Download miễn phí Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu





 

MỞ ĐẦU 1

Phần 1: Nội dung quan điểm 2

1, Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. 2

2, Khái niệm Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo. 3

3, Mối quan hệ giữa Khoa hoc - công nghệ và Giáo dục - đào tạo. 5

Phần 2: Cơ sở lí luận của quan điểm 7

Phần 3: Kinh nghiêm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. 10

Phần 4: Kết luận 13

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 15

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


MỞ ĐẦU
Luôn có vô vàn những yếu tố có thể tác động đến sự phát triển đi lên của một đất nước, cả về trực tiếp lẫn gián tiếp. Trong đó việc lựa chọn phuơng hướng và cách thức phát triển luôn là một điều cực kì quan trọng, mang tính quyết định đến tương lai và tiền đồ của dân tộc. Chính vì thế, mỗi cơ quan đầu não của từng quốc gia trên thế giới đã phải rất cân nhắc để có thể đưa ra được đường lối phát triển đúng đắn nhất dựa trên cơ sở vật chất và điều kiên thực tiễn của mỗi quốc gia đó. Và việc này đã tạo nên một thế giới muôn màu sắc trong phương diện phát triển đất nước với rất nhiều những xu thế hội nhập, đường lối cải cách rất khác nhau của từng dân tộc. Điển hình như chính sách mở cửa vào những năm 90 của thế kỉ trước đã đưa nền kinh tế Trung Quốc bước sang một giai đoạn phát triển phồn thịnh mới, hay là chính sách kinh tế mới NEP giai đoạn 1921-1925 cũng đã đưa Liên Xô thoát khỏi khủng hoảng lúc bấy giờ. Đấy chính là tầm quan trọng của việc đưa ra những chính sách đúng đắn trong từng thời điểm để phát triển một đất nước. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lựa chọn Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đạo tạo là những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế của đất nước.
Là sinh viên đại học một trường thuộc khối kinh tế, vấn đề phát triển kinh tế của đất nước mình là một trong những vấn đề em rất quan tâm và rất muốn tìm hiểu. Vì thế sau khi được nghe giảng trên lớp và đọc nhiều sách báo, em xin phép được luận chứng quan điểm đanh thép đó của Đảng.
Do chưa có kinh nghiệm và hiểu biết chưa thất sự sâu sắc nên những quan điểm và ý kiến của em trong bài viết còn gặp nhiều sai sót. Rất mong thầy cô giáo nhận xét và đóng góp để bài viết của em được tốt hơn.
Phần 1: Nội dung quan điểm
1, Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp cùng kiệt nàn lạc hậu, hơn 2/3 dân số gắn liền với việc đồng áng, lại bị 2 cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề.Vì vậy, Đảng ta đã quyết định xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến cùng với cơ cấu kinh tế phù hợp, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hàng đầu trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm trước đây, tiến trình công nghiệp hoá đất nước mặc dù đã mắc nhiều sai lầm, thiếu sót cả trong nhận thức của nhân dân và trong chỉ đạo thực hiện của Đảng, Nhà nước. Song, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã xây dựng được rất nhiều công trình kinh tế - xã hội lớn đang phát huy tác dụng và hoạt động rất có hiệu quả. Quá trình đó thật sự đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cả về những thành công và chưa thành công. Chúng ta phải kế thừa, phát huy các thành tựu, rút kinh nghiệm từ các sai lầm, các thiếu sót để bổ sung và phát triển nhận thức, đề ra các chủ trương, bước đi, giải pháp thích hợp trong từng thời điểm để triển khai có hiệu quả hơn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hóa đất nước.
Không chỉ có thế, công nghiệp hóa là con đường tất yếu giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thoát khỏi tình trạng cùng kiệt nàn lạc hậu. Với nền kinh tế ở xuất phát điểm thấp và công nghiệp hoá diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế chính trị quốc tế đầy biến động nên việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá, lấy mặt nào là trọng tâm có ý nghĩa quyết định trong tiến trình phát triển kinh tế ở nước ta. Kinh nghiệm từ các nước phát triển, đặc biệt từ các nước công nghiệp mới cho thấy, các nước này đã sớm tự tìm ra cho mình phương hướng công nghiệp để phát triển bền vững lâu dài. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những đường lối, phương pháp riêng để có thể đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đó là việc chọn Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu.
2, Khái niệm Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo.
Khoa học và công nghệ là những yếu tố luôn phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quốc tế hoá nền kinh tế và ngày càng đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội trong từng đất nước.
Chính vì thế, Khoa học và công nghệ luôn được các nước trên toàn thế giới chú trọng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Và điển hình là hai cuộc cách mạng Khoa học và công nghệ diễn ra vào thế kỉ 20 đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của nền văn minh thế giới. Lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ theo các xu hướng như: nâng cao trình độ điện khí hoá trong các ngành kinh tế quốc dân, sử dụng rộng rãi năng lượng điện nguyên tử, cơ khí hoá toàn bộ và tự động hoá nền sản xuấtBên cạnh đó, việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật đã thay đổi cơ cấu kinh tế ở hầu hết các nước với những biến đổi quan trọng như: chú trọng phát triển các ngành quyết định sự tiến bộ Khoa học kĩ thuật như điện tử và vi điện tử, sản xuất phương tiện tự động hoá, người máy công nghiệp, vật liệu mới, kĩ thuật laser, năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh họcTừ đó tốc độ tăng trưởng của những nước phát triển cũng như đang phát triển đều tăng lên nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét như phúc lợi cho nhân dân ngày càng tăng, sự nghiệp y tế, giáo dục được phát triển mạnh mẽ. Những phát minh, sáng kiến quan trọng và đầy hữu dụng cũng liên tiếp được các nhà khoa học cho ra đời để phục vụ nhu cầu sống của toàn xã hội. Giờ đây, chuyện bay cao hơn các loài chim, lặn sâu hơn mọi loài cá hay di chuyển nhanh hơn loài thú có tốc độ cao nhất đã đều nằm trong khả năng của con người thời đại ngày nay. Đó chính là nhờ vào việc Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Và rồi sẽ đến một ngày, máy móc sẽ hoàn toàn thay thế con người làm những công việc nặng nhọc, vất vả hay đầy nguy hiểm. Con người sẽ đến được tất cả những nơi mà họ cho rằng nó có tồn tại trong vũ trụ bao la này. Mà muốn làm được những việc đó thì điều đóng vai trò quyết định chính là sự phát triển đến đỉnh cao của các cuộc cách mạng Khoa học và kĩ thuật sau này.
Còn về khía cạnh Giáo dục và đào tạo, ta có thể hiểu lĩnh vực này như sau: Giáo dục và đào tạo là những hoạt động nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho từng ngành nghề của đất nước. Vì thế, vai trò của Giáo dục và đào tạo là vô cùng to lớn. Bởi lẽ, mỗi thế hệ qua đi đều cần có những lớp người mới tài năng, nhanh trí để gánh vác vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Những bậc đàn anh đàn chú đi trước sẽ nhường chỗ cho các thế hệ trẻ đi sau để tiếp nỗi sự nghiệp dựng nước và giữ nước vẻ vang của mình. Mà muốn thế thì những con người mới cũng phải có đủ những tố chất để có thể đảm đương được công việc trọng đại này. Và đó chính là nguyên nhân sâu xa của công việc Giáo dục và đào tạo đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp hành tinh này. Chứ không phải như nhiều người nghĩ công việc Giáo dục và đào tạo của nước nhà hiện nay chỉ cốt để xoá mù chữ, sau đó là kiếm được những chiếc bằng để sau nay xin việc. Họ không hiểu được rằng Giáo dục và đào tạo được đầu tư phát triển không phải để biến người không biết chữ thành biết chữ mà là để biến người biết chữ thành biết nhiều loại chữ, biết một cách sâu rộng, tinh tế và có thể áp dụng linh hoạt trong mỗi trường hợp. Đó mới chính là sự thành công toàn diện của Giáo dục và đào tạo.
Hiện nay, trên toàn thế giới, nhu cầu Giáo dục và đào tạo vẫn luôn là một nhu cầu bức thiết và quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Các hệ thống hiện đại để phục vụ học tập, những giáo sư tiến sĩ đầu ngành trực tiếp giảng dạy đã là quá phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, họ luôn coi Giáo dục và đào tạo là chìa khoá thành công của mọi công việc. Và khi đã thực hiện tốt thì chẳng có lí do gì thành công không đến với những con người đã có đủ những yếu tố phẩm chất để nắm giữ lấy nó. Chính vì thế, việc cử đi du học để tiếp thu những tinh hoa trong ngành giáo dục của các nước phát triển đã là chuyện không mấy xa lạ. Những con người đó sẽ mang những thành quả Giáo dục của đất nước mình ra quảng bá và nhận lại những điều tốt đẹp nhất ở nước bạn, để rồi khi họ về nước họ sẽ cống hiến những thứ họ học được để làm phong phú thêm nền Giáo dục nước nhà. Đó chính là sự vượt biên giới của Giáo dục. Các nước sẽ giúp nhau đào tạo ra những nhân tài để cùng nhau phát triển bền vững và nhiều màu sắc.
3, Mối quan hệ giữa Khoa hoc - công nghệ và Giáo dục - đào tạo.
Nắm bắt được khái niệm về Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đào tạo vẫn chưa đủ, mà cái cốt lõi ở đây chính là mối quan hệ khăng khít giữa hai lĩnh vực này. Khoa học – công nghệ và Giáo dục – đào tạo sẽ cùng phát triển mạnh mẽ nếu cả hai bên đều được chú trọng như nhau, không thiên lệch phát triển bên này để ngỏ bên kia hay ngược lại. Chi khi đó, sức mạnh của chúng mới được phát huy một cách tổng thể và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đơn giản ví dụ như một đất nước chỉ chú trọng nhập kĩ thuật máy móc công nghệ hiện đại để tăng gia sản xuất nhưng lại quên đi khâu đào tạo ra những thợ giỏi để sử dụng được những máy móc đó; vậy thì chu...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC Khoa học kỹ thuật 0
M Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H tăng cường công tác giám sát các hoạt động trên TTCK, kinh nghiệm trên thế giới Luận văn Kinh tế 0
K Quản trị nhân lực là các cách thức quản lý người lao động trong một công ty dựa vào các chính sách hay kinh nghiệm quản lý của công ty Luận văn Kinh tế 0
M Bài học và kinh nghiệm trong việc chuyển đổi công nghệ mới ở công ty giầy da Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
J Thực trạng về vai trề của nhà nước trong công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Malaixia - Bài học kinh nghiệm Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện tử ở Châu Á Công nghệ thông tin 0
D Kinh nghiệm công nghiệp hóa ở một số nước và bài học cho việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top