eya_ox_cuaem9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nêu một số vấn đề lý luận về giai đoạn khởi tố - điều tra và hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra trong tố tụng hình sự. Nghiên cứu pháp luật về kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự. Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểmsát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ -
ĐIỀU TRA VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT KHỞI TỐ -
ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
5
1.1. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra
vụ án hình sự
6
1.2. Kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án
hình sự
12
1.3. Mối quan hệ giữa cơ quan điểu tra và viện kiểm sát trong khởi
tố, điều tra vụ án hình sự
29
1.4. Tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong
khởi tố, điểm tra vụ án hình sự
35
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ - ĐIỀU TRA CÁC VỤ
ÁN HÌNH SỰ
40
2.1. Kiểm sát giai đoạn khởi tố 40
2.2. Kiểm sát hoạt động điều tra 50
2.3. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn 67
2.4. Kiểm sát đình chỉ điều tra vụ án hình sự của CQĐT 79
Chương 3: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG
GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ - ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
85
3.1. Thực trạng kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi
tố - điều tra vụ án hình sự
85
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kiểm sát
khởi tố - điều tra vụ án hình sự
103
3.3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm sát hoạt động
tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự
107
KẾT LUẬN 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư
pháp trong đó có Viện kiểm sát (VKS) là một đòi hỏi có tính cấp bách của
Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: "Viện kiểm sát nhân dân tập trung làm tốt chức
năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp", yêu cầu trên đã được thể chế
hóa trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức VKS năm 2002.
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án
hình sự thể hiện chức năng của VKS, bảo đảm hoạt động khởi tố - điều tra
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm và người phạm
tội, không làm oan người vô tội. Đồng thời còn là biểu hiện của việc thực hiện
quyền lực nhà nước góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nghị quyết số 08/NQTW ngày 2/1/2002
của Bộ chính trị đã đặt ra yêu cầu: "Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức
năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp.
Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong
suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm
tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm
của những người tiến hành tố tụng làm nhiệm vụ... Tăng cường công tác kiểm
sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa cần
bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm
giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt, giữ. Viện
kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ,
tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình". Để đáp ứng yêu
cầu này ngành kiểm sát phải không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện
chức năng của mình trong quá trình giải quyết vụ án.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, VKS đã cố gắng thực hiện tốt
chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự
góp phần có hiệu quả trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, bên
cạnh kết quả đạt được, hoạt động của VKS vẫn còn có những hạn chế trong
việc thực hiện chức năng của mình, như: Vẫn để xảy ra tình trạng hồ sơ vụ án
phải trả để điều tra bổ sung nhiều, vẫn còn nhiều người bị bắt, khởi tố, điều
tra oan, sai. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(VKSNDTC) trong năm 2000: Trong cả nước có 92/ 8850 người bị lạm dụng
bắt khẩn cấp; Cơ quan điều tra (CQĐT) và VKS đã đình chỉ 362 vụ án vì
không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trong số bị can bị đình
chỉ thì có 1939 người bị áp dụng biện pháp tạm giam; trong thời gian từ
1/12/2001 đến 31/11/2002 trong cả nước có 1925 vụ/ tổng số 49684 vụ án
VKS các cấp phải trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung v.v... Những hạn chế đó
đã gây ra những hậu quả về danh dự, nhân phẩm cũng như vật chất đối với
những người bị bắt, khởi tố - điều tra oan, sai hơn nữa còn làm ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín của ngành kiểm sát nói riêng và các cơ quan bảo vệ
pháp luật nói chung trước quần chúng nhân dân và dư luận xã hội.
Thời gian qua Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều văn
bản pháp luật như: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức VKS năm
2002 và BLTTHS năm 2003 nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ
quan tư pháp nói chung và VKS nói riêng. Các văn bản pháp luật trên có
nhiều quy định mới liên quan đến chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của
VKS. Vì vậy, cần nghiên cứu làm rõ nội dung các quy định của luật góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của VKS.
Từ các yêu cầu đặt ra nói trên, thì việc nghiên cứu chức năng "Kiểm
sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của
Viện kiểm sát" là hết sức cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Nên tui đã chọn đề tài này làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS trong giai đoạn khởi tố - điều tra
vụ án hình sự là một đề tài rộng. Đề tài này đã được một số tác giả nghiên cứu
và các công trình khoa học đó đã công bố, như: Tác giả Nguyễn Thành Trì,
Luận văn cao học luật, năm 1996 "Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
giai đoạn khởi tố điều tra án hình sự"; tác giả Vũ Thị Xuân Nhuệ, Luận văn
cao học luật, năm 1998, "Một số hoạt động kiểm sát điều tra án kinh tế tại
thành phố Hồ Chí Minh". Các công trình khoa học nói trên mặc dù có đề cập
đến chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS, nhưng lại
nghiên cứu đối với vụ án kinh tế hay mới dừng lại ở hoạt động nghiệp vụ
kiểm sát khởi tố - điều tra, mà chưa đi sâu làm rõ về mặt lý luận chức năng
kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự là một trong
hai chức năng chính của VKS. Hơn nữa, các công trình khoa học đó nghiên
cứu trên cơ sở các quy định của các văn bản pháp luật quy định chức năng
kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự trước đây,
hiện nay các văn bản pháp luật đó đã được sửa đổi, bổ sung với nhiều quy
định mới. Do vậy, hiện nay tiếp tục cần có sự nghiên cứu cụ thể và toàn diện
hơn.
Luận văn nghiên cứu tương đối toàn diện lý luận và thực tiễn chức
năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chức năng "Kiểm sát hoạt động tư pháp của
Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự" nhằm làm rõ
bản chất của hoạt động này trong giai đoạn khởi tố - điều tra và mối liên hệ
chặt chẽ giữa các khâu kiểm sát trong hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra vụ
án hình sự. Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm sát tư pháp
của VKS trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự từ năm 1999 đến
nay. Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế của hoạt động này và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS trong
giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự.
Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ lý luận về giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự;
hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra trong tố tụng hình sự.
- Khảo sát thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS, từ đó thấy được
những ưu điểm, tích cực và mặt hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến
nghị nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chức năng này.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận cơ bản về
giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự và hoạt động kiểm sát của VKS
trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự. Luận văn giới hạn việc khảo
sát thực tiễn từ năm 1999 đến nay trên địa bàn toàn quốc.
4. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn
Các kết quả của luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học góp
phần xây dựng một cách nhìn toàn diện về hoạt động kiểm sát của VKS trong
giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự. Qua đó thấy được vai trò to lớn của
VKS trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Luận văn có nêu ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác Kiểm sát hoạt động tư pháp trong
giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS. Đồng thời, trong quá trình
nghiên cứu tác giả có sự so sánh giữa các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) 1988 với các quy định của BLTTHS 2003 để thấy được những
điểm mới liên quan đến hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự.
Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cũng như làm tài liệu cho các cán bộ
kiểm sát trong hoạt động nghiệp vụ của mình.
5. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin với phương pháp luận là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Đồng thời để phục vụ các nhiệm vụ khoa đặt ra từ đề tài luận văn, luận
văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp,
so sánh và khảo sát thực tế.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giai đoạn khởi tố - điều tra và
hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra trong tố tụng hình sự.
Chương 2: Pháp luật về kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn
khởi tố - điều tra vụ án hình sự.
Chương 3: Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm
sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

denthuilui

New Member
Re: Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát: Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

bạn cho mình xin link bài này với
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện công tác tổ chức và xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
B Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng Luận văn Kinh tế 2
S Hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
M Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá1 Luận văn Luật 0
S vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại Luận văn Luật 0
Q giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Luận văn Luật 0
R Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
K Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top