daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC DÙNG
TRONG LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu 8
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nói chung (trong đó tín
ngưỡng thờ Mẫu được đề cập đến như một loại hình tín ngưỡng dân gian) 8
1.1.2. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu 12
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nói chung, tín ngưỡng
thờ Mẫu nói riêng dưới góc độ triết học 18
1.2. Lý thuyết, cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 19
1.2.1. Các lý thuyết áp dụng trong luận án 19
1.2.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 24
1.3. Các khái niệm đƣợc dùng trong luận án 26
1.3.1. Khái niệm tín ngưỡng dân gian 26
1.3.2. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 27
CHƢƠNG 2. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI
VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 32
2.1. Những cơ sở ảnh hƣởng đến sự hình thành và tồn tại tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 32
2.1.1. Sự ảnh hưởng của điều kiện địa – văn hóa, kinh tế - xã hội đối với quá trình
hình thành và tồn tại tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 32
2.1.2. Sự ảnh hưởng của các hình thái tôn giáo, tín ngưỡng đến sự hình thành và
tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 47
2.2. Lịch sử phát triển, điện thờ và một số nghi lễ cơ bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 65
2.2.1. Lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng
Bắc bộ 65
2.2.2. Điện thờ và một số nghi lễ cơ bản trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
vùng đồng bằng Bắc bộ 73
CHƢƠNG 3. QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG TÍN NGƢỠNG
THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 88
3.1. Quan niệm về con ngƣời và mối quan hệ giữa con ngƣời với xã hội trong tín
ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 88
3.1.1. Quan niệm về con người trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng
bằng Bắc bộ 88
3.1.2.Quan niệm về mối quan hệ giữa con người với xã hội trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 101
3.2. Quan niệm về tự nhiên và mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong tín ngƣỡng
thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ 121
3.2.1. Quan niệm về tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng
bằng Bắc Bộ 121
3.2.2. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 132
CHƢƠNG 4. XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 146
4.1. Nguyên nhân và biểu hiện xu hƣớng vận động của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay 146
4.1.1. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động của tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay 146
4.1.2. Một số xu hướng vận động của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng
đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay 151
4.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực trong sự
phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai
đoạn hiện nay 161
4.2.1. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực của tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay 161
4.2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực trong sự phát
triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay 165
KẾT LUẬN 173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo hết sức
phong phú và đa dạng. Bên cạnh những hình thức tôn giáo hiện đại đƣợc du
nhập từ bên ngoài vào nhƣ Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… hay đƣợc hình
thành tại Việt Nam nhƣ: Cao Đài, Hoà Hảo thì hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều
tín ngƣỡng bản địa nhƣ tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ Thành
hoàng làng, tín ngƣỡng thờ Mẫu…
Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân gian của ngƣời
Việt đƣợc tích hợp bởi ba lớp thờ là thờ nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam
phủ - Tứ phủ. Trong quá trình phát triển của mình, tín ngƣỡng thờ Mẫu đã
tiếp nhận và chịu ảnh hƣởng của một số loại hình tín ngƣỡng tôn giáo khác
nhƣ tín ngƣỡng thờ thần tự nhiên, Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Với sự tự
điều chỉnh và tiếp nhận nội dung từ nhiều các tôn giáo tín ngƣỡng khác nên
tín ngƣỡng thờ Mẫu đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong đời sống tâm
linh của ngƣời Việt nói chung, ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng.
Không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh của ngƣời Việt,
tín ngƣỡng thờ Mẫu nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng
đồng bằng Bắc bộ nói riêng còn trở thành một bộ phận, một yếu tố không thể
thiếu để cấu thành nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.
Với việc tôn thờ ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ, coi ngƣời mẹ là đấng sáng
tạo, bảo trợ cho sự tồn tại và phát triển của đất nƣớc, con ngƣời, tín ngƣỡng
thờ Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc trƣng văn hoá không chỉ của ngƣời Việt mà
còn của nhiều dân tộc thiểu số khác hiện đang sinh sống trên đất nƣớc Việt
Nam. Không những vậy, tín ngƣỡng thờ Mẫu còn góp phần bảo lƣu và phát
triển những giá trị truyền thống và đạo lý tốt đẹp của ngƣời Việt nhƣ: đạo lý

“uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”, truyền thống yêu
nƣớc chống giặc ngoại xâm, truyền thống tôn trọng ngƣời phụ nữ. Đồng thời,
nó cũng góp phần tăng cƣờng ý thức liên kết cộng đồng cũng nhƣ có vai trò
quan trọng trong đời sống tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Việt nói chung,
ngƣời Việt đồng bằng Bắc bộ nói riêng trong lịch sử cũng nhƣ hiện tại.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tích cực của tín ngƣỡng thờ
Mẫu, còn rất nhiều yếu tố dễ bị lợi dụng trở thành hiện tƣợng mê tín dị đoan,
gây lãng phí thời gian, tiền của, sức khoẻ của nhân dân, ảnh hƣởng đến sự
phát triển lành mạnh của các quan hệ xã hội, cản trở sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và nhân dân
ta đang tiến hành.
Trong Hội nghị Trung ƣơng Bảy (Khoá IX) về công tác tôn giáo, Đảng
ta đã khẳng định: “tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nƣớc ta”[22, tr. 48] và việc “giữ gìn và phát huy những giá trị tích
cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những ngƣời có công với Tổ
quốc, dân tộc và nhân dân”[22, tr. 55] là một bộ phận quan trọng trong quan
điểm chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngƣỡng.
Việc nghiên cứu để chỉ ra những giá trị và hạn chế của tín ngƣỡng thờ
Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ (dƣới nhiều góc độ) đã đƣợc
nhiều công trình thực hiện. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, mặc dù tín ngƣỡng
thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ mới chỉ phát triển là một loại
hình tín ngƣỡng dân gian, nhƣng nội dung và nghi lễ của nó cũng chứa đựng
những yếu tố mang tính tƣ tƣởng phản ánh thái độ và nhận thức của ngƣời
Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên cũng
nhƣ trong mối quan hệ với xã hội mà họ đang sống.
Vì vậy, nếu nhƣ việc nghiên cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu vùng đồng bằng
Bắc bộ đƣợc tiến hành dƣới góc độ triết học sẽ góp phần làm rõ hơn, sâu sắc
thêm giá trị về mặt tƣ tƣởng triết học của loại hình tín ngƣỡng này, qua đó
giúp cho chúng ta có đƣợc cái nhìn khách quan hơn về nó, đặc biệt khi có rất
nhiều các ý kiến nhận xét trái chiều về vai trò và tác động của tín ngƣỡng thờ
Mẫu trong tình hình hiện nay.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tui đã chọn vấn đề Khía cạnh triết
học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ làm đề
tài luận án tiến sỹ chuyên ngành CNDVBC và CNDVLS.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích:
Phân tích khía cạnh triết học trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt
vùng đồng bằng Bắc bộ.
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu những cơ sở ảnh hƣởng đến sự hình thành và tồn tại của tín
ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ; khái lƣợc lịch sử
phát triển, điện thờ và một số nghi lễ cơ bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ.
- Khái quát những khía cạnh triết học trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ thông qua quan niệm về con ngƣời, tự
nhiên, về mối quan hệ giữa con ngƣời với xã hội và tự nhiên trong tín ngƣỡng
thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ.
- Chỉ ra những xu hƣớng vận động hiện nay của tín ngƣỡng thờ Mẫu
của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ, trên cơ sở đó, đƣa ra những kiến nghị
và giải pháp nhằm phát huy những giá trị và hạn chế những tiêu cực của loại
hình tín ngƣỡng này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng
đồng bằng Bắc bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khía cạnh triết học với trọng tâm là quan niệm
về con ngƣời, tự nhiên, về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và mối
quan hệ giữa con ngƣời với xã hội trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt
vùng đồng bằng Bắc bộ.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã khái quát và hệ thống đƣợc những nội dung cơ bản liên
quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ dƣới
góc độ triết học.
- Luận án đã chỉ ra những khía cạnh triết học trong tín ngƣỡng thờ Mẫu
của ngƣời Việt thông qua việc làm rõ cơ sở ra đời, những quan niệm về thế
giới, con ngƣời, về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và mối quan hệ
giữa con ngƣời với xã hội.
- Luận án đã chỉ ra những xu hƣớng biến đổi của tín ngƣỡng thờ Mẫu
của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay, cũng nhƣ bƣớc đầu đề xuất
một số kiến nghị và giải pháp trong việc phát huy những giá trị tích cực và
hạn chế những tiêu cực của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng
bằng Bắc bộ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đóng góp một phần cho việc nghiên cứu những giá trị văn
hoá truyền thống Việt Nam nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy những môn học có liên quan đến văn hoá truyền thống, tín ngƣỡng, tôn
giáo ở Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận án
Luận án gồm 4 chƣơng 9 tiết, cùng phần mở đầu, kết luận, danh mục
công trình của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ KHÁI NIỆM
ĐƢỢC DÙNG TRONG LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu
Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng đã và đang đƣợc
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau.
Những công trình này có thể nằm độc lập hay nằm trong những công trình về
tín ngƣỡng dân gian nói chung.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nói chung
(trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu được đề cập đến như một loại hình tín ngưỡng
dân gian)
Cho đến nay, vấn đề có hay không có cái gọi là “tín ngƣỡng dân gian”
vẫn còn đang đƣợc các nhà nghiên cứu tranh luận. Mặc dù vậy, thuật ngữ “tín
ngƣỡng dân gian” đã đƣợc dùng khá phổ biến trong các công trình khoa học
cũng nhƣ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trong số các công trình
nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt, hầu hết đều cho rằng tín
ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân gian. Tất nhiên, bên cạnh đó
cũng có một số tác giả gọi tín ngƣỡng thờ Mẫu dƣới một tên gọi khác nhƣ:
Đạo Mẫu, tục thờ Mẫu…
Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian
với sự thừa nhận tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ là một bộ phận của loại hình tín
ngƣỡng này nhƣ:
Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng
Duy [16]. Trong công trình này, tác giả cho rằng ở Việt Nam từ xƣa cho tới
nay không hề có tôn giáo, mà chỉ có các hình thái tín ngƣỡng là: tín ngƣỡng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top