son9972002

New Member

Download miễn phí Đề tài Kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện





 

Lời nói đầu.1

Phần I: Cơ sở lí luận về kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính.3

I/ Nội dung và đặc điểm của các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3

1/ Nội dung và ý nghĩa của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 3

2/ Đặc điểm của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 5

3/ Hệ thống các mục tiêu kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính 6

4/ Trình tự kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính 9

4.1/ Chuẩn bị kiểm toán 10

4.2/ Thực hành kiểm toán. 16

4.3/ Kết thúc kiểm toán 18

II/ Kiểm toán doanh thu 19

1/ Một số quy định về kiểm toán doanh thu 19

1.1/ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: 19

1.2/ Doanh thu khác: 19

2/ Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu 20

3/ Những rủi ro thường gặp trong việc kiểm toán doanh thu 20

4/ Kiểm toán doanh thu và thu nhập khác 21

4.1/ Đối với tài khoản 511, tài khoản 512 21

4.2/ Đối với các khoản giảm trừ doanh thu (TK 531, TK 532) 23

4.3 / Đối với doanh thu hoạt đông tài chính (TK 515) và thu nhập khác (TK 711). 24

III/ Kiểm toán chi phí 26

1/ Đối với chi phí sản xuất kinh doanh: 26

2/ Đối với các khoản chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác: 29

3/ Kiểm tra chi tiết đối với chi phí 29

3.1/ Đối với chi phí sản xuất kinh doanh 30

3.2/ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30

3.3/ Đối với chi phí nhân công trực tiếp 31

3.4/ Đối với chi phí sản xuất chung 32

3.5/ Đối với chi phí bán hàng (TK 641) và chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) 34

4/ Kiểm tra chi tiết đối với chi phí tài chính và chi phí khác 35

4.1/ Đối với chi phí tài chính 35

 4.2/ Đối với chi phí khác.31.

IV/ Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước 36

1/ Yêu cầu của việc kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 37

2/ Nội dung kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 37

2.1/ Xem xét, kiểm tra số dư đầu kỳ của tất cả các khoản nộp Nhà nước về: 37

2.2/ Xem xét kiểm tra các khoản phải nộp Nhà nước phát sinh trong kỳ bao gồm: 38

2.3/ Xem xét, kiểm tra số thuế đã nộp Nhà nước trong kỳ báo cáo 39

2.4/ Xem xét, kiểm tra số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ 39

Phần II: Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện.35

Chương I: Giới thiệu về Công ty dịch vụ tư ván tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) .35

I. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) 40

II. Quy trình kiểm toán chung được thực hiện tại AASC. 46

Chương II: Thực tiễn kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại Công ty ABC.49

Phần III: Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại AASC.87

I/ Những bài học kinh nghiệm của AASC trong kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 87

1/ Giai doạn chuẩn bị kiểm toán 87

2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán 88

3/ Giai đoạn kết thúc kiểm toán 89

II/ Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại AASC 90

1/ Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại AASC 90

2/ Một số phương hướng hoàn thiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại AASC 91

2.1/ Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ 91

2.2/ Đánh giá tính trọng yếu trong quá trình kiểm toán 92

3/ Chọn mẫu khi kiểm toán 93

4/ Việc ghi chép của Kiểm toán viên 93

Kết luận.94

Tài liệu tham khảo.96

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hí sản xuất chung vào tài khoản chi phí chờ kết chuyển (nếu có).
- Trên cơ sở sổ kế toán chi tiết, kiểm tra chọn mẫu các chi phí thuê ngoài (như chi phí nhân công, nhà kho, bến bãi…); một số khoản giao dịch, tiếp khách, khen thưởng, ủng hộ…
3.5/ Đối với chi phí bán hàng (TK 641) và chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)
Việc thực hiện các thủ tục và phương pháp kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tương tự như việc thực hiện các thủ tục và phương pháp kiểm toán chi phí sản xuất chung. Trong quá trình kiểm tra chi tiết các khoản chi trong khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Kiểm toán viên cần kết hợp với kết quả kiểm toán của các khoản mục có liên quan trong Bảng cân đối kế toán như tiền lương nhân viên, khấu hao tài sản cố định, tiền mặt… Kiểm toán viên xem xét tính đúng đắn trong việc tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phù hợp với quy định hiện hành.
Trong chi phí bán hàng có chi phí quảng cáo, vận chuyển, giao dịch, hoa hồng bán hàng, lương cho nhân viên bán hàng, khấu hao cho bộ phận bán hàng và các chi phí khác liên quan đến hoạt động bán hàng. Trong đó kiểm toán viên cần lưu ý tới các chi phí quảng cáo, tiếp khách, hội nghị quy định không quá 7% tổng chi phí.
Trong hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán thường cố tình hay nhầm lẫn hạch toán các khoản chi không thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 642 như các khoản chi mang tính chất phúc lợi, chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định…
Mặt khác có một số thu nhập khác lại được hạch toán vào giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó khi kiểm tra cần kiểm tra số chi trên sổ cái với sổ chi tiết và trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có khớp với nhau không. Sau đó kiểm toán viên kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trên quy tắc chọn mẫu để xem xét tính đúng đắn trong việc hạch toán vào tài khoản.
4/ Kiểm tra chi tiết đối với chi phí tài chính và chi phí khác
4.1/ Đối với chi phí tài chính
- Đối với khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh cần kiểm tra hợp đồng liên doanh, biên bản họp hội đồng quản trị của công ty liên doanh liên quan đến việc phân chia kết quả (lãi, lỗ) của liên doanh. Bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán (hay quyết toán bởi cơ quan có thẩm quyền) của liên doanh.
- Đối chiếu với phần hành kiểm toán các khoản vay để xem việc kiểm tra các phiếu bảng tính lãi vay có giá trị lớn (quy định VND); đối chiếu với các hợp đồng liên quan; so sánh với các mức lãi suất quy định hiện hành của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng nếu có). Lưu ý nguyên tắc chia cắt niên độ trong hạch toán bằng các cách kiểm tra phiếu bảng tính lãi lần cuối cùng trong kỳ (đối chiếu với phần tiền vay, tiền gửi ngân hàng); kiểm tra bút toán hạch toán.
- Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá: Đối chiếu với phần hành kiểm toán chênh lệch tỷ giá (TK 413).
- Đối với các khoản chi chiết khấu trong thanh toán cho người mua hàng hoá dịch vụ cần kiểm tra các bằng chứng cho khoản chiết khấu. Có thể đối chiếu với các phần hành khác có liên quan (khoản phải thu, tiền, doanh thu)
4.2/ Đối với chi phí khác.
- Đối chiếu với các tài liệu bổ sung cần thiết trong từng trường hợp. kiểm toán viên luôn phải chú ý đến sự phê duyệt của những người có thẩm quyền mà thường là Ban Giám đốc và người phụ trách tài chính.
- Lưu ý giá trị còn lại của tài sản được thanh lý nhượng bán (kiểm tra các quy định, biên bản thanh lý, sổ hay thẻ tài sản, các phiếu thu, phiếu chi) kết hợp với kết quả kiểm toán khoản mục tài sản cố định, tiền, công nợ phải trả.
- Kiểm tra căn cứ xác định các khoản chi từ năm tài chính trước bị nhầm lẫn hay bỏ sót được hạch toán vào năm nay.
- Kiểm tra các khoản chi hạch toán vào chi phí khác hay không được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi tiến hành các thử nghiệm chi tiết kiểm toán viên phải hoàn thiện giấy tờ làm việc và giải quyết những vấn đề còn tồn tại nếu có như phát hiện các sai phạm trong hạch toán doanh thu, chi phí… Kiểm toán viên đưa ra các bút toán điều chỉnh, trao đổi với khách hàng về các sai phạm đó và về các bút toán điều chỉnh. Sau đó lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện nộp lại cho trưởng đoàn kiểm toán để tổng hợp kết quả kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính.
IV/ Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước là trách nhiệm bắt buộc là yêu cầu pháp lý đối với tất cả các doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật. Vì vậy kiểm toán nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước cũng là một nội dung quan trọng trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, hằng năm các doanh nghiệp quốc doanh phải thực hiện đầy đủ với Nhà nước về thuế các loại (thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất, thuế sử dụng vốn, thuế tiêu thụ đắc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp..) về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản lệ phí và các khoản phải nộp khác.
1/ Yêu cầu của việc kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Thu thập bằng chứng chứng minh việc tính toán và xác định các khoản nghĩa vụ (thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản lệ phí..) mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước trong kì kế toán đã đầy đủ, chính xác và đúng với quy định hiện hành.
Thu thập bằng chứng chứng minh tình hình thu nộp đối với Nhà nước của doanh nghiệp có kịp thời đầy đủ, chính xác và đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền không. Có tồn đọng và gây thất thu cho Nhà nước hay gây thiệt hại cho doanh nghiệp không.
Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2/ Nội dung kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
2.1/ Xem xét, kiểm tra số dư đầu kỳ của tất cả các khoản nộp Nhà nước về:
Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.. các khoản lệ phí và các khoản phải nộp khác, trong đó cần tập trung vào các công việc cụ thể sau:
- Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ kế toán kỳ trước với số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) kỳ trước.
- Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) kỳ trước với số dư đầu kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả kinh doanh) kỳ này.
Trường hợp đã có số liệu kiểm tra quyết toán tài chính kỳ trước của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải điều chỉnh số liệu (số dư cuối kỳ trước, số dư đầu kỳ này) theo số liệu trên biên bản kiểm tra quyết toán tài chính.
2.2/ Xem xét kiểm tra các khoản phải nộp Nhà nước phát sinh trong kỳ bao gồm:
Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản phải nộp khác để bảo đảm yêu cầu công tác xem xét, kiểm tra, kiểm toán có thể thực hiện một số cô...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty tnhh hãng kiểm toán aasc Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo thực tập tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC Kế toán & Kiểm toán 0
D Báo cáo thực tập tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC Kế toán & Kiểm toán 0
D Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
N Báo cáo kiến tập thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn MKF Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top