thanh_thanh6646
New Member
Gợi ý
1. Giải thích ý kiến
- Với người có lối sống ích kỉ thì những chuẩn mực đạo đức (tinh thần hi sinh, lòng nhân ái,…) chỉ là những giá trị xa lạ hay không có ý nghĩa gì.
- Thực chất, câu nói nhằm nêu lên những tác hại của lối sống ích kỉ và thông báo về một hiện tượng đời sống: thói ích kỉ đang trở thành lối sống của khá nhiều người trong xã hội.
2. Bàn luận về lối sống ích kỉ
- Ích kỉ là chỉ biết lợi ích của riêng mình. Người sống ích kỉ luôn nghĩ về lợi ích bản thân, lấy lợi ích cá nhân làm thước đo mọi giá trị, bất chấp quyền lợi của người khác.
- Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hoá về nhân cách. Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở nên xa lạ và lạc lõng.
- Người có lối sống ích kỉ thường xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh; đồng thời họ cũng không coi trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình yêu thương đồng loại, sự chia sẻ của người khác.
Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng.
- Lối sống ích kỉ đang tồn tại trong một bộ phận của đời sống xã hội và khi được che đậy bằng nhiều hình thức bống bẩy, giả tạo. Khi con người không dám đấu tranh với nó nghĩa là đang dung túng, tạo môi trường và điều kiện cho lối sống đó lên ngôi.
3 Bài học nhận thức và hành động (0.5 đỉểm)
- cần đấu tranh chống lại thối ích kỉ.
- Phải biết sống vị tha, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng.
* Phân tích ý nghĩa câu chuyện: "Cứu người chết đuối"
- Nêu lên tình huống truyện, cách ứng xử của nhân vật chính
- Ý nghĩa câu chuyện: Con người chỉ "cầm", "nắm" (nhận), ích kỉ cho dù cận kề cái chết. Câu chuyện nhấn mạnh thói ích kỉ, tham lam - một thói xấu của con người
* Suy nghĩa về "cho" và "nhận" trong cuộc sống
- Giải thích:
+ "Cho" và "nhận" là những quy luật của tự nhiên và của xã hội loài người. Trong xã hội, vấn đề này càng được nhận thức rõ ràng: không "cho" thì không thể nào "nhận" được.
+ Nêu những biểu hiện của "cho" và "nhận".
+ "Cho" và "nhận" có liên quan chặt chẽ với nhau như "vay" và "trả", "được" và "mất"
- Bình luận:
+ Vấn đề "cho" và "nhận" khó có thể đưa ra khuôn mẫu để đánh giá. Tùy từng giai đoạn, thời điểm, hoàn cảnh mà nó được nhìn nhận khác nhau.
+ Cái ta cho đôi khi không phải là tiền bạc, là vật chất mà còn là lòng nhân ái. Có nhiều cách để cho: đó là lòng tin, sự ủng hộ, sự tin tưởng........
+ "Cho" xứng đáng được ngợi ca với tinh thần biết sống vì người khác, một người vì mọi người. Lúc đó cái ta "cho" cũng là cái ta "nhận" và ta sẽ nhận được rất nhiều. Đó là lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ, trân trọng...
+ Trong cuộc đời không ít kẻ tham lam, chỉ muốn nhận, muốn "vay", không muốn "cho", muốn "trả". Có thể ban đầu người ấy sẽ được như ý muốn, nhưng dần dần sự ích kỉ, không chịu cống hiến sẽ đẩy họ đến sự cô đơn nhàm chán, cuộc đời sẽ trở nên tầm thường vô vị.
-> Hiện nay, có một bộ phận lớp trẻ chỉ biết nhận - từ cha mẹ, gia đình, người thân - để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại. Đó là những con người đáng phê phán
* Bài học về đạo lí và lối sống
- Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận được nhận thức một cách rõ ràng. Muốn đời sống được nâng nên, mỗi người phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, đem sức lực, tài năng cống hiến góp phần làm giàu cho Tổ quốc, cho bản thân. Lúc đó, cái ta cho cũng là cái ta nhận.
- Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài. Nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi sự đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực
1. Giải thích ý kiến
- Với người có lối sống ích kỉ thì những chuẩn mực đạo đức (tinh thần hi sinh, lòng nhân ái,…) chỉ là những giá trị xa lạ hay không có ý nghĩa gì.
- Thực chất, câu nói nhằm nêu lên những tác hại của lối sống ích kỉ và thông báo về một hiện tượng đời sống: thói ích kỉ đang trở thành lối sống của khá nhiều người trong xã hội.
2. Bàn luận về lối sống ích kỉ
- Ích kỉ là chỉ biết lợi ích của riêng mình. Người sống ích kỉ luôn nghĩ về lợi ích bản thân, lấy lợi ích cá nhân làm thước đo mọi giá trị, bất chấp quyền lợi của người khác.
- Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hoá về nhân cách. Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở nên xa lạ và lạc lõng.
- Người có lối sống ích kỉ thường xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh; đồng thời họ cũng không coi trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình yêu thương đồng loại, sự chia sẻ của người khác.
Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng.
- Lối sống ích kỉ đang tồn tại trong một bộ phận của đời sống xã hội và khi được che đậy bằng nhiều hình thức bống bẩy, giả tạo. Khi con người không dám đấu tranh với nó nghĩa là đang dung túng, tạo môi trường và điều kiện cho lối sống đó lên ngôi.
3 Bài học nhận thức và hành động (0.5 đỉểm)
- cần đấu tranh chống lại thối ích kỉ.
- Phải biết sống vị tha, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng.
* Phân tích ý nghĩa câu chuyện: "Cứu người chết đuối"
- Nêu lên tình huống truyện, cách ứng xử của nhân vật chính
- Ý nghĩa câu chuyện: Con người chỉ "cầm", "nắm" (nhận), ích kỉ cho dù cận kề cái chết. Câu chuyện nhấn mạnh thói ích kỉ, tham lam - một thói xấu của con người
* Suy nghĩa về "cho" và "nhận" trong cuộc sống
- Giải thích:
+ "Cho" và "nhận" là những quy luật của tự nhiên và của xã hội loài người. Trong xã hội, vấn đề này càng được nhận thức rõ ràng: không "cho" thì không thể nào "nhận" được.
+ Nêu những biểu hiện của "cho" và "nhận".
+ "Cho" và "nhận" có liên quan chặt chẽ với nhau như "vay" và "trả", "được" và "mất"
- Bình luận:
+ Vấn đề "cho" và "nhận" khó có thể đưa ra khuôn mẫu để đánh giá. Tùy từng giai đoạn, thời điểm, hoàn cảnh mà nó được nhìn nhận khác nhau.
+ Cái ta cho đôi khi không phải là tiền bạc, là vật chất mà còn là lòng nhân ái. Có nhiều cách để cho: đó là lòng tin, sự ủng hộ, sự tin tưởng........
+ "Cho" xứng đáng được ngợi ca với tinh thần biết sống vì người khác, một người vì mọi người. Lúc đó cái ta "cho" cũng là cái ta "nhận" và ta sẽ nhận được rất nhiều. Đó là lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ, trân trọng...
+ Trong cuộc đời không ít kẻ tham lam, chỉ muốn nhận, muốn "vay", không muốn "cho", muốn "trả". Có thể ban đầu người ấy sẽ được như ý muốn, nhưng dần dần sự ích kỉ, không chịu cống hiến sẽ đẩy họ đến sự cô đơn nhàm chán, cuộc đời sẽ trở nên tầm thường vô vị.
-> Hiện nay, có một bộ phận lớp trẻ chỉ biết nhận - từ cha mẹ, gia đình, người thân - để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại. Đó là những con người đáng phê phán
* Bài học về đạo lí và lối sống
- Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận được nhận thức một cách rõ ràng. Muốn đời sống được nâng nên, mỗi người phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, đem sức lực, tài năng cống hiến góp phần làm giàu cho Tổ quốc, cho bản thân. Lúc đó, cái ta cho cũng là cái ta nhận.
- Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài. Nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi sự đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực