daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
BÀI THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Sản phẩm kinh doanh: UNITEL (Dịch vụ mạng viễn thông VIETTEL)
Thị trường kinh doanh: Thị trường Lào
Giới thiệu về UNITEL ở thị trường Lào

Thương hiệu Unitel:
• Triết lý thương hiệu Unitel: Đem mỗi người dân Lào đến gần hơn với cuộc sống giàu đẹp
• Định vị thương hiệu Unitel: Kết nối làm giàu cuộc sống người dân Lào.
Tên Unitel: Từ “Uni” trong tiếng Anh được hiểu là Unity (Đoàn kết). Theo đó, Unitel được hiểu là biểu tượng của tình đoàn kết giữa hai dân tộc, cũng là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết giữa toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Từ “Uni” cũng có thể được hiểu theo nghĩa “Universal” (toàn cầu), cho thấy không chỉ ước vọng về mạng lưới vươn tầm quốc tế mà còn tinh thần hợp tác quốc tế của Unitel. Đặc biệt, Unitel có cách phát âm tương tự như từ “Ru nị” (ở đây) trong tiếng Lào. Ở đây, bạn có thể nói chuyện. Ở đây bạn có thể chia sẻ với chúng tôi. Unitel giống như một người bạn thân thiết, gần gũi với người dân Lào để lắng nghe, đáp ứng mọi nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng. Ngoài ra cái tên Unitel còn là một lời khẳng định “You and I tell” (Bạn và tui cùng nói). Nó giống như lời cam kết Unitel luôn luôn lắng nghe, chia sẻ và làm hài lòng khách hàng.
Khẩu hiệu: Chọn khẩu hiệu “Brighter” (Hạy si vit thì sốt sáy), Unitel hứa hẹn đem lại cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc cho người Lào cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Đây là lý do Unitel chọn định vị thương hiệu “kết nối làm giàu thêm cuộc sống”. Đó là kết nối giữa cuộc sống với công nghệ thông tin, kết nối con người với con người, kết nối truyền thống và hiện đại, kết nối giữa các thế hệ. Kết nối là phương tiện để đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú tốt đẹp cả về ý nghĩa vật chất và tinh thần. Đó là mục đích mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp nhất mà Unitel mong muốn vươn tới.
Logo: Hình logo bao gồm hai mảnh ghép vào nhau là cách điệu của hai chữ U và N, tượng trưng cho chữ mở đầu của Unitel. 2 miếng ghép đặt vào nhau tượng trưng cho 2 quốc gia Việt Nam và Lào, và phần giao nhau chính là Unitel. Về màu sắc, Unitel chọn gam màu nóng - màu vàng và đỏ xen lẫn nhau, thể hiện sự ấm áp, thân thiện. Riêng chữ Unitel được đặt màu đen, thể hiện sự cao quý và tính bền vững, trường tồn.

A. CHUẨN BỊ KINH DOANH
I. Giới thiệu về VIETTEL
1.1 Chặng đường phát triển
- 1/6/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
- 1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m).
- 1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
- 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
- 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc.
- 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
- 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
- 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN). Cổng vệ tinh quốc tế.
- 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế.
- 2005: Dịch vụ mạng riêng ảo.
- 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
- 2007: Doanh thu 1 tỷ USD. 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet
- 2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
- 2010 : Viettel trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước.
1.2 Thành tích đạt được
Tại Việt Nam:
- Thương hiệu phát triển nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học do người tiêu dùng bình chọn.
- Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam.
- Mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn quốc, có 11 triệu thuê bao, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).
- Top 10 thương hiệu phát triển nhất Việt Nam năm 2009
- Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam.
- Số 2 về vùng phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở Việt Nam.
- Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.
- Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.
- Số 1 về đột phá kỹ thuật: Thu – phát trên một sợi quang. VoIP. Cung cấp GPRS trên toàn quốc. Thử nghiệm thành công Wimax. Triển khai NGN. Hệ thống tính cước tích hợp. MPLS. DWDM (40 x 10Mbps).
- Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam.
Trong khu Vực:
- Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông.
Trên thế giới:
- Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
- Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn)
- Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.
Nhận xét:
Viettel telecom ra đời với sứ mệnh luôn theo đuổi trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông số một tại Việt Nam và có tên tuổi trên thị trường thế giới, do đó công ty luôn phấn đấu và cố gắng nỗ lực hết mình để vươn lên trong thị trường Viễn thông cạnh tranh đầy cam go và quyết liệt như hiện nay.
Chỉ tính riêng trong năm 2008, Viettel có tới 25,5 triệu thuê bao kích hoạt mới, đạt 119% kế hoạch và bằng tổng số thuê bao phát triển trong vòng 4 năm 2004-2007.
Năm 2008,mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng Viettel vẫn hoàn thành tốt chỉ tiêu kinh doanh với doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ước khoảng 6.600 tỷ đồng, tăng 26% so với kế hoạch và gấp 1,7 lần so với năm 2007.
Năm 2009, Viettel đạt doanh thu 60,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 80%. Đây là năm thứ 5 Viettel phát triển nhanh. Bốn năm trước (2004 – 2008) phát triển trên 100%. Trong 5 năm qua, tổng doanh thu của Viettel tăng 32 lần
Từ thành công và đà tăng trưởng trong năm 2009, năm 2010 Viettel tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tăng tốc độ tăng trưởng nhanh, thấp nhất là 60%, tương đương với doanh thu đạt 75 – 78 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục lắp đặt gần 20.000 trạm BTS, trong đó chủ yếu là trạm 3G tại thị trường Việt Nam.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Viettel trong năm 2010 là triển khai nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị Viễn thông và CNTT. Năm 2010, Viettel dự kiến đưa ra thị trường 3-5 sản phẩm đầu tiên.
Trong năm 2010, Viettel tiếp tục đẩy mạnh đầu tư về hạ tầng Viễn thông tại Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đầu tư cho công nghệ mới, tiếp tục triển khai các dự án của năm 2009: hoàn thành quang hóa đến xã, hoàn thành xây dựng mỗi xã một trạm BTS, đưa điện thoại Homephone về các hộ gia đình, tiếp tục hoàn thành kết nối Internet tới các trường học trong cả nước.
Viettel cũng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng như phủ sóng hoàn toàn quần đào Trường Sa và khu vực Biển Đông, triển khai cáp quang vùng biên giới...
Có thể nói rằng dù Viettel là doanh nghiệp phát triển sau các nhà mạng như: Vinaphone, Mobiphone nhưng trong chặng đường phát triển của mình ,công ty đã có những bước phát triễn nhảy vọt, số lượng thị phần tăng lên cấp số nhân trong những năm phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của mình. Không chỉ phát triển thị trường trong nước mà còn tập trung phát triển thị trường nước ngoài. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Viettel đã có những thành công đáng kể và thương hiệu Viettel đã được khẳng định trên thị trường Viễn thông. Hiện nay Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động số một tại Việt Nam.




II. THỊ TRƯỜNG VIETTEL HƯỚNG TỚI
- Trên thị trường viễn thông trong nước, hiện tốc độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt khi có tới 7 nhà mạng cùng tham gia khai thác. Thị trường viễn thông di động Việt Nam được nhận định là sắp cán ngưỡng bão hòa. Đấy chưa kể, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã xin giấy phép hay liên kết với doanh nghiệp đã có hạ tầng khác để tham gia vào thị trường này.
- Tuy nhiên, ngay cả khi Viettel hiện đang là một trong ba mạng di động "thống lĩnh thị trường" và có ưu thế nhất về số lượng thị phần thuê bao, nhưng giá cước dịch vụ (chủ yếu là gọi và tin nhắn) đã sắp tiệm cận giá thành, không thể hạ thấp hơn.
- Trong khi đó, doanh thu từ các nhà viễn thông di động trong nước hiện nay đa số vẫn là từ các dịch vụ truyền thống là gọi và SMS. Còn nguồn thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng khác thì gần như vẫn chưa có gì.
- Thị trường trở nên bão hòa, tốc độ tăng trưởng của thị trường viễn thông trong nước đã được Viettel nhận định sẽ giảm. Vì thế, chiến lược mà tập đoàn này tính toán là đi đầu tư, kinh doanh tại những thị trường có mật độ người sử dụng điện thoại di động thấp hơn.
- Tháng 2/2009, Viettel chính thức khai trương mạng di động đầu tiên của hãng tại nước ngoài - mạng Metfone ở đất nước chùa Tháp Campuchia, sau một năm rưỡi xây dựng hạ tầng mạng rộng khắp toàn quốc. 8 tháng sau, Viettel tiếp tục khai trương mạng Unitel tại Lào.
- Mặc dù là năm cả kinh tế thế giới lẫn trong nước gặp rất nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhưng ngay trong lúc khai trương hai mạng di động tại Campuchia và Lào, Viettel vẫn "âm thầm" đi tìm mở rộng ra các thị trường mới.
- Đó là vụ thương thảo mua lại 60% cổ phần của mạng di động Teletalk tại Bangladesh, với số tiền Viettel cam kết đầu tư là là 250 triệu USD, và sau đó nâng lên 300 triệu USD; thương vụ 59 triệu USD mua lại 70% cổ phần của Công ty viễn thông Teleco tại Haiti.
- Teletalk là mạng di động nhỏ nhất tại Bangladesh, có khoảng 1 triệu thuê bao trong tổng số khoảng 50 triệu thuê bao di động ở quốc gia này. Tuy nhiên, Viettel vẫn chưa tiết lộ thông tin chính thức gì về Teletalk. Còn tại thị trường Haiti, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, Viettel sẽ rót khoảng 300 triệu USD vào thị trường này.
- Tất cả những kế hoạch đầu tư ra nước ngoài trên đây của Viettel có thể khẳng định đây là những bước đi rất tạo bạo và dồn dập của một tập đoàn còn non trẻ trong lĩnh vực viễn thông so với nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia về viễn thông trên thế giới.
- Với kế hoạch dồn dập đầu tư ra nước ngoài đã và đang được thực hiện, tập đoàn này đặt tham vọng: "Đến năm 2015 sẽ có một thị trường quy mô khoảng 500 triệu dân, doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3 – 5 lần thị trường trong nước và trở thành một trong 10 doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới".
- "Tới năm 2020, Viettel sẽ phấn đấu có một thị trường với 1 tỷ dân"


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top