daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
TÓM TẮT
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa
thường gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới và tại Việt Nam. Theo WHO (2010),
UTCTC có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra
rằng, kiến thức, thực hành phòng bệnh của phụ nữ còn hạn chế có thể là yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng UTCTC. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều
nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu về kiến thức, thực hành của bà mẹ có
con gái 11-14 tuổi học tại trường THCS Dịch Vọng, quận cầu Giấy từ tháng 4/2012
đến tháng 8/2012. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, số liệu được
thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 205 bà mẹ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 98,0% bà mẹ nghe đến bệnh UTCTC. 39,0%,
63,9% và 29,3% bà mẹ có kiến thức chung về bệnh, kiến thức về vắc-xin và kiến
thức về sàng lọc đạt. về thực hành phòng bệnh, 89,0% và 54,8% bà mẹ đạt về thực
hành khám sàng lọc UTCTC và làm phiến đồ âm đạo - cổ tử cung (PĐÂĐ-CTC).
Chỉ có 6,0% học sinh nữ 11-14 tuổi đã tiêm vắc-xin HPV phòng bệnh UTCTC.
58,7% bà mẹ dự định cho con gái tiêm vắc-xin HPV. Việc mẹ từng khám phụ khoa
ít nhất 1 lần trong 1 năm có liên quan đến kiến thức chung về bệnh UTCTC và kiến
thức về sàng lọc UTCTC. Yếu tố liên quan đến thực hành khám sàng lọc UTCTC
bằng PĐÂĐ-CTC của mẹ là trình độ học vấn và số lần sinh con. Yếu tố liên quan
đến tiêm vắc-xin cho con gái là tuổi của mẹ và kiến thức về vắc-xin. Yếu tố liên
quan đến dự định cho con gái tiêm vắc-xin là tuổi của mẹ, lo ngại về tác dụng phụ
của vắc-xin. Nguồn thông tin đối tượng nhận được về UTCTC, vắc-xin, sàng lọc
UTCTC là truyền hình (92,0%; 74,1% và 85,4%). 96,0% và 68,2% bà mẹ có nhu
cầu thông tin về bệnh và phòng bệnh UTCTC từ tờ rơi và CBYT. Nghiên cứu đưa
ra một số khuyến nghị: Tăng cường truyền thông với nhiều hình thức, đặc biệt là tờ
rơi và CBYT, hướng đến đối tượng phụ nữ có con gái 11-14 tuổi tại các phường
thuộc quận cầu Giấy. Các bà mẹ cần tìm hiểu nhiều hơn về bệnh UTCTC và các
biện pháp phòng bệnh cũng như too đổi với chồng con về UTCTC để có quyết định
đúng đắn về việc đi khám sàng lọc định kỳ và cho con gái tiêm vắc-xin HPV. Ngoài
ra, các bà mẹ cũng cần khám phụ khoa đều đặn vì qua đó họ có thể tiếp cận được
với nguồn thông tin đáng tin cậy về UTCTC và được tư vấn hay được khám sàng
lọc.
ĐẶT VẤN ĐÈ
Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư phụ khoa thường gặp nhất ở
phụ nữ. Gánh nặng bệnh tật của UTCTC gây ra đứng thứ hai sau ung thư vú. Hàng
năm, có hơn nửa triệu trường hợp mắc mới ƯTCTC và trên 200.000 trường hợp tử
vong do ung thư này. Theo WHO, có 80% số ca UTCTC chủ yếu ở các nước đang
phát triển năm 2010 và uớc tính đến năm 2025 số ca mắc mới UTCTC sẽ tăng lên
750.000. Ở Việt Nam, UTCTC xếp thứ 5 trong 10 ung thư hàng đầu ở nữ giới. Năm
2008, có 5.174 trường hợp mắc mới (11,4/100.000 người) và hơn 2.472 phụ nữ tử
vong do UTCTC (5,7/100.000 người) [84]. UTCTC gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe người phụ nữ, nặng nhất là tử vong, ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả
năng mang thai, sinh con, chất lượng cuộc sống giảm sút. UTCTC còn làm suy kiệt
về tinh thần và tâm lý xã hội của người bệnh, cũng như sự đau buồn của gia đình
người bệnh.
Mặc dù UTCTC là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng
tránh được nếu người phụ nữ có kiến thức và thực hành phòng chống UTCTC. Các
biện pháp phòng ngừa UTCTC bao gồm như hành vi lối sống lành mạnh, khám
sàng lọc đều đặn và tiêm vắc-xin phòng bệnh. Trong các biện pháp sàng lọc,
PĐÂĐ-CTC được áp dụng rộng rãi nhất và lâu năm nhất ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, khám sàng lọc đều đặn không được thực hiện do ý thức và thói quen của
người phụ nữ chỉ tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh khi có triệu chứng bệnh, do đó
khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn muộn. Ở Việt Nam, thực trạng khám sàng
lọc UTCTC của phụ nữ Việt Nam vẫn còn hạn chế. Theo WHO (2010), tỷ lệ này
chỉ là 4,5% đối với phụ nữ thành thị và 5% ở phụ nữ nông thôn [84].
Bên cạnh biện pháp PĐÂĐ-CTC, tiêm vắc-xin phòng bệnh UTCTC tuy mới
được áp dụng cách đây khoảng một thập kỷ, nhưng theo các thử nghiệm lâm sàng
có đối chứng thì cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh. Độ tuổi nên được tiêm phòng
cho trẻ em gái từ 11 đến 14 tuổi. Một trong lý do cần tiêm phòng sớm cho trẻ em
gái ở độ tuổi này vì tuổi quan hệ tình dục (QHTD) đang có xu hướng ngày càng
sớm. Trung bình độ tuổi QHTD lần đầu ở Việt Nam ở nữ giới trong Điều tra Quốc
2
gia về VỊ thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) 1 là 19,5 và giảm xuống còn
18,0 ở SAVY 2 [20]. Điều đó dẫn tới nguy cơ nhiễm vi rút HPV cao. Đây là một
trong những vi rút gây ra các bệnh liên quan đến đường tình dục phổ biến nhất.
Tiêm phòng vắc-xin giúp phòng ngừa lây nhiễm vi rút HPV hiệu quả. Ở Việt Nam,
theo truyền thống văn hoá người mẹ là người có vai trò chăm sóc, quán xuyến việc
gia đình đặc biệt là vấn đề sức khỏe của con cái. Do đó, sự hiểu biết của mẹ về
UTCTC không chỉ có thể giúp phòng bệnh cho bản thân người mẹ mà còn cho con
gái của họ.
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy đứng trước thực trạng
trên, việc nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng chống UTCTC của người phụ nữ
có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp can thiệp góp phần giảm tỷ lệ
mắc UTCTC cho họ. Đặc biệt là ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức, thực
hành phòng chống UTCTC của người phụ nữ còn rất hạn chế nên việc nghiên cứu
vấn đề này là rất cần thiết.
Quận Cầu Giấy là một quận thuộc thành phố Hà Nội với tổng dân số của
quận là 238.668 người tính đến hết năm 2010. Cho đến nay, chưa có một nghiên
cứu nào về kiến thức, thực hành phòng bệnh UTCTC trên đối tượng là mẹ của các
em học sinh nữ độ tuổi THCS được thực hiện trên địa bàn quận cầu Giấy. Vì vậy,
tui tiến hành nghiên cứu “Kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung của
phụ nữ có con gái 11-14 tuổi học tại trường trung học cơ sở Dịch Vọng, quận
Cầu Giấy, Hà Nội, năm 2012” nhằm đưa ra thực trạng kiến thức và thực hành của
bà mẹ về phòng chống UTCTC. Từ đó có cơ sở đưa ra các khuyến nghị góp phần
nâng cao thực hành phòng bệnh cho đối tượng nghiên cứu (ĐTNC).
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mô tả kiến thức và thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung của các bà
mẹ có con gái 11-14 tuổi học tại trường THCS Dịch Vọng, quận cầu Giấy, năm
2012.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng bệnh
UTCTC cho bản thân và cho con gái của bà mẹ có con gái 11-14 tuổi học tại trường
THCS Dịch Vọng, quận cầu Giấy, năm 2012.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học Văn học 0
D SKKN giúp học sinh tự củng cố và nâng cao kiến thức về Ước chung lớn nhất Luận văn Sư phạm 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D Tác động của game online đối với việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh đô thị hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Kiến thức, thực hành về VSATTP và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn Y dược 0
A kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập tổng hợp - Thực trạng các Website đã và đang được thiết kế tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
W Nghiên cứu và hệ thống các kiến thức cơ bản về chương trình dự án quốc gia; tổng hợp kết quả, phân tích đánh giá hiệu quả của Chương trình 134 Luận văn Kinh tế 0
O Những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - Uỷ ban chứng khoán nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Kiến thức cơ bản và câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 nâng cao Văn hóa, Xã hội 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top