớm bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hán và đặc biệt là ngôn ngữ từ
phương Bắc tràn xuống. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của tiếng Hán đến
tiếng Việt vẫn còn rất sâu sắc, các yếu tố Hán còn tồn tại và phong phú thêm
yếu tố Việt trong tiếng Việt. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tiếng Hán cận đại, cũng như sự tiếp xúc, giao thoa của Hán –
Việt cận đại, có thể kể đến những công trình nghiên cứu như:
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997;
- Lê Quang Thiêm, Bước chuyển của từ vựng chính trị, xã hội tiếng
Việt 30 năm đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), Tạp chí Ngôn ngữ, số
11/2001;
- Phạm Văn Khoái, Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001;
- Lê Quang Thiêm, Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1858 - 1945,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003;
- Phạm Văn Khoái, Một số vấn đề về Hán văn Việt Nam nửa cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia, mã:
QG.0313, Hà Nội 2005;
- Đỗ Thúy Nhung, Hán văn Việt Nam đầu thể kỷ XX (Qua tư liệu Hán
văn Đông Kinh nghĩa thục), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.
Trong số các công trình nghiên cứu về Trung Quốc cũng như các công
trình nghiên cứu về sự tác động, ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt thời
cận đại, thì các công trình nghiên cứu về từ ngữ chính trị - xã hội Trung Quốc,
Việt Nam thời cận đại không nhiều. Nên trong luận văn này, tui lựa chọn,
khảo sát từ ngữ chính trị - xã hội trong một số văn bản thời cận đại Trung
Quốc qua hai phong trào Duy Tân Mậu Tuất và phong trào Tân văn hóa, tìm
ra những từ chính trị - xã hội xuất hiện trong các văn bản được lựa chọn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, thời kỳ cận đại Trung Quốc, do có nhiều biến
động về chính trị, xã hội cho nên sẽ có sự biến đổi về văn hoá, đồng nghĩa với
việc sẽ có những biến đổi về từ ngữ trên các văn bản cận đại. Như vậy đối
tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ chính trị - xã hội trên một số văn bản
cận đại, cụ thể hơn là một số tác phẩm bằng văn bản tiếng Hán của một số tác
giả tiêu biểu trong hai phong trào Duy Tân Mậu Tuất và Tân văn hóa Trung
Quốc
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu từ ngữ có thể chọn một thời kỳ, một giai đoạn nào đó
để nghiên cứu. Luận văn chọn giai đoạn cận đại của Trung Quốc để nghiên
cứu những từ ngữ chính trị, xã hội. Đây là thời kỳ diễn ra rất nhiều cuộc vận
động, xuất hiện những con người yêu nuớc của thời đại với những ý thức mới,
tư tưởng mới để đưa Trung Quốc thoát khỏi lạc hậu, hội nhập thế giới… Luận
văn sẽ chọn một số tác phẩm thích hợp của hai phong trào thời cận đại Trung
Quốc, phong trào Duy Tân Mậu Tuất, phong trào Tân văn hoá để khảo sát.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được những mục đích đã nêu, luận văn cần làm những nhiệm
vụ:
Trình bày một số vấn đề lý luận trực tiếp liên quan đến vấn đề khảo sát
như khái niệm thuật ngữ, nội dung hai phong trào Duy Tân Mậu Tuất và Tân
văn hóa.
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử, nội dung của hai phong trào chọn ra một số
văn bản tiếng Hán để khảo sát những từ ngữ chính trị - xã hội xuất hiện thời
cận đại Trung Quốc. Qua đó thấy được sự hiện diện của từ trong văn bản,
trình bày kết quả và đưa ra một số nhận xét về từ ngữ chính trị - xã hội thời
cận đại Trung Quốc.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên các văn bản được lựa chọn, ngoài việc sử dụng một số phương
pháp tư duy khoa học như quy nạp, diễn dịch… luận văn có sử dụng phuơng
pháp và thủ pháp như: vạch ranh giới từ, nhận diện từ, thống kê số lượng tần
số xuất hiện các từ ngữ, từ đó phân loại từ, nhóm các nhóm từ cố định mang
khái niệm chính trị - xã hội; giải thích nghĩa của từ và trình bày kết quả bằng
văn bản.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của luận văn sẽ có giá trị và hữu ích cho việc nghiên cứu ngôn
ngữ, từ ngữ chính trị, xã hội. Đặc biệt đây cũng sẽ là một tài liệu thiết thực và
hữu ích cho các thầy cô giáo, các sinh viên nghiên cứu, học tập tiếng Việt và
tiếng Hán nói riêng, nghiên cứu ngôn ngữ nói chung. Đồng thời nâng cao hiệu
quả sử dụng tiếng Hán
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trình bày các khái niệm, các vấn đề liên quan đến luận văn như: khái
niệm về thuật ngữ, tính chất thuật ngữ, khái niệm từ đơn tiết, đa tiết, vài nét
về phong trào Duy Tân Mậu Tuất và phong trào Tân văn hóa...
CHƢƠNG 2: TỪ NGỮ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC QUA
KHẢO SÁT MỘT SỐ VĂN BẢN TRONG PHONG TRÀO DUY TÂN
MẬU TUẤT
Trong phong trào Duy Tân Mậu Tuất, luận văn lựa chọn tác phẩm của
tác giả Lương Khải Siêu và tiến hành khảo sát từ ngữ chính trị - xã hội. Sau
khi nhận diện được các từ ngữ cần khảo sát, luận văn trình bày kết quả và đưa
ra một số nhận xét về từ ngữ chính trị - xã hội giai đoạn này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao Văn học 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của polysaccharide từ hạt me (Tamarindus indica L.) Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ trấu và khảo sát khả năng hấo phụ ion Pb2+ trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
J Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ trấu và khảo sát khả năng hấo phụ ion Pb2+ trong môi trườn InterNet 1
T Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt TP HCM từ 1/1/2001 đến 31/12/2003 Luận văn Kinh tế 0
P Mô thức thông tin trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (Khảo sát từ tháng 01. 2007 đến hết tháng 06. 2008) Luận văn Kinh tế 0
Z Khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nguyên liệu ðến khả năng trích ly anthocyanin từ bắp cải tím Khoa học Tự nhiên 2
S Khảo sát khả năng trích ly Catechin từ trà bằng Methanol Khoa học Tự nhiên 0
Q Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản và hệ dung môi đến hiệu suất trích ly Carotenoids từ vỏ tôm sú Khoa học Tự nhiên 0
N Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly Carotenoids từ phế liệu Tôm sú Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top