Em là sinh viên ngành kinh tế đối ngoại của Khoa Kinh tế ĐH Quốc gia. Chuyên ngành của em có thể làm ở xuất nhập khẩu, ngân hàng, Marketing... nhưng hiện nay em lại xin vào làm chuyên viên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Em thấy với nghề này, em có thể học hỏi được nhiều kỹ năng mềm và em cũng đam mê làm nhân sự.sau này em muốn chuyển qua làm xuất nhập khẩu hay Marketing thì có khó khăn, bất lợi gì không? Kinh nghiệm làm nhân sự có hỗ trợ nhiều cho em khi em làm xuất nhập khẩu hay Marketing không, hay em phải bắt đầu lại từ đầu? Mong các anh chị tư vấn để em có được định hướng đúng đắn trong sự nghiệp của mình
 

thu_antina

New Member
- Chào bạn. Một vấn đề có thể nhận ra qua câu hỏi của bạn là bạn đang băn khoăn cũng như bối rối khi chọn lựa hướng đi nghề nghiệp cho mình. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến ở sinh viên khối ngành Kinh tế đối ngoại, bởi các sinh viên được đào tạo nhiều lĩnh vực chuyên môn và có thể làm nhiều công việc khác nhau.

Tuy nhiên để có được sự nghiệp vững chắc, bạn cần xác định rõ hướng đi, sở thích và đam mê của bạn là gì và nên quyết tâm đi theo con đường đã chọn. Như bạn chia sẻ, bạn đang làm trong ngành nhân sự và cũng rất đam mê ngành này, do vậy chúng tui nghĩ bạn nên đi theo ngành mà bạn yêu thích: nhân sự. Ở ngành này, bạn có thể học được nhiều kinh nghiệm cũng như nhiều kỹ năng mềm như: tâm lý, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống…

Khi chuyển sang ngành Marketing hay xuất nhập khẩu, những kinh nghiệm chuyên môn bạn đã có ở ngành nhân sự không thể hỗ trợ được cho bạn vì chuyên môn và nghiệp vụ hai ngành hoàn toàn khác nhau, do đó bạn phải bắt đầu lại từ đầu.

Bạn thân mến, bạn hãy tự xem lại những mong muốn thật sự của mình; hãy xác định thế mạnh của bạn là gì, nghề nào bạn mong muốn được tham gia nhất và những thế mạnh ấy có thật sự hỗ trợ cho sự nghiệp của bạn hay không? Nếu có, bạn hãy tin vào sự lựa chọn của mình và quyết tâm đi theo nó.

Hiện nay trên thị trường tuyển dụng, các doanh nghiệp thường chỉ đánh giá cao những ứng viên có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu trong một lĩnh vực nhất định. Ông bà ta thường nói: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” bạn ạ!

Để làm tốt trong lĩnh vực nhân sự, bạn nên học bổ sung thêm các kiến thức về ngành này thông qua sách báo, tài liệu nhân sự chuyên sâu cũng như rèn luyện các kỹ năng phụ trợ như kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, tâm lý, kỹ năng xử lý thông tin...
 
Để trở thành một nhà quản lý nhân sự giỏi, bạn cần trải qua kinh nghiệm cũng như phát triển những kỹ năng cần có của cả ba lĩnh vực nêu trên. Thí dụ công việc tuyển dụng cần có kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên tốt, công việc về lương bổng và các chính sách cho người lao động lại đòi hỏi phải nắm vững luật lao động Việt Nam cũng như các quy định về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, công việc về đào tạo đòi hỏi tính chiến lược và khả năng thuyết trình trước công chúng…

Các bạn đang theo học các ngành nghề khác nhau nhưng đam mê nghề nhân sự và mong muốn phát triển công việc này. Tuy nhiên, bạn chưa từng làm qua công việc thuộc lĩnh vực nhân sự nên cách duy nhất để biết mình có phù hợp với nghề hay không là phải qua trải nghiệm.

Để làm được điều đó, ngoài việc học thêm các khóa học về nhân sự bạn nên cố gắng dự tuyển vào những vị trí trợ lý nhân sự hay trợ lý hành chính để có thể học hỏi từ từ. Hiện bạn có thể tìm hiểu và đăng ký các khóa học ngắn - trung hạn về nhân sự được tổ chức tại Hà Nội như:

Khóa học “Nghề nhân sự” - EduViet Consultancy & Training (www.eduviet.vn); Hoặc liên hệ : Nguyễn Đình Khánh - 0977.390.280 để được giải đáp thắc mắc
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top