vit_tiny

New Member
Luận văn luật:

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường, mô hình kinh tế nhiều thành phần hình thành, phát triển đã mang đến cho
nền kinh tế Việt Nam những nét đặc thù rõ rệt so với các nền kinh tế ở các quốc gia
khác trên thế giới. Hệ thống công ty hiện nay của chúng ta là hệ quả tất yếu từ quá
trình chuyển đổi và phát triển kinh tế trong hơn 20 năm qua. Với cấu tạo đa dạng và
phức tạp, hoạt động của công ty nhà nước, công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư
nước ngoài đều có những đặc điểm và mang lại những giá trị riêng, không thể phủ
nhận sức ảnh hưởng mạnh mẽ của công ty đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Ngược lại, nhiệm vụ của Nhà nước là tạo ra những cơ chế điều tiết hiệu quả đối với
các công ty này trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng cho các đối tượng tham
gia vào công ty và vì lợi ích chung của nền kinh tế - xã hội.
Về bản chất công ty chính là một hợp đồng, khi góp vốn vào công ty các thành
viên đã tự nguyện cam kết vào một khế ước chung mà nền tảng là nguyên tắc tự do
kinh doanh, tự do kết ước và tự do lập hội. Một công ty hiệu quả, đạt được mục đích
chung mà các thành viên hướng tới đòi hỏi các thành viên trong công ty phải thiện
chí, thực hiện công việc của công ty như thực hiện công việc của chính bản thân
mình [13] [8]. Xét về mục tiêu thì pháp luật điều chỉnh chung, điều lệ công ty và
các văn bản nội bộ của công ty luôn hướng tới việc làm sao để đạt được những hiệu
quả trên. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của công ty, không phải lúc nào các
thành viên trong công ty cũng thực hiện đúng thỏa thuận chung và nghĩa vụ của
mình.
Thực tế, vấn đề lợi dụng công ty để tư lợi cho bản thân đã và đang diễn ra
ngày càng phức tạp, đáng báo động ở Việt Nam. Luận giải cho thực tế này cũng rất
dễ hiểu bởi kinh doanh vốn là hoạt động đa dạng và phức tạp trong khi nghĩa vụ
trên của các thành viên xuất phát từ nền tảng đạo đức, những đòi hỏi về tính thiện

chí, trung thực, cẩn trọng đều rất mơ hồ và khác nhau trong những tình huống khác
nhau. Vì vậy, các thành viên trong công ty rất có thể bỏ qua lợi ích của công ty, của
các chủ sở hữu khác để mưu lợi và thu lợi riêng cho bản thân thông qua các giao
dịch của công ty.
Các giao dịch tư lợi nảy sinh sẽ gây thiệt hại về tài sản, uy tín của công ty, ảnh
hưởng đến quyền lợi của các thành viên công ty, của các chủ thể có quyền lợi liên
quan, kéo theo đó là ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ của công ty khi công
ty không còn đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ. Ở phạm vi rộng
hơn, các giao dịch tư lợi làm thất thoát tài sản của Nhà nước và xã hội, dẫn đến
nhiều hệ quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đạo đức
kinh doanh và nền kinh tế của quốc gia. Do đó, kiểm soát các giao dịch có khả năng
tư lợi là vô cùng cần thiết và cấp bách nhằm bảo vệ lợi ích cho không chỉ bản thân
công ty và các thành viên công ty mà còn đảm bảo quyền lợi của tất cả các chủ thể
tham gia giao dịch với công ty, vì lợi ích chung của quốc gia và toàn xã hội.
Trên thế giới, kiểm soát giao dịch tư lợi không còn là mới mẻ, nhưng pháp luật
Việt Nam chưa có sự quan tâm thích đáng đến vấn đề này trên cả phương diện lý
luận và thực tiễn. Mặc dù, Luật Doanh nghiệp 1999 đã tạo bước khởi đầu cho việc
xác lập cơ chế kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi và cơ chế này được cải thiện
hơn ở Luật Doanh nghiệp 2005. Pháp luật hiện tại về kiểm soát giao dịch có khả
năng tư lợi đã xác định hai loại giao dịch có khả năng tư lợi là đối tượng bị kiểm
soát gồm: giao dịch giữa công ty với những người có liên quan và giao dịch có giá
trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của các hoạt động kinh doanh
vốn đã đa dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực thì việc hoàn thiện pháp luật
nhằm kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi là rất cần thiết và cấp bách. Đặc
biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hạn chế và
kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
một môi trường kinh doanh lành mạnh. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát các giao dịch có khả năng tư
lợi trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan đến
kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi. Cụ thể, luận văn nghiên cứu về các giao
dịch có khả năng tư lợi là đối tượng bị kiểm soát và các biện pháp nhằm kiểm soát
các giao dịch có khả năng tư lợi.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các giao dịch có khả năng tư
lợi trong mô hình công ty cổ phần. Luận văn đi sâu nghiên cứu các quy định liên
quan đến kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần trong luật
Doanh nghiệp, đồng thời có sự liên hệ với các quy định trong một số luật liên quan
như: Luật Phá sản, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán…
3. Tình hình nghiên cứu
Kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi đã được đề cập khá nhiều, đặc biệt
là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Vấn đề này đã được các chuyên gia, các nhà
nghiên cứu kinh tế, luật học rất quan tâm, có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu như: Luận văn thạc sỹ “Một số vấn đề pháp lý về giao dịch trục lợi” của tác giả
Vũ Thị Thanh Tâm; Luận văn thạc sỹ “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát
sinh tư lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005” của tác giả Ngô Thị
Bích Phương; bài viết trên Tạp chí Luật học số 1/2004 “Kiểm soát các giao dịch tư
lợi trong công ty theo Luật Doanh nghiệp” của Ths. Lê Đình Vinh; bài viết “Kiểm
soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật Doanh nghiệp 2005” của
Ths. Trần Thị Bảo Ánh... Ngoài ra, vấn đề kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi
cũng đã được đề cập trong một số giáo trình và sách tham khảo của các trường đại
học như: Giáo trình Luật Thương mại – Phần chung và thương nhân của PGS.TS
Ngô Huy Cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, kiểm soát

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyenthihoa111

New Member
anh/ chị có file của bài Kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần theo pháp luật việt nam . cho em link file với ạ, e có mua trên mạng nhưng nộp thẻ do trang mạng đòi 30k không hiểu sao không nộp rồi hấn bảo em bị sai.May quá tìm được trang này anh/ chị giúp e với ạ. e xin Thank rất nhiều, em đang rất rất cần gấp ạ, huhu. anh/ chị giúp em với ạ.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Nghiên cứu kiểm soát các “lỗ hổng an ninh” trên cổng điện tử Luận văn Kinh tế 0
L Khảo sát quy trình và xác định các điểm kiểm soát giới hạn trên dây chuyền sản xuất bánh Pía Khoa học Tự nhiên 2
M Khảo sát các phương pháp xử lý nguyên liệu và biện pháp kiểm soát chất lượng đến khả năng ức chế vi sinh vật ở các công đoạn sản xuất sản phẩm cá Tra Fillet đông lạnh Khoa học Tự nhiên 0
G Khảo sát các phương pháp xử lý nguyên liệu và biện pháp kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cá Tra Fillet đông lạnh Khoa học Tự nhiên 0
M Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Các phương pháp mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 2
T Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn tpHCM Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top